Tướng Ba Lan: Thành viên NATO nên bảo vệ một phần không phận Ukraine
Tướng Roman Polko, cựu Phó giám đốc Cục An ninh quốc gia Ba Lan, cho rằng lực lượng phòng không nước này nên nhận trách nhiệm bảo vệ một phần lãnh thổ Ukraine, sau vụ rơi tên lửa vào một ngôi làng gần biên giới Ukraine.
Tên lửa Patriot tại Sân bay Rzeszow-Jasionka, Ba Lan hôm 25/3. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), phát biểu với Đài phát thanh ZET hôm 16/11, ông Polko đề xuất Ba Lan nên nhận trách nhiệm bảo vệ dải không phận kéo dài sang lãnh thổ Ukraine và xây dựng các hệ thống phòng không ở khu vực này.
“Chúng ta không thể để công dân Ba Lan thiệt mạng”, ông Polko nhấn mạnh và bày tỏ hy vọng vụ việc sẽ khiến NATO đẩy nhanh quá trình chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine. Đồng thời, vị tướng cho rằng Chính quyền Ba Lan nên tăng cường khả năng phòng thủ cũng như giám sát vùng không phận của đất nước.
Video đang HOT
“Chúng ta nên thông báo cho Nga rằng liên minh NATO sẽ thường xuyên giám sát Ukraine và vành đai biên giới của nước này, các khí tài chiến đấu của Nga sẽ bị bắn hạ”, ông cho hay.
Theo ông Polko, sự việc chưa từng có tiền lệ này cuối cùng sẽ khiến NATO dỡ bỏ các hạn chế và cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine. Phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ – nhà viện trợ lớn nhất của Kiev – đã từ chối gửi các loại vũ khí tiên tiến này cho Ukraine, vì lo ngại điều đó gây leo thang xung đột.
Trong bối cảnh vụ rơi tên lửa ở Ba Lan trở thành mối đe doạ với nhiều quốc gia, Đức cho biết cùng với các đồng minh NATO, Berlin không có kế hoạch đóng cửa không phận với Ukraine. Giới chức nhấn mạnh động thái này có thể gây xung đột trực tiếp giữa lực lượng Nga và NATO.
“Cùng với tất cả các đồng minh của NATO, Đức chấp thuận rằng chúng tôi muốn tránh gây leo thang cuộc xung đột ở Ukraine”, người phát ngôn của chính phủ giải thích. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đức cho biết Berlin đã đề xuất hỗ trợ Ba Lan tuần tra không phận nước này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau vụ rơi tên lửa ở làng Przewodow, gần biên giới Ukraine, khiến 2 dân thường thiệt mạng. Ban đầu, Ba Lan tuyên bố tên lửa này ” do Nga sản xuất”. Nhưng sau đó, Tổng thống Andrzej Duda lưu ý tên lửa có thể được phóng bởi lực lượng phòng không Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận có liên quan đến sự việc, nói rằng các chuyên gia của họ đã phân tích các bức ảnh từ hiện trường và xác nhận mảnh vỡ này là bộ phận của tên lửa được phóng từ hệ thống phòng không S-300 do Không quân Ukraine sử dụng.
Ba Lan nhận lô hàng LNG thứ 100 từ Qatar
Gần 120 triệu mét khối khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã đến Ba Lan từ Qatar hôm thứ Bảy 7/5, theo thông báo của Tập đoàn PGNiG - công ty dầu khí hàng đầu của Ba Lan.
Ảnh minh họa
Đây là chuyến hàng LNG thứ 100 từ Qatargas - công ty đã ký hợp đồng cung cấp khí dài hạn với PGNiG.
Chủ tịch PGNiG Iwona Waksmundzka-Olejniczak thông báo một lô hàng LNG khác đã đến nước này vào ngày 6/5. Điều này chứng tỏ rằng "chúng tôi tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung LNG cho Ba Lan và chúng tôi tối đa hóa công suất của các kho khí đốt để đảm bảo an ninh nhiên liệu cho khách hàng của mình", bà Waksmundzka - Olejniczak nhấn mạnh.
Lô hàng hôm thứ Bảy 7/5 là lô khí đốt hóa lỏng thứ hai đến kho cảng khí đốt "6;winoujsice vào tháng 5. Kể từ đầu năm 2022, sáu tàu chở LNG từ Qatar, tám từ Mỹ và hai từ Nigeria đã đến Ba Lan.
Kho khí đốt "6;winouj"7;cie đã nhận được 164 lô hàng LNG kể từ khi hoạt động vào năm 2015.
Khánh thành đường ống dẫn khí đốt nối khu vực Baltic với châu Âu Ngày 5/5, Ba Lan và các nước Baltic đã khánh thành một đường ống dẫn khí đốt mới kết nối khu vực Đông Bắc Liên minh châu Âu (EU) với các khu vực còn lại trong khối. Đây là một bước đi quan trọng của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. EU đã tài trợ gần...