Tươi thắm sắc đào rừng Tây Bắc trên núi cao hùng vĩ
Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền Bắc. Thay vì những cành đào được cắt tỉa kỹ lưỡng, tạo thế cầu kỳ, thì hoa đào Tây Bắc lại mang nét đẹp hoang dại đặc trưng của núi rừng.
Đầu Xuân, đến với các bản, xã vùng cao trên đỉnh núi Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du khách sẽ mãn nhãn với những cây đào rừng đang đua nhau khoe sắc.
Tà Xùa là một điểm check in chưa bao giờ hết “hot” với những du khách, với những bạn trẻ thì thích di chuyển bằng xe máy chinh phục những cung đường phượt; còn nhiều gia đình hoặc nhóm gia đình lựa chọn ô tô tự lái đến đến với Tà Xùa. |
Từ những bản làng của đồng bào Mông cho đến cánh rừng thẳm cheo leo, hiểm trở, cánh hoa đào cứ tự nhiên bung nở đỏ rực cả một góc trời. |
|
“Đào chỉ đẹp khi ngắm trên rừng, trên bản” luôn luôn đúng với những người yêu vẻ đẹp tự thiên, muốn hòa mình vào thiên nhiên và ưa khám phá. |
Trong ngày nắng, đào rừng càng trở nên đẹp lạ thường, rực rỡ khoe sắc, lung linh đến diệu kỳ giữa không gian rộng lớn, khiến cho cái lạnh của mùa Đông tan biến. |
Cánh đào phai bung nở giữa trời Xuân. |
Video đang HOT |
Cây đào nở đỏ sau mái nhà của đồng bào Mông. |
Những chùm hoa sắc màu đỏ hồng ở lưng chừng đồi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. |
Đào rừng mơn man trong căn nhà gỗ đã ngả màu thời gian. |
Sắc đào khiến khung cảnh Tây Bắc thật rộn ràng, an vui và ấm áp. |
|
Mỗi mùa hoa Đào nở, từng đoàn khách du lịch lại kéo lên Tây Bắc ngắm mùa Xuân về rạo rực cả núi rừng. Người tìm kiếm cho mình cảm giác bình yên. Người lại mong có những bộ ảnh Xuân bên hoa Đào khác biệt. |
Những gốc đào ở đây có tuổi thọ hàng chục năm. Vẻ đẹp hoa Đào ở đây thật kỳ lạ, trông xa thì mỏng manh tựa sương khói. Khi gần lại mạnh mẽ đầy sức sống. |
Sắc màu du lịch vùng cao Bắc Yên
"Chiều mờ dần, sương trắng bay, đường gập ghềnh trên núi cao, nắng chiều vương nhẹ trên đỉnh núi, tiếng khèn ai reo rắc bâng khuâng, Bắc Yên ơi, núi biếc chìm trong sương chiều...".
Lời bài hát Chiều Bắc Yên cứ cuốn hút chúng tôi trở về với nơi vùng cao này để được "săn mây Tà Xùa", đi trên "sống lưng khủng long", được đắm chìm trong không gian huyền ảo...
Những ngày đầu năm, lên với vùng cao Bắc Yên thời tiết hơi se lạnh. Sắc đỏ của hoa đào bật lên trong làn sương trắng làm cho bức tranh mùa xuân vùng cao thêm ấm áp. Trước đây, "những bản cao chồn chân vó ngựa" có cuộc sống rất gian khó, thì nay đã sang một trang mới tươi sáng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Thật vui bởi có điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, nhịp sống vùng cao dường như sôi động hơn.
"Lễ hội mùa vàng" xã Xím Vàng năm 2023
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều dãy núi cao, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phát huy lợi thế, huyện Bắc Yên đang tập trung phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, bền vững, gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào: Thái, Mường, Mông, Dao...
Đón Tết vùng cao, có nhiều phong tục tập quán, nhiều trò chơi dân gian của đồng bào Mông đã tạo nên sức hấp dẫn riêng, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Những năm gần đây, tết của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Bắc Yên đã có nhiều đổi mới, văn minh, tiết kiệm, nhưng vẫn lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống.
Nhìn lại năm 2023, các xã vùng cao huyện Bắc Yên đã tổ chức nhiều lễ hội, thu hút đông đảo du khách. Ấn tượng nhất là lễ hội "Mùa vàng xã Xím Vàng", được tổ chức vào mùa lúa chín; lễ hội "Trên quê hương vợ chồng A Phủ" tổ chức đúng dịp kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài.
Ông Giàng A Nênh, Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, cho biết: Lễ hội tổ chức nhằm bảo tồn, lưu giữ, tôn vinh, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc; cổ vũ, khích lệ tinh thần xây dựng đời sống văn hóa, sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân. Đồng thời, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tiềm năng du lịch của quê hương tới du khách trong và ngoài nước. Cũng là dịp để xã thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Biểu diễn múa khèn tại Sống lưng khủng long, xã Háng Đồng.
Hòa mình với lễ hội vùng cao, anh Trần Văn Hà, đến từ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nói: Rất hay và ấn tượng về nét văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao Bắc Yên. Nhất là khi nhìn những quả pao được các cô gái, các chàng trai Mông trao đi, trao lại; những điệu múa khèn, tiếng sáo dìu dặt, những lời hát giao duyên, tạo nên một không khí vui tươi, ấm cúng.
Ông Lầu A Tủa, Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài, cho biết: Phong tục vào dịp tết của đồng bào dân tộc Mông thường xuyên tổ chức những trò chơi dân gian, như kéo co, giã bánh dày. Trong mâm cỗ ngày tết, bánh dày là món không thể thiếu. Đồng bào dân tộc Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người, vạn vật trên mặt đất. Gạo nếp nương ngâm và đồ thành xôi, rồi đổ vào một máng gỗ. Các chàng trai khỏe mạnh dùng chày thay nhau giã đến khi thật nhuyễn và mịn, rồi gói lại bằng lá chuối. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng.
Đón năm mới Giáp Thìn, du khách đến với Bắc Yên để trải nghiệm những cung đường uốn lượn quanh co, men theo sườn núi cao lên các xã Tà Xùa, Hồng Ngài, Xím Vàng... trải nghiệm các điểm du lịch có tiếng, như: Tà Xùa, Sống lưng Khủng Long, Hồ Sen, Hang vợ chồng A Phủ, Mỏm cá Heo...
Hang A Phủ, xã Hồng Ngài.
Những tia nắng bừng lên, xua tan lớp sương đêm, đánh thức từng nhành đào phai bung hoa sắc thắm, đón những đoàn khách du xuân, trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa ở các bản vùng cao. Những phong tục, nghi lễ truyền thống độc đáo, những trò chơi dân gian, lời hát, tiếng khèn hòa âm cùng núi rừng, níu chân du khách khi lên với vùng cao Bắc Yên.
Bắt trọn từng khoảnh khắc tuyệt đẹp của "thiên đường mây" Tà Xùa Tà Xùa (Sơn La) được mệnh danh là một trong những "thiên đường săn mây" đẹp nhất vùng núi phía Bắc. Với đặc thù khí hậu riêng biệt, thời tiết ở thiên đường mây Tà Xùa biến chuyển theo từng phút, có khi đang mây mù trắng xoá cả một bầu trời lại xuất hiện một vài phút trời quang, sương mù tan...