Tướng Anh hé lộ cách duy nhất đánh gục Assad
Tổng Tham mưu trưởng sắp nghỉ hưu của Anh – Tướng David Richards hôm qua (18/7) đã phát biểu rằng, cách duy nhất để có thể hạ gục Tổng thống Bashar al-Assad là thực hiện một cuộc xâm lược vào đất nước Syria như đã làm ở Libya trước đây.
Phương Tây đang cân nhắc lựa chọn tấn công vào Syria như đã làm ở Libya trước đây.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hai tờ báo của Anh, Tướng Richards đã nói, phương Tây cần phải chiến tranh với Tổng thống Assad nếu muốn tạo ra “tác động đủ lớn” đối với những tính toán của Nhà lãnh đạo Syria. Theo ông Richards, có những lập luận ủng hộ và chống đối một tiến trình hành động như vậy và chính phủ Anh đang bàn bạc, cân nhắc các lựa chọn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Tuy nhiên, nếu muốn có một quyết định chính trị có thể thay đổi chiều hướng cuộc xung đột hiện nay và gây áp lực lên chính phủ Syria vốn đang gặt hái chiến thắng liên tiếp trên chiến trường thì Anh sẽ cần phải can thiệp vào đây giống như đã làm ở Libya trước đây, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Anh đã nói như vậy.
“Nếu các bạn muốn gây ra một tác động lớn đến những tính toán của chính quyền Syria như một số người đang tìm kiếm thì một lệnh áp đặt vùng cấm bay thôi là chưa đủ”, ông Richards cho tờ The Daily Telegraph biết.
“Bạn phải có thể tấn công vào các mục tiêu mặt đất như đã làm thành công ở Libya . Nếu bạn muốn tạo ra tác động lớn như nhiều người đang tìm kiếm thì bạn phải tấn công được vào các mục tiêu mặt đất và như vậy bạn sẽ gây chiến tranh nếu đó là điều bạn muốn làm”, Tướng Richards nhấn mạnh.
Phương Tây cần phải phá hủy hệ thống phòng không cũng như xe tăng và xe thiết giáp của chính phủ Syria , ông Richards nói thêm. “Đó là một quyết định lớn và rất quan trọng. Có rất nhiều lập luận, lý lẽ ủng hộ việc làm đó nhưng cũng có không ít lập luận phản đối làm như vậy”.
Video đang HOT
Trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng rẽ tờ The Sun, Tổng Tham mưu trưởng Richards đã nói, Anh cần phải hành động nếu thấy bằng chứng về sự phổ biến vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến ở đất nước Syria . “Chúng ta phải có kế hoạch đề phòng cho mọi việc”, ông Richards nói.
Anh là một trong những nước tiên phong hàng đầu trong việc đứng lên chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Nước này đã liên tục kêu gọi Nhà lãnh đạo Syria từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron cũng rất tích cực trong việc tập hợp sự ủng hộ về mặt quân sự cho phe nổi dậy Libya và cuối cùng đi đến kết cục lật đổ Đại tá Muammar Gaddafi năm 2011.
Chính phủ của ông Cameron cho biết, họ vẫn chưa đưa ra quyết định gì về việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria . Cho đến thời điểm này, Anh vẫn hạn chế ở việc chỉ cung cấp những mặt hàng viện trợ không gây sát thương như các phương tiện hay áo chống đạn cho phe đối lập với Tổng thống Assad. Cuộc nội chiến ở đất nước Syria đã bước sang năm thứ ba và đã cướp đi sinh mạng của hơn 90.000 người.
Obama cân nhắc dùng sức mạnh quân sự ở Syria
Cũng giống như Anh, chính quyền của Tổng thống Barack Obama được cho là cũng đang cân nhắc, bàn bạc các lựa chọn trong việc giải quyết cuộc chiến ở Syria , trong đó có biện pháp dùng vũ lực.
Cùng quan điểm với Tướng Richards của Anh, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ – Tướng Martin Dempsey cho biết, ông này đã đưa ra sự lựa chọn về việc sử dụng sức mạnh quân sự cho Tổng thống Obama.
Phát biểu trước một hội đồng Thượng viện, sĩ quan quân đội hàng đầu của Mỹ cho biết, chính quyền của ông Obama đang cân nhắc xem liệu có nên sử dụng sức mạnh quân sự ở Syria hay không.
Trong bối cảnh phe nổi dậy Syria liên tục khẩn thiết kêu gọi sự can thiệp của Mỹ, Tướng Dempsey cho biết tại cuộc điều trần trước Quốc hội ngày hôm qua rằng, ông đã cung cấp cho Tổng thống Obama sự lựa chọn về việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, ông này từ chối không cho biết cụ thể những lựa chọn đó, nói rằng “sẽ là không thích hợp nếu tôi cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định bằng cách công khai đưa ra ý kiến của mình về việc chúng ta nên sử dụng hành động vũ lực nào ở Syria “.
Ông Dempsey đã đưa ra những phát biểu trên sau khi Thượng nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa – John McCain, đặt câu hỏi với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ về việc phương pháp tiếp cận nào ở Syria sẽ mang đến nguy cơ lớn hơn trong số 2 phương pháp sau: tiếp tục hạn chế hành động củaWashington ở Syria hay hành động một cách tích cực hơn, sâu hơn bằng cách thiết lập vùng cấm bay và trang bị vũ khí mà phe nổi dậy Syria đang cần để chống lại bước tiến quân của lực lượng trung thành với ông Assad.
“Thưa ngài Thượng nghị sĩ, tôi ủng hộ xây dựng một lực lượng nổi dậy ôn hòa và hậu thuẫn cho họ. Câu hỏi về việc liệu chúng ta có ủng hộ họ bằng cách thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học trực tiếp là quyết định của các quan chức được bầu lên chứ không phải là một lãnh đạo quân sự cấp cao”, ông Dempsey đã trả lời như vậy trước câu hỏi của ông McCain.
Cụm từ tấn công điều khiển học thường được dùng để chỉ đến các cuộc tấn công bằng bom và tên lửa. “Lựa chọn đó đang được các cơ quan của chính phủ bàn bạc, cân nhắc”, Tướng Dempsey nói thêm.
Khi được đề nghị bình luận về những phát biểu của ông Dempsey, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết, Tổng thống Obama luôn hỏi giới tướng lĩnh quân sự về các lựa chọn và điều đó “đúng trong trường hợp như ở Syria hiện nay”. Ông Carney còn nói, Tổng thống liên tục xem xét các lựa chọn để giải quyết tình hình Syria .
Theo VnMedia
Vùng lãnh thổ Đài Loan giả định bị tấn công vào 2017
Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm qua (15/7) đã khai hỏa một cuộc tập trận kéo dài 5 ngày dựa trên kịch bản giả định là đối phó với một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc vào năm 2017.
(Ảnh minh họa)
Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam đưa tin, Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận được máy tính hóa với kịch bản tưởng tượng là Trung Quốc sẽ tấn công đảo vào năm 2017.
Cuộc tập trận 5 ngày là một phần trong cuộc diễn tập quân sự hàng năm lớn nhất của VLT Đài Loan. Năm nay, cuộc tập trận được đặt tên là "Han Kuang 29", các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết.
Các cuộc diễn tập của Đài Loan được tiến hành dựa trên kịch bản một cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc vào năm 2017 sau một cuộc xâm lược quy mô lớn, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết nhưng không giải thích tại sao kịch bản này lại được lựa chọn cụ thể vào năm nay.
Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng, thời gian này là thích hợp trong bối cảnh Trung Quốc vẫn không ngừng tăng cường phát triển sức mạnh quân sự và nước này đang có các cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với một loạt nước láng giềng trong khu vực.
"Nhìn về phía trước, chúng ta có thể chờ đợi Trung Quốc sắp đưa vào biên chế nhóm tàu sân bay đầu tiên, máy bay tàng hình và tàu tấn công đổ bộ Type 081. Năng lực đổ bộ của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể một khi lực lượng của họ được trang bị những con tàu tấn công đổ bộ được thiết kế có thể vận chuyển, chống tàu ngầm và tấn công trực thăng", ông Kevin Cheng - Tổng biên tập tờ Tạp chí Quốc phòng Thái Bình Dương ở Taipei, nhận định.
Những con tàu tấn công đổ bộ có thể được sử dụng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, ông Cheng nói thêm. Ông này cũng cảnh báo mối đe dọa từ việc Trung Quốc triển khai hơn 1.500 tên lửa hành trình và đạn đạo nhằm vào VLT Đài Loan bởi độ chính xác của những tên lửa này đã được nâng cao.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan đã giảm đi đáng kể kể từ sau khi chính quyền thân Trung Quốc của ông Mã Anh Cửu lên cầm quyền năm 2008 với cương lĩnh tập trung phát triển mối quan hệ thương mại và du lịch với đại lục. Ông này đã tái đắc cử hồi tháng 1 năm ngoái.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn không bác bỏ khả năng dùng vũ lực chống lại Đài Loan nếu hòn đảo này đòi độc lập.
Theo SCMP
Đo sức mạnh quân sự toàn cầu đầu thế kỷ XXI Mới đây, một số viện nghiên cứu về các vấn đề quân sự trên thế giới như "Viện nghiên cứu các vấn đề hòa bình Stockholm (SIPRI)", "Trung tâm nghiên cứu" trực thuộc Quốc hội Mỹ", "Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế (ISS)", Hãng thông tấn "Vũ khí Nga", Viện "Denheg" của Nga và nhiều viện nghiên cứu khác...