Tuổi trẻ Hải đoàn 48 BĐBP ra quân chiến dịch “Hãy làm sạch biển”
Ngày 15- 5, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Đoàn cơ sở Hải đoàn 48 BĐBP đã phối hợp với Đoàn phường Ghềnh Ráng tổ chức thực hiện chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2019.
Cán bộ, đoàn viên, thanh niên sắp xếp tàu thuyền theo vị trí. Ảnh: Quang Định
120 cán bộ, đoàn viên, thanh niên của hai tổ chức Đoàn đã tiến hành dọn vệ sinh, thu gom rác thải trên chiều dài 2km dọc bờ biển khu vực 1, phường Ghềnh Ráng; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân sống ở khu vực ven biển nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi.
Cán bộ, đoàn viên, thanh niên thu gom rác thải trên bãi biển. Ảnh: Quang Định
Trung úy Nguyễn Đăng Nam, Trợ lý Thanh niên Hải đoàn 48 BĐBP cho biết, chiến dịch “Hãy làm sạch biển” đã được Đoàn cơ sở Hải đoàn 48 BĐBP triển khai từ tháng 6-2016.
Theo đó, hàng tuần, đoàn viên, thanh niên xung kích thu dọn vệ sinh môi trường biển tại đơn vị. Hàng tháng, Đoàn cơ sở Hải đoàn 48 BĐBP sẽ phối hợp với các tổ chức Đoàn địa phương thu dọn vệ sinh bờ biển trên địa bàn TP Quy Nhơn và nơi các Biên đội đến đợi công tác trên vùng biển từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.
Quang Định
Video đang HOT
Theo Baobienphong
Lạ mà hay: Nuôi mực trong ống nhựa, cho câu chơi, bán 350 ngàn/ký
Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thử nghiệm nuôi mực trong ống nhựa thả ở lồng be va đã thanh công. Đây thực sự là nghề lạ mà hay. Mực nuôi trong ống nhựa bán với giá 300-350.000 đồng/ký. Cha con ông Trợ còn đang thử nghiệm tour du lịch cho khách câu mực giải trí...
Ở Binh inh cung như nhiêu tinh miên Trung khac, chưa đâu nuôi mưc thanh công. Thê nên khi nghe ơ Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) co ngươi nuôi được, tôi phong ra ngay...
Anh Nguyễn Xuân Hiển kiểm tra các lồng mực.
Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu) thử nghiệm nuôi mực trong lồng be va đã thanh công. Rât vât va mơi co thanh qua nay, nhưng cha con ông Trợ không ngần ngại chia se kinh nghiêm cho ba con Nhơn Châu và mọi người đã rủ nhau nuôi mực, tạo thành nghề mới có thu nhập cao.
Nuôi mực trong lồng-nghê mơi hấp dẫn
Cuối năm 2017, ông Trợ và con trai Nguyễn Xuân Hiển (29 tuổi) bàn nhau đi bắt mực con bám ở các dây neo đóng rêu xanh về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu, hai cha con chỉ bắt khoảng 20 con mực con bằng đốt ngón tay út về bỏ vào bè nuôi.
Anh Hiển kể: "Lúc đầu, nghe ba nói nuôi mực, tôi tương ông noi giơn, nhưng te ra la ông suy nghi tư trươc va tinh toan nghiêm tuc lăm. Tôi ngạc nhiên vô cung nhưng rôi bi ba thuyêt phuc. Khi mực bắt về còn "ê mình" chung bỏ ăn hết, 2 - 3 ngày sau vài con mới chịu ăn mồi, tôi cứ nghĩ chắc thất bại. Ba bảo chờ thêm. 10 ngày sau, cả bè mực sống khỏe re, ăn mồi tốt. Hai cha con mừng lắm".
Mực nuôi trong ống nhựa thả trong lồng nuôi trên biển sống khỏe, phát triển tốt, mở ra nghề nuôi mới triển vọng ở xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hai cha con ông Trợ cứ nghĩ tới đâu, làm tới đó, vưa may mo làm vừa quan sat, nghiên cưu tâp tinh cua loai mưc. Hai cha con đi chặt lá cây chà là trên núi về bỏ trên mặt nước, cách bờ khoảng 200 - 300 m để dụ mực giống bơi lại núp mát. Rồi ông Trợ đầu tư gần 10 triệu đồng làm 3 cái bè (kích cỡ 3 m x 3 m) nuôi thử.
Biêt chuyên nuôi mực, môt sô ngươi cho răng cha con ông Trơ đem tiên thả xuông biên. Nhưng do ngư dân đa nuôi được tôm hùm lông nên phân đông cố gắng theo dõi, quan sát.
Mỗi ngày, anh Hiển cùng cha đi bắt mồi là các loại cá nhỏ về cho mực ăn vào sáng sớm và chiều tối. Vừa cho ăn, anh Hiển vừa quan sát xem lồng mực có gặp trục trặc để sửa hoặc dọn lồng sạch sẽ.
Chi sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, cha con ông Trợ đa nhân rộng thành 6 lồng bè. Môi lưa mưc nuôi lông khoang 70 ngay, tỉ lệ sống sau khi tha giông đat khoang 80%. Môi lông be binh quân thu đươc từ 10 - 12 kg, thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng. Hiên nay mưc nuôi be co giá 300 - 350 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi lai hơn 10 triệu đồng/lứa/bè.
Ông Nguyễn Hạ Lào, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Châu, hồ hởi: "Cha con ông Trơ không giâu nghê nên tư giữa năm 2018, nghề nuôi mực ở đây bắt đầu nở rộ. Hiện toàn xã có 17 hộ nuôi mực với 36 lồng. Bước đầu, do số lượng nuôi còn ít và việc vệ sinh được các chủ lồng làm tốt nên chưa xảy ra dịch bệnh gì. Hiện nghề nuôi mực mang lại thu nhập chính cho một số gia đình nên sẽ được nhân rộng trong năm 2019. Do đó, chúng tôi cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, tránh gây thiệt hại cho ngư dân".
Giữ chân thanh niên ở lại đảo
Sau khi gia đình ông Trợ nuôi thử nghiệm mực thành công, anh Hiển rủ một số thanh niên ở đảo và truyền lại kỹ thuật nuôi mực cho họ. Hiển kể: "Lúc đó, tôi làm Phó Bí thư xã đoàn nên cũng phải tìm cách lôi kéo thanh niên chưa có việc làm ở lại đảo. Cư bo vao bơ lam ăn hêt thi riêt đao không co thanh niên, trai trang. Tình làng nghĩa xóm bao đời nay không cho phép mình ích kỷ. Chi nghi thê thôi nên ai cân tôi cung chi hêt, không giâu giêm chut nao".
Lơi cua anh Hiên đươc nhiều thanh niên trên đảo xac nhân, và nuôi mực thành công, điên hinh như anh Nguyễn Trọng Danh (34 tuổi), Trần Văn Định (29 tuổi), Phan Minh Lanh (27 tuổi)... Riêng anh Lanh là cử nhân Sử, ra trường không xin được việc làm, phải đi làm thuê ở Đắk Lắk 2 - 3 năm, nghe chuyên nuôi mưc ben trở về quê.
Anh Lanh tâm tình: "Lúc đó, kinh tế gia đình khó khăn, tôi được cha mẹ nuôi ăn học đàng hoàng mà làm ăn xa nhà không đỡ đần gì được cũng buồn lắm. Nhờ chú Trợ và anh Hiển tân tinh chỉ nghê nuôi mực, tôi hoc theo. Hiện nay, tôi có 6 lồng nuôi, thu nhập ổn định và con tim được viêc làm ở UBND xã nưa. Tôi rất mừng vì sau bao năm cố gắng, đã có việc làm và thu nhập ổn định".
Khách du lịch tham quan và câu mực tại bè nuôi mực ở xã Nhơn Châu.
Toàn bộ số mực nuôi ở xã Nhơn Châu được các nhà nghỉ, quán ăn trên đao bao tiêu vơi giá cao. Một số công ty du lịch trong tỉnh cũng đưa ra y tương vê tour câu mực trên biên với giá 500 ngàn đồng/kg mực câu được, nhưng việc có nhiều người lên bè có thể khiến mực sợ, sẽ phun hết mực, hoặc khách câu trượt làm rách túi mực thì mực chết.
Nhưng xet thây đo la y tương hay, cha con ông Trợ đang tinh toan đê liên kết, tạo chuỗi bè nuôi mực phuc vu riêng cho khách du lịch. Như vây se dễ quản lý, chăm sóc, thu hoạch.
Ông Trợ chia sẻ: Trước đây, thanh niên cứ rời đảo đi làm ăn xa. Du lịch phát triển, thanh niên dần trở về nhưng ít vì công việc không ổn định, bấp bênh. Khi cơn bão số 12 năm 2018 đi qua, các bè nuôi mực không bị ảnh hưởng gì, nhiều gia đình thuyết phục con cháu trở về vừa làm du lịch, vừa nuôi mực.
Nuôi mực trong lồng-nghề mới mở ra, thu nhập tốt, đầu ra ổn định, chắc sẽ giảm số thanh niên rời đảo, xa gia đình. Đao co đông thanh niên, không khi chôn rôn cung vui hơn trươc rât nhiêu.
Theo Hải Yến (Báo Bình Định)
Thanh niên Bình Định hưởng ứng chương trình Tháng Ba biên giới Sáng 5-3, tại Đồn Biên phòng Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra Lễ ra quân chương trình Tháng Ba biên giới. Đây là chương trình do Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh Bình Định tổ chức, nhằm chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;...