Tuổi 24 – tuổi biết yêu chính mình và người thân…
Ai đó có nói tuổi 23 là cái tuổi đáng sợ, sợ thất học, sợ thất nghiệp. Nhưng bước sang tuổi 24 mới thấy, sau một thời gian dài bỡ ngỡ làm quen với việc “thất học”, sau đó hốt hoảng với việc “thất nghiệp”…
Tuổi 24 cái tuổi quá già để bắt đầu những mơ mộng nhưng lại quá trẻ để bơi lặn giữa cuộc đời…
Tuổi 24 đối mặt với thất nghiệp. Ai cũng nói “Có số cả mày ạ, chắc mày chưa chọn đúng thời điểm”. Có người lại nói “Chắc tại mày kém”. Ờ cũng có thể.
Tuổi 24 đối mặt với thất tình. Ai cũng nói ” Chắc tại mày chọn sai người, sẽ còn có nhiều người tốt”. Có người lại nói “Chắc tại mày xấu”. Ờ chắc là xấu thật.
Tuổi 24 đối mặt với áp lực họ hàng. Bà bác nói “Tốt nghiệp đại học 1 năm mà vẫn chưa đâu ra đâu nhỉ?”. Như nào, ra làm sao cháu cũng chưa trả lời được nữa…
Tuổi 24 cúi mặt nghe mẹ than thở “Mày không còn bé bỏng nữa đâu đấy. Chả thấy mày dẫn thằng nào mắt kém về ra mắt gì vậy”. Ba chấm. Con sẽ còn ế đến tuổi 25 26 27 nữa mẹ ơi.
Tuổi 24 đi ra đi vào lắng nghe lời khuyên can của hàng xóm “Hay thôi mày ở nhà mà phụ giúp gia đình, đi làm lương mấy đứa ngành kinh tế cũng chẳng khá được đâu”. Chán nản. Hay là, cháu đóng khung bằng Đại học treo trước cửa nhà…
Tuổi 24 ngoảnh lại, tự dưng chả định nghĩa nổi hai từ “bạn thân”. Có đứa nói “Chả vì gì cả, tự mày cô lập bản thân thôi”. Ờ, một, hai cuộc vui không tham gia được, thì còn ai muốn gọi nữa. Có đứa lại nói “Chắc tại mày xấu tình nên dần dần chẳng ai muốn chơi”. Haizzz…
Video đang HOT
Lạ thay! Chẳng biết từ bao giờ lại để tâm quá nhiều đến lời người khác nói như thế. Là tự ti hay là gì?
Mình sống cho mình, vì mình nhưng lại trả phí bất đắc dĩ để lắng nghe lời thiên hạ bình phẩm. Liệu như thế đã là đúng hay chưa?
Tuổi 24 là tự mình vực mình dậy sau những vấp ngã. Tự mình thầm thì với mình sau những mệt mỏi. Tự mình đưa ra cho mình bài học sau những tổn thương.
Đọc sách đi, rồi sẽ thấy con người trong sách sẽ đáng yêu hơn những con người ngoài đời thực. Những câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn, những bài học sẽ sâu sắc hơn. Mở rộng tri thức rồi sẽ thấy tầm quan trọng trong thực tại khó khăn.
Đi nhiều hơn, để biết mình còn trẻ, mình còn niềm đam mê. Đi để còn có kỷ niệm mà nhớ, có dấu chân mà lưu lại. “Đi để còn trở về”…
Yêu nhiều hơn, nếu không còn đặt niềm tin vào tình yêu đôi lứa, thì đừng bỏ hết tất cả. Yêu chính mình, yêu người thân. Yêu để còn biết mình vẫn còn có thể yêu thương ai đó, đặt niềm tin vào ai đó, biết lo lắng, quan tâm cho ai đó.
Ai đó có nói tuổi 23 là cái tuổi đáng sợ, sợ thất học, sợ thất nghiệp. Nhưng bước sang tuổi 24 mới thấy, sau một thời gian dài bỡ ngỡ làm quen với việc “thất học”, sau đó hốt hoảng với việc “thất nghiệp” mới là khoảng thời gian đáng sợ đến nhường nào.
Nhưng tuổi 24 cũng tươi đẹp lắm. Là quãng thời gian ta chứng kiến một vài đứa bạn lên xe hoa về nhà chồng. Là quãng thời gian trò chuyện cùng đứa bạn vẫn đang hằng ngày trên giảng đường Đại học. Là quãng thời gian lo lắng vì có đứa từ bỏ mọi thứ, theo đuổi ước mơ của mình, để rồi bật khóc vì hạnh phúc khi nó thành công. Và đây cũng là quãng thời gian tự cho bản thân nhiều thứ, nhiều bài học khi đứng trước cái tuổi không còn trẻ con nhưng vẫn chưa thành người lớn.
Cái tuổi 24 đáng nhớ và lạ kỳ như thế!
Theo Phununews
Khi không còn trẻ, người ta biết chấp nhận trước sóng gió cuộc đời
Khi người ta không còn trẻ người ta biết chấp nhận và một cách luôn thản nhiên người ta đón nhận những sóng gió cuộc đời.
ảnh minh họa
Người ta hiểu rằng sau cơn mưa chưa chắc sẽ là cầu vồng là nắng ấm rạng rỡ, sau cơn mưa có thể sẽ là triền miên những cơn mưa nối tiếp thậm chí còn là mưa to bão tố. Việc của những người không còn trẻ không phải là than trách số phận hẩm hiu than tiết trời u ám mây mù mà việc của họ là cầm ô mà đi là chấp nhận và vượt qua. Nếu không có ô điều bắt buộc là họ sẽ phải chạy, chạy thật nhanh.
Khi người ta không còn trẻ, người ta thường mang trên mình lớp vỏ bọc như loài cá ký sinh để gói ghém cất sâu những mong manh yếu đuối. Nói đúng hơn không ai muốn lựa chọn nó cho mình nhưng người ta không thể lúc nào cũng sống là chính mình bởi những gì người ta vẫn gọi là xã hội là lòng người.
Cuộc sống vốn phức tạp giữa những đổi thay của trắng-đen sáng-tối hay nó thực ra vô cùng giản đơn nhưng lòng người trắc ẩn đa đoan làm nó trở nên vuông tròn góc cạnh.
Khi người ta không còn trẻ, người ta không còn nông nổi những dại khờ ngày hôm qua, người ta không còn dành nhiều thời gian cho những cuộc vui thâu đêm suốt sáng cùng bạn bè nữa. Thay vào đó người ta thường trầm mình trong cô đơn bình yên. Không phải người ta thích cô đơn và không phải cô đơn lúc nào cũng đáng sợ như người ta vẫn nghĩ. Chỉ bởi người ta chọn cô đơn để được lặng là chính mình.
Và những người khi không còn trẻ, họ sẽ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Họ bắt đầu để ý thấy sợi tóc bạc của cha ngày một nhiều lên, đôi mắt mẹ cũng chằng chịt những nếp nhăn vết nám. Sau bao tháng năm của tuổi trẻ giờ họ mới lặng mình nhìn ngắm, ngồi đếm những khắc khổ trên khuôn mặt mẹ cha và thấy nhoi nhói nơi lồng ngực. Hóa ra bao lâu nay họ đã mải mê những bộn bề phố xá mà quên rằng bên cạnh mình thôi vẫn còn cần lắm những quan tâm.
Khi người ta không còn trẻ, tình yêu với người ta đã không còn là tất cả. Người ta san sẻ một phần cho tình yêu, một phần cho công việc, một phần cho gia đình và một phần cho chính bản thân mình. Người ta đã hiểu rằng trao đi yêu thương không phải lúc nào cũng sẽ nhận về những yêu thương sẽ có thể lắm chứ chỉ là một mình ta đơn phương. Người ta cũng hiểu rằng không phải cứ đối đãi với người bằng chân tâm thì sẽ nhận lại được từ người những chân tình. Đem cho đi yêu thương, niềm tin, sự tôn trọng để nhận lại về những dối gian, ganh tị.
Vậy thôi từ nay những người không còn trẻ sẽ sống thật điềm nhiên và an yên. Họ chẳng dễ dàng dại khờ tin vào tất cả. Vẫn cứ trao đi yêu thương và lòng tin như những ngày nào nhưng ít thôi còn giữ lại cho bản thân vài ba phần để lỡ có hụt hẫng vì lòng người đổi trắng thay đen thì cũng không bàng hoàng mất cả niềm tin nơi cuộc sống và cũng để sẽ mỉm cười cho qua, thôi ta lỡ trao nhầm người rồi...
Khi người ta không còn trẻ người ta nhận ra thật khó khăn để nhìn thấu lòng người. Phải chăng là đúng cho câu trả lời: trên đời có hai thứ không thể nhìn trực tiếp? Là mặt trời và lòng người.
Khi người ta không còn trẻ người ta giật mình nhớ về quãng tuổi thơ nơi mà việc khó quyết định nhất là hôm nay bây giờ chơi gì thì ở cái tuổi này người ta thấy khó khăn nhất là quyết định làm gì, bước tiếp hay dừng lại? Nhớ hay quên? Buông bỏ hay giữ mãi?
Tuổi thơ, nơi mà người ta dành để mong ước được lớn lên thì khi lớn rồi người ta lại dành cả quãng đời trưởng thành để mong mình bé lại. Một cánh diều ngược gió thả mình trên trời cao, đôi tay nới dần sợi dây để nâng cao cánh diều mà tưởng như ta nâng được cả bầu trời vời vợi...
Khi người ta không còn trẻ người ta nhận ra tình yêu không phải chỉ là màu hồng. Tình yêu không phải chỉ cần hai người yêu nhau là đủ. Để nắm tay nhau đi hết cuộc đời mỗi tình yêu còn cần cả sự hy sinh và lắng nghe, hy sinh cái tôi của riêng mình và lắng nghe cái tôi của một người.
Người ta hiểu rằng tình yêu tuổi trẻ đã không đi đến đâu là do ta chưa từng biết lắng nghe, nghe để lắng để thấu và hiểu. Cái tôi tuổi trẻ của ai cũng thật lớn thật to và vì nó không ít người đã bỏ lỡ một mối tình thật đẹp.
Khi người ta không còn trẻ người ta biết chấp nhận và một cách luôn thản nhiên người ta đón nhận những sóng gió cuộc đời. Người ta hiểu rằng sau cơn mưa chưa chắc sẽ là cầu vồng là nắng ấm rạng rỡ, sau cơn mưa có thể sẽ là triền miên những cơn mưa nối tiếp thậm chí còn là mưa to bão tố. Việc của những người không còn trẻ không phải là than trách số phận hẩm hiu than tiết trời u ám mây mù mà việc của họ là cầm ô mà đi là chấp nhận và vượt qua. Nếu không có ô điều bắt buộc là họ sẽ phải chạy, chạy thật nhanh.
Theo Nguoiduatin
Phụ nữ khôn ngoan thường 'làm chủ cuộc yêu' bằng những bí mật giản đơn nhưng cực hiệu quả Những người phụ nữ tinh tế sẽ không bao giờ rơi vào lối mòn bởi họ luôn tâm niệm 6 điều này khi yêu. Ảnh minh họa Nhiều phụ nữ luôn cho rằng đàn ông nợ họ rất nhiều nên họ có quyền đòi hỏi cái này, yêu cầu cái kia. Cách nghĩ như vậy sẽ vô tình tác động tiêu cực tới...