Tuổi thơ người miền Trung ai cũng gắn liền với kẹo mạch nha, ngọt ngào mà chẳng sợ béo!
Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực.
Mạch nha là mộng nẩy mầm của ngũ cốc, lúa nếp, gạo nếp, đại mạch, lúa mì hoặc từ sắn và mộng già của lúa. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng mộng nảy mầm của lúa, gạo nếp (những nguyên liệu trù phú sẵn có) để làm thành mạch nha thơm ngon.
Mạch nha (malt) cũng là yếu tố quyết định để tạo ra những dòng bia tươi ngon trên thế giới hoặc trải qua nhiều công đoạn phức tạp để tạo ra loại kẹo ngon nức tiếng xứ Quảng – kẹo mạch nha.
Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với huyện đảo Lý Sơn nơi trồng loại tỏi mang tên của đảo, tỏi Lý Sơn, vừa đắt tiền vừa nổi tiếng khắp cả nước. Nhưng Quảng Ngãi đâu chỉ có tỏi, nơi đây tồn tại làng nghề thủ công hàng trăm năm tuổi nức tiếng của vùng “Núi Ấn sông Trà”.
Đó là làng nghề kẹo mạch nha nằm ở huyện Mộ Đức, cũng là quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Mạch nha là một loại mật dẻo được làm từ mộng lúa nếp, có màu vàng trong như mật ong, vị ngọt thanh, thơm mùi nếp.
Video đang HOT
Để làm được mạch nha ngon cần phải chọn loại lúa nếp hạt to, thơm, ngâm với nước trong 24 tiếng cho lúa nảy mầm thành mộng. Mộng đem phơi nắng rồi xay ra bột, bột lại trộn với xôi nếp đem đi nấu sôi rồi cứ ngồi đó khuấy mải miết nồi bột để mạch nha đừng dính đáy nồi.
Hỗn hợp này sôi được vài dạo là đem đi lọc bỏ phần xác lấy phần nước, nước này lại đem nấu sôi rồi khuấy cho đến khi keo lại và chuyển thành màu vàng. Quá trình này sẽ mất 6 – 12 tiếng để keo đặc lại thành mạch nha, không thêm bất kì một loại đường mía nào vào.
Kẹo mạch nha là loại đường từ lên men tinh bột, rất giàu dinh dưỡng chứa các vitamin, khoáng chất, acid amin, enzyme từ mộng lúa nẩy mầm giúp cải thiện tiêu hóa, tim mạch và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên vì tính dẻo và ngọt nên người xứ Quảng không ăn mạch nha “mình ên” được mà thường bỏ ít mè, đậu phộng rang vào ăn chung. Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực. Gấp đôi bánh tráng lại cắn ăn vừa giòn rụm của bánh tráng vừa béo của đậu phộng, dừa nạo vừa ngọt lịm của mạch nha. Đó là khoảng trời ký ức tuổi thơ của tụi trẻ và khoảng nhớ nhung hoài niệm của những người con xứ Quảng xa quê.
Chừng 10 năm về trước, một lon mạch nha có trọng lượng như lon sữa đặc Ông Thọ chỉ có giá 5.000. Giá rẻ vậy đó nhưng đâu mấy ai biết để làm được hũ kẹo mạch nha là biết bao mồ hôi, công sức giữa cái nắng rát da cháy thịt của miền Trung. Của rẻ chẳng hề là của ôi, mỗi một thức quà luôn chứa đựng cái tình của người làm ra. Hơn hết là chứa đựng sự tự hào về nguyên liệu trù phú, về tình yêu đủ lớn với quê hương mới có thể làm ra thức quà đặc biệt đến thế!
Bạn có thể thưởng thức món này ở chợ Bà Hoa – chuyên về những nguyên liệu và thức quà miền Trung nhé!
Thịt lụi - món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đãi khách của người xứ Quảng
Nói về thịt nướng thì ai cũng sẽ không hề lạ tai khi nghe những món như sườn nướng, nem nướng, thịt xiên nướng. Nhưng món thịt lụi nướng thì hẳn là lạ lẫm với bạn lắm phải không?
Thịt lụi nướng xuất phát từ ẩm thực miền Trung, phổ biến nhất là ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thịt nướng là món không thể thiếu trong mâm cỗ đãi khách.
Thịt lụi là món ăn thần sầu được các bà các mẹ trổ tài nấu nướng thết đãi khách trong các dịp lễ lộc hay ngày đặc biệt dù là vui hay buồn như sinh nhật, đám giỗ... Đây là món ăn đặc biệt trong ẩm thực xứ Quảng cũng giống như chả giò trong ẩm thực Sài Gòn vậy.
Nếu thịt nướng ở miền Nam phải ăn kèm với bún, rau, nước mắm thì thịt lụi không cần món ăn "phụ kiện" đi kèm quá nhiều mà chỉ cần bánh tráng nướng. Vừa đơn giản, vừa đủ chất đạm và đường bột thì bộ đôi này chỉ có "lụi tim" bạn thôi!
Món thịt lụi nhìn vậy mà làm không khó!
Tảng thịt nạc dăm (vừa có nạc vừa có mỡ) đem về rửa để ráo và xắt thành từng thớ thịt dày tầm 1 cm. Sau đó bỏ vào tô ướp cùng với nước mắm, chút muối, bột ngọt và củ hành tím bào và thêm đường nữa để thịt nướng lên có màu nâu đẹp mắt.
Dùng một que bằng tre hoặc gỗ rồi lụi (xiên) các thớ thịt lại với nhau, không lỏng lẻo cũng không quá chặt tay. Xiên lụi được bó trong lá chuối quấn chặt hai đầu như một viên kẹo cốm khổng lồ.
Mục đích của việc bó lá chuối là để lửa có lỡ cháy cũng không làm sém thịt, tránh việc thịt vừa khét vừa khô.
Sẵn mớ than hồng chưa tàn trên bếp, dăm ba bánh tráng lề (loại bánh tráng dày hơn bánh tráng trong Sài Gòn) được đặt lên nướng qua nướng lại đến khi bánh vàng ruộm, nổi những u u lên thơm phức là ăn được rồi. Người miền Trung rất thích ăn bánh tráng nướng, từ món cháo, gỏi, hột vịt lộn... đều phải bẻ miếng bánh tráng nướng giòn rụm ra ăn cùng.
Bánh tráng nướng ngon là phải có vết vàng xém và những cục u.
Mẻ thịt nướng nóng hổi cho những ngày mưa phùn (và không mưa phùn thì vẫn ngon như thế!)
Nếu có dịp tới thăm miền đất xứ Quảng, bạn hãy nhớ thưởng thức món thịt lụi ăn kèm bánh tráng này nhé! Còn nếu chưa có dịp tới tận nơi để thưởng thức hay đã từng thử rồi và trót đem lòng thương nhớ, sao bạn không thử tự mình trổ tài làm món thịt lụi này ngay hôm nay?
Cuối tuần làm mẻ chả cốm thơm ngon để dành ăn dần cả tuần rất tiện Vị đậm đà của thịt và giò sống kết hợp với những hạt cốm dẻo thơm làm cho món chả cốm thêm đậm đà, kích thích vị giác của mọi người. Nguyên liệu: - Thịt xay nhuyễn: 400g - Giò sống: 400g - Cốm: 100g - Gia vị, hành khô Cách làm: - Thịt lợn chọn thịt vai để miếng chả không bị...