Tuổi nào dễ bị ung thư vú?
Bệnh ung thư vú tăng theo tuổi tác, trong đó phụ nữ tuổi trung niên, tuổi mãn kinh chiếm phần lớn. Theo tài liệu điều tra, người ở độ tuổi 40-59 là tuổi hay bị nhất, chiếm khoảng 75% tổng số người bệnh ung thư vú.
Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong rất lớn. Hiện nay, ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, căn bệnh ung thư vú vẫn đang là vấn đề của toàn xã hội, cần sự chung tay, góp sức đẩy lùi.
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư vú thường xảy ra ở phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Theo thống kê, dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước tuổi 50 và trên 50% xảy ra sau 50 tuổi. Ung thư vú rất hiếm gặp ở nam giới.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ung thư vú
- Ung thư vú xuất hiện sau một thời gian dài bị tác động bởi nhân tố gây ung thư, đến tuổi trung niên và già mới phát bệnh.
- Khi bước vào tuổi trung niên, chức năng toàn thân và khả năng miễn dịch của con người suy giảm, dễ bị bệnh ung thư.
- Người phụ nữ mãn kinh thường xảy ra rối loạn nội tiết, nên dễ bị bệnh ung thư vú.
Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ
Đau tức ở ngực:
- Bạn bỗng cảm thấy ngực mình đau tức ngay cả những ngày bình thường, khi tới gần ngày kinh nguyệt thì ngực bạn càng thấy đau hơn nữa, giống như bị sưng lên vậy, cảm giác đau khiến bạn không dám chạm vào ngực mình nữa.
Vú to lên bất thường:
- Vú bạn luôn cương cứng và to lên hơn mức bình thường kể cả chưa tới ngày kinh nguyệt.
- Kích thước, hình dạng vú méo mó không bình thường.
Có hạch ở dưới nách:
- Bạn sờ thử từ bầu ngực vuốt lên trên theo đường hõm nách thì thấy có hạch nổi lên ở nách.
Video đang HOT
- Hạch ở nách là giai đoạn đầu tiên phát triển bệnh ung thư vú.
Có u cục ở vú:
- Khi sờ nắn theo đường vòng xung quanh vú thì bạn sẽ thấy có u cục nổi ở trong vú giống như là những viên sỏi nhỏ ở trong vú. Những u cục này có thể là u lành tính hoặc u ác tính, nên đi khám xét để có được hướng điều trị tốt nhất và kịp thời.
Núm vú bị tụt vào trong:
- Núm vú bị tụt hẳn vào trong, cứng, dùng tay kéo ra cũng không được, núm vú không cương lên được như bình thường mà cứ vẫn tụt vào trong như thế.
Vùng da quanh đầu núm vú thay đổi:
- Vùng da xung quanh đầu núm vú bị co rút da, co rút núm vú, nhăn nheo.
- Có các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú.
Có biểu hiện của viêm da vùng quanh vú:
- Da đỏ, phù dưới dạng da cam.
- Chảy nước.
- Bong da vảy nến.
- Ngứa dị ứng.
Theo VnMedia
Cách tự khám phát hiện sớm ung thư vú chị em cần làm tháng 1 lần
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và gây tử vong cao ở phụ nữ. Việc quan tâm phát hiện ung thư vú sớm sẽ cho phụ nữ cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Các phương pháp dùng để phát hiện ung thư vú là: khám định kỳ, chụp nhũ ảnh và tự khám vú tại nhà. Ung thư vú phát triển chậm. Khối u có kích thước 1cm sẽ mất 6 đến 8 năm để hình thành. Khi các mô ung thư chưa lan sang các hạch bạch huyết, người bệnh sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn ung thư cao hơn.
Chụp nhũ ảnh được cho là cách tối ưu để chẩn đoán sự hình thành các mô ung thư ở giai đoạn sớm. Thông thường, phụ nữ sau 40 tuổi nên chụp nhũ ảnh định kỳ. Bạn nên chụp nhũ ảnh định kỳ sớm hơn ở tuổi 30 khi nằm trong các trường hợp sau:
- Có người thân trong gia đình bị ung thư vú;
- Bị ung thư ruột kết hoặc ung thư buồng trứng;
- Sinh con sau 30 tuổi.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ như:
- Hút thuốc lá và uống đồ uống có cồn thường xuyên.
- Dùng thuốc tránh thai thường xuyên liên tục trong thời gian dài;
- Cho con bú dưới 6 tháng;
- Có kinh sớm (dưới 12 tuổi) và mãn kinh trễ (trên 55 tuổi);
- Béo phì hoặc BMI* trên 30.5;
[BMI = (trọng lượng cơ thể)/bình phương chiều cao
.Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg.
.Chiều cao: tính bằng m]
Những điều bạn cần chú ý quan sát khi tự khám ngực:
Bạn nên có một cuốn sổ tay để ghi lại những đặc điểm bình thường của ngực sau khi khám lần đầu. Cố gắng ghi nhớ những đặc điểm này để đối chiếu với lần khám sau.
Thời gian khám:
Hãy tự khám mỗi tháng một lần, khám thường xuyên đều đặn kể cả khi đã mãn kinh. Ngoài ra nếu có bất kỳ biểu hiện nào khác thường bạn cũng cần ghi nhận để thảo luận với bác sỹ. Bạn nên khám vú khi đang có kinh nguyệt vì ở thời gian này vú sẽ mềm hơn.
Các bước tự khám vú khi ở tư thế đứng, tư thế khi đang tắm và tư thế nằm.
Tự khám vú ở tư thế đứng:
Hình 1: Tự khám vú bằng các động tác (từ trái qua phải): di chuyển tay lên xuống trên bầu ngực, di chuyển tay theo vòng tròn, di chuyển tay từ núm vú ra ngoài và ngược lại.
- Đứng trước gương, thả lỏng tay xuôi theo thân hình, quan sát hình dáng ngực xem có thay đổi gì so với lần khám trước hay không;
- Tiếp tục quan sát ngực ở tư thế đứng, giơ hai tay qua đầu rồi hạ tay xuống ở tư thế chống hông. Lặp lại nhiều lần và quan sát bất thường;
- Khép các ngón tay và khám ngực theo 3 cách như hình 1.
Tự khám vú trong khi tắm và lúc nằm:
Khám vú khi da ướt sẽ giúp các ngón tay di chuyển dễ dàng hơn. Bắt đầu ở tư thế đứng thoải mái, tay giơ cao và khám theo 3 cách như hình 1. Thực hiện cho cả 2 vú.
Khám vú lúc nằm, đặt một chiếc gối nhỏ hoặc khăn lông cuộn tròn dưới lưng ở phía vú chuẩn bị khám. Khám theo 3 cách như hình 1. Thực hiện cho cả 2 vú.
Khi khám, bạn cần chú ý quan sát và cảm nhận các đặc điểm sau:
- Vú có khối u nổi cộm không? Khối u cứng hay mềm, kích thước thế nào?
- U có đau hay không. Ngay cả khi khối u không đau bạn cũng cần cẩn thận ghi nhận.
- Hình dáng ngực có sự thay đổi so với trước đây
- Màu sắc da thay đổi.
- Kích thước ngực thay đổi (một bên to bất thường chẳng hạn)
- Khi khám có dịch tiết bất thường ở núm vú.
Nếu có một trong những biểu hiện trên, bạn cần đến bác sĩ để có những chẩn đoán kịp thời.
Trên đây là các cách tự khám vú để phát hiện ung thư sớm nhất, các bạn có thể dễ dàng thực hiện, nếu có điều gì bất thường thì nên đến cơ sở y tế khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn ít ngăn ung thư vú lây lan Hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể có thể cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú. Nghiên cứu trên loài chuột, các nhà khoa học thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) nhận thấy ở những con chuột có chế độ ăn uống hạn chế (giảm khoảng 30% lượng thực phẩm so với bình thường), các tế bào...