Tuổi già an nhàn của nhà văn Kim Dung
Trải qua 3 lần đò, tác giả 91 tuổi hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn nổi tiếng với hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Ông được xếp thứ 27 trong danh sách 50 tác giả thu được tiền tác quyền nhiều nhất năm 2014 và tác phẩm bán chạy trong năm qua là Thần điêu đại hiệp.
Ba lần đò mới tìm được bến yêu thương
Nhà văn Kim Dung có 3 lần kết hôn, người vợ đầu tiên là Đỗ Dã Phân, cả hai quen nhau rất tình cờ. Năm 1947, Kim Dung làm việc cho chuyên trang Góc hài hước của một tòa soạn báo. Sau một lần đăng câu hỏi lên trang, ông nhận được thư của chàng trai Đỗ Dã Thu.Thấy độc giả này hài hước, thú vị, Kim Dung ngỏ ý được gặp anh ngoài đời, Dã Thu đồng ý. Khi đến nhà độc giả này, Kim Dung gặp Đỗ Dã Phân (chị gái của Dã Thu) và nhanh chóng bị sự thông minh, hài hước của cô này hút hồn. Ngay hôm sau, ông mua vé mời cả nhà họ Đỗ đi xem kịch và từ đó, ông thường hay lui tới gia đình họ Đỗ.
Nhà văn Kim Dung.
Năm 1948, họ tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Kim Dung tới Hồng Kông phát triển sự nghiệp, một phần vì nơi đất khách quê người, phần vì nhà văn quá bận rộn, tình cảm hai người nhạt dần và dẫn đến ly hôn.
Đến năm 74 tuổi, trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn lại nói: “Bây giờ nói ra cũng không là gì nữa rồi, người vợ đầu tiên phản bội tôi”.
Video đang HOT
Nhà văn Kim Dung thời trẻ cùng người vợ đầu tiên.
Sau khi ly dị người vợ đầu, năm 1959, Kim Dung thành lập tờ Minh báo, Chu Mai trở thành trợ thủ đắc lực cho ông. Cả hai lấy nhau năm 1956 và có 4 người con (gồm 2 trai, 2 gái). Khi ly hôn, Chu Mai ra 2 điều kiện: một là Kim Dung bồi thường vật chất cho bà, hai là nếu lấy vợ nữa, Kim Dung không được có thêm con. Nhà văn đồng.
Không ai xác nhận đấy có phải là sự thực, chỉ biết Kim Dung và Chu Mai đã ly hôn, còn người vợ sau đó là Lâm Lạc Di, sau bao năm làm vợ của Kim Dung, bà không sinh đứa con nào.
Nhà văn Kim Dung và người vợ hiện tại, kém ông 29 tuổi. Bà luôn sát cánh cùng ông tại các sự kiện
Kim Dung quen Lâm Nhạc Di, người kém ông 29 tuổi trong một lần vào quán rượu với tâm trạng sầu muộn. Nhạc Di lòng ngưỡng mộ nhà văn, hai bên trò chuyện khá hợp tính. Lần đó, Kim Dung đã rộng hầu bao, boa cho cô số tiền bằng nửa tháng lương làm thêm song cô từ chối.
Sau khi kết hôn, ông đưa Nhạc Di sang học ở Úc và cô giúp đỡ rất nhiều cho nhà văn sau này. Nhà văn từng chia sẻ rằng Lâm Lạc Di rất biết cách chăm sóc gia đình và rất thích cách vợ trang trí nhà cửa, chính những điều nhỏ nhặt này đã khiến ông muốn gắn bó với cô vợ kém mình tới 29 tuổi.
Ngoài 3 người phụ nữ trên, người ta vẫn thường kể về một Hạ Mộng mà mãi chỉ là giấc mộng trong đời Kim Dung. Diễn viên Hạ Mộng là minh tinh những năm 1950 – 1960. Nhiều bài báo cho biết, khi còn trẻ Kim Dung từng từ bỏ công việc ở một tòa soạn báo để chuyển sang làm biên kịch phim, nhằm tiếp cận người đẹp này. Thậm chí, ông lấn sân làm đạo diễn, mời Hạ Mộng đóng chính trong phim của mình song cô luôn giữ khoảng cách với Kim Dung.
Tuổi già an nhàn
Nghê Khuông, nhà văn nổi tiếng của Hồng Kông, bạn thân của Kim Dung tiết lộ ông đã xây dựng hình tượng nhân vật Tiểu Long Nữ trongThần điêu đại hiệp dựa trên cô con gái út của ông là Tra Truyền Nột (1963). Khi được hỏi về việc là con gái cưng của “vua truyện kiếm hiệp” nhưng không theo nghiệp cha, Truyền Nột nói: “Trở thành cao thủ viết truyện không phải là mơ ước của tôi”.
Truyền Nột cũng cho biết, dù không một người con nào theo nghiệp văn của mình, song Kim Dung cũng không thấy buồn và hối tiếc: “Cha thường nói với tôi, hãy cứ làm điều gì mình muốn, không cần phải học theo ông. Bởi cái quý giá nhất của con người chính là bản ngã”.Trong số các anh chị em, Tra Truyền Nột là người con duy nhất sống gần cha. Cô kết hôn sớm hơn chị gái và chồng là một bác sĩ. Họ có 3 đứa con, 2 cô con gái đầu đang du học tại Anh, cậu con trai út đang học trung học.Tra Truyền Nột cho biết chị gái Tra Truyền Thi hiện sống ở Vancouver – Canada, còn anh trai Truyền Thích sống ở Thâm Quyến.
“Ba anh chị em chúng tôi mỗi người bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống của riêng mình. Ngày nhỏ, cả ba ăn chung bàn, ngủ chung giường, nhưng lớn lên, mỗi người một cuộc sống, không còn thân thiết được như trước, giờ nghĩ lại tôi thấy rất buồn và tiếc”-Truyền Nột tâm sự.
Trước đây, nhà văn Kim Dung từng chia sẻ về cách giữ tư duy, tinh thần thư thái và minh mẫn: “Mỗi ngày tôi thường đi bộ 45 – 50 phút nhưng không phải đi chậm mà bước thật nhanh, hô hấp dồn dập đến khi toát mồ hôi ra mới thôi. Lúc trời mưa hay quá nắng, tôi ở nhà đạp xe tại chỗ 30 – 45 phút. Năm 1995, tại Hồng Kông, tôi bị bệnh tim rất nặng. Nhiều người đến bệnh viện thăm hỏi khiến tôi cảm nhận ra cái đáng quý của tình cảm con người mà nếu không có lần chết đi sống lại ấy, tôi vẫn không nhận cảm được. Vì tính cách của tôi ít khi bày tỏ tình cảm, thế mà lại có nhiều người quan tâm đến tôi như vậy”.
Nam tài tử Huỳnh Hiểu Minh từng chia sẻ trên trang cá nhân của mình ảnh chụp cùng nhà văn Kim Dung trong một buổi gặp gỡ năm 2014. Những bức ảnh thu hút chú ý của đông đảo khán giả mê tiểu thuyết kiếm hiệp vì nhà văn 91 tuổi này rất hiếm khi xuất hiện công khai, ít khi chia sẻ về cuộc sống hiện tại.
Theo H.Binh/NLDO
Những cặp đôi lung linh trong tiểu thuyết của Kim Dung
Tô Hữu Bằng - Giả Tịnh Văn, Lý Á Bằng - Hứa Tịnh, Trần Hạo Dân - Lý Nhược Đồng... là các cặp đôi được yêu thích trong phim kiếm hiệp.
Tô Hữu Bằng - Giả Tịnh Văn: Ỷ Thiên Đồng Long Ký là một trong những tác phẩm kinh điển của Kim Dung. Mối tình giữa Triệu Mẫn và Trương Vô Kị cũng được xếp vào hàng những mối tình kinh điển trong tác phẩm của ông. Cặp đôi Tô Hữu Bằng - Giả Tịnh có màn kết hợp ăn ý tạo nên duyên nợ "oan gia ngõ hẹp" trên màn ảnh.
Lý Á Bằng - Hứa Tịnh: Mối tình đẹp giữa chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung - đại đệ tử phái Hoa Sơn và Thánh cô Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu ngạo giang hồ để lại nhiều ấn tượng đối với khán giả. Lý Á Bằng đã quá quen thuộc với hình tượng nam tử hán trong tiểu thuyết của Kim Dung còn Hứa Tịnh lần đầu nhập vai nhưng đã kết hợp khá ăn ý với Lý Á Bằng để tạo nên chuyện tình đẹp trên màn ảnh.
Trần Hạo Dân - Lý Nhược Đồng: Trước Lâm Chí Dĩnh và Lưu Diệc Phi, cặp đôi Trần Hạo Dân - Lý Nhược Đồng được nhiều khán giả yêu thích khi hóa thân thành cặp tình nhân Đoàn Dự - Vương Ngữ Yên. Vẻ ngoài điển trai cùng sự biến hóa trong diễn xuất giúp cho Trần Hạo Dân lột tả được hình tượng một Đoàn Dự thông minh, tài giỏi và hóm hỉnh. Còn Lý Nhược Đồng cũng vượt qua được cái bóng quá lớn của chính mình trong vai Tiểu Long Nữ.
Nhiếp Viễn - Chu Ân: Không nổi bật như những cặp tình nhân kể trên, nhưng Hồ Phỉ - Viên Tử Y trong Tuyết sơn phi hồ (Lãnh nguyệt bảo đao) năm 2007 cũng để lại nhiều ấn tượng đối với khán giả. Vẫn là mô- típ tình yêu quen thuộc nhưng Nhiếp Viễn và Chu Ân vẫn tạo nên sức hút với người hâm mộ bằng chuyện tình lãng mạn xen lẫn những tranh đấu chốn giang hồ.
Đặng Siêu - An Dĩ Hiên: Ỷ Thiên Đồ Long Ký được làm lại nhiều lần nhưng sức hút vẫn không hề giảm đi, phiên bản 2009 của An Dĩ Hiên và Đặng Siêu vẫn được khán giả ủng hộ nồng nhiệt. Người xem vẫn mê tít trước mối tình đẹp giữa chàng Trương Vô Kỵ hào hoa, đa tình và nàng quận chúa Triệu Mẫn bướng bỉnh nhưng cũng rất chung tình.
Ngô Khải Hoa - Lê Tư: Mối tình oan gia giữa Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn được nhiều cặp đôi thể hiện thành công trong đó có Ngô Khải Hoa và Lê Tư. Cách đây 14 năm, Ngô Khải Hoa và Lê Tư từng gây sốt khi kết hợp thành đôi tình nhân say đắm trên màn ảnh trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Vai diễn trong phim đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong sự nghiệp diễn xuất của hai ngôi sao TVB.
Theo Phương Loan/ Vietnamnet
Bang chủ Cái Bang trong Kim Dung: Anh hùng đâu cần hoàn mỹ Trong số các nhân vật của Kim Dung, Hồng Thất Công được phác họa khá đơn giản, cũng không yêu cầu diễn xuất quá sâu sắc về mặt nội tâm. Hình ảnh Bắc Cái trong phim ảnh thường được xây dựng hơi khác đi so với nguyên mẫu của Kim Dung tiên sinh, giản dị hơn, nghiêng về phần tếu táo, hài hước...