Tuổi 20 của tỉ phú Việt: Người trượt đại học, người vay tiền làm ăn
Độ tuổi 20 có lẽ là lúc thế hệ trẻ ôm nhiều hoài bão với tương lai nhất. Vì thế, cũng đúng một phần nào đó khi nói, những gì bạn thể hiện được, tích lũy được hay thậm chí là cả cơ hội đánh mất ở độ tuổi 20 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến địa vị và hoàn cảnh sống sau này.
Và chắc hẳn có không ít người tò mò, những vị tỉ phú Việt Nam sở hữu gia tài bạc tỉ hiện nay đã làm gì ở tuổi 20 để thành công đến vậy. Chẳng phải ai cũng “thuận buồm xuôi gió” theo con đường ban đầu lựa chọn. Họ cũng có thất bại, cũng rất nỗ lực và hơn cả là dám nghĩ, dám làm.
Ông Phạm Nhật Vượng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều là những tỉ phú nổi tiếng. (Ảnh: Vietnamnet)
Bà Mai Kiều Liên (sinh năm 1953) được coi là linh hồn của công ty sữa lớn nhất Việt Nam và đã có 40 năm dẫn dắt Vinamilk trở nên lớn mạnh. Sinh ra tại Paris, Pháp và là con của một bác sĩ, chính cha của bà Liên đã dẫn dắt, định hướng cho tương lai của bà.
Bà Mai Kiều Liên được coi là “bông hồng thép” trong giới kinh doanh. (Ảnh: Nhân Dân)
Theo Nhân Dân, năm 20 tuổi, bà Mai Kiều Liên đang là cô sinh viên tại Đại học Chế biến thịt và sữa ở Nga. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1976, bà trở về Việt Nam làm kỹ sư phụ trách khối sản xuất sữa đặc và sữa chua của nhà máy sữa Trường Thọ.
Bằng sự thông minh, quyết liệt và sáng tạo, ở tuổi 39, bà Liên được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinamilk. Bà cũng là người đầu tiên được Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời” bởi tư tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn…
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Ít ai nghĩ rằng, Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) – người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng, đã từng suýt trở thành một bác sĩ. Theo Việt Nam Mới, ông Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nha Trang, nuôi dưỡng ý chí làm giàu từ khi mới 10 tuổi.
Sau khi phải chia tài sản ly hôn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn có trong tay hơn 4,6 nghìn tỉ đồng. (Ảnh: VnExpress)
Video đang HOT
19 tuổi đỗ Đại học Y Tây Nguyên, ông vừa đi học vừa phải đi làm thêm để kiếm sống. Nhưng đến năm thứ 3 đại học, ông nhận thấy mình không hợp ngành Y nên quyết định bỏ ngang.
Ở tuổi 25, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng 3 người bạn lập nên Hãng cà phê Trung Nguyên, vốn ban đầu chỉ có diện tích vài m2 với chiếc máy rang xay cà phê cũ kĩ. Chỉ chưa đến 10 năm, thương hiệu Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã được xem là thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam.
Với thành công này, các tạp chí nổi tiếng của nước ngoài như Geographic Traveller hay Forbes đều vinh danh ông là “Ông vua cà phê Việt”.
Ông Đoàn Nguyên Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là bầu Đức sinh năm 1962 tại Bình Định. Theo VnExpress, nhà của bầu Đức rất nghèo nên ông từng phải nhịn đói để đi phụ giúp việc cho cha mẹ.
Bầu Đức được xem là một trong những “đại gia không bằng cấp” của Việt Nam. (Ảnh: Vietnamnet)
Sau khi học xong lớp 12, bầu Đức “khăn gói quả mướp” vào thành phố Hồ Chí Minh thi đại học, mang theo tham vọng đổi đời từ thuở ấu thơ. Tuy nhiên ông lại thi trượt. Dù tiếp tục ôn luyện, vùi đầu vào sách vở nhưng rốt cuộc thi đến lần thứ 4 vẫn không đỗ.
Tạm từ bỏ con đường học vấn, năm 22 tuổi, bầu Đức chọn cách khởi nghiệp bằng trường đời. Làm thuê đủ mọi nghề để kiếm tiền, sau một thời gian ông có được phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế học sinh. Đây cũng chính là tiền đề để sau này hình thành nên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng.
Ông Phạm Nhật Vượng
Là tỉ phú giàu nhất Việt Nam hiện tại và xếp hạng 344 trên thế giới theo Forbes, song câu chuyện khởi nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968) cũng đầy thăng trầm.
Trước hoàn cảnh nghèo khó của gia đình, sau khi đỗ điểm cao vào Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, ông chỉ có duy nhất một ước mơ đó là làm sao cho bớt khổ.
Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2021 vào khoảng 7,3 tỉ USD (gần 168 nghìn tỉ đồng). (Ảnh: Dân Trí)
Hoàn thành việc học tại Nga, ông gặp và cưới vợ mình là bà Phạm Thu Hương rồi cả 2 cùng chuyển đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Cựu thị trưởng Kharkov – Mikhail Pilipchuk tiết lộ, trong tay ông Vượng khi đó chỉ có khoảng 10.000 USD (xấp xỉ 230 triệu đồng).
Bằng số vốn ít ỏi này, ông Vượng đã mở nhà hàng và nhanh chóng đạt được thành công. Khi khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra, ông lại cùng bạn chuyển hướng kinh doanh sang sản xuất mì ăn liền với các sản phẩm được bán rộng rãi tại 30 quốc gia và thành lập công ty thực phẩm.
Đến đầu những năm 2000, ông Vượng quyết định bán lại doanh nghiệp của mình tại Kharkov rồi về Việt Nam lập nghiệp, thành lập nên tập đoàn Vingroup đầy danh tiếng hiện nay.
Để thành công, không ai trong số những người trên đây không bỏ ra nỗ lực dù hoàn cảnh của họ có khác nhau đến thế nào. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để các bạn trẻ hiện nay phấn đấu hơn trong sự nghiệp.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
CĐM tranh luận vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê: Tiền nhiều để làm gì
Sau nhiều lần đưa nhau ra tòa để giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình, mới đây, "vụ ly hôn nghìn tỷ" của ông Vua cà phê Trung Nguyên và vợ đã chính thức đi đến phán quyết cuối cùng.
Tài sản sau ly hôn đã giúp bà Lê Hoàng Diệp Thảo tự ghi tên vào danh sách một trong những nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Hiện sự việc này đang thu hút rất nhiều sự chú ý và bình luận từ cộng đồng mạng.
Sau những năm tháng cùng nhau xây dựng tổ ấm, vun đắp cho Trung Nguyên, cuối cùng họ lại chọn ly hôn. (Ảnh: Vietnammoi)
Cụ thể, theo báo Thanh niên đưa tin từ trước, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ký quyết định giám đốc thẩm vụ án của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vậy là hậu "đường ai nấy đi", bà Thảo cuối cùng được chia 1/2 tài sản, trị giá 3.245 tỷ đồng (quy về toàn bộ tài sản bao gồm hiện kim, hiện vật,...). Tất cả con cái cũng sẽ được nữ giám đốc 48 tuổi này chăm sóc, nuôi dưỡng. Còn ông Vua cà phê chịu trách nhiệm chu cấp với số tiền là 10 tỷ đồng/4 người con/năm cho đến khi các con học xong đại học.
Lùm xùm xoay quanh chuyện hôn nhân của cặp vợ chồng đình đám nhất nhì giới nhà giàu những tưởng sẽ chấm dứt từ đây, thế nhưng thực tế chưa phải.
Vợ cũ của Vua cà phê Trung Nguyên trở thành nữ tỷ phú tiếp theo của Việt Nam. (Ảnh: Báo gia đình)
Xoay quanh con số khổng lồ mà bà Thảo nhận được, không ít người lại tiếp tục đặt ra câu hỏi rằng "Vậy cuối cùng, thứ phụ nữ thực sự cần sau chia tay có phải là nhiều tiền?"
Trên cương vị cùng là nữ giới, rất nhiều chị em khác đã thi nhau bình phẩm và chia sẻ quan điểm của mình sau "vụ ly hôn nghìn tỷ" tốn rất nhiều giấy mực của báo chí này.
- "Cả tuổi thanh xuân bên nhau chả tiếc gì giờ lại ly hôn. Đời người phụ nữ nếu gia đình không hạnh phúc thì tiền nhiều cũng chỉ là vật chất, sau này nếu mất cũng không mang đi được."
- "Phụ nữ chúng ta giàu mà bên cạnh không có tri kỷ thì vẫn là nghèo."
- "Tiền nhiều để làm gì khi mà hạnh phúc thì không có."
- "Thử hỏi khi nằm trong phần mộ. Họ đã đem theo được những gì mà phải cố gắng tranh chấp như vậy nhỉ."
Đối với nhiều người, dù giàu và nhiều tiền họ vẫn chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc. (Ảnh chụp màn hình)
Có thể nói, không phủ nhận rằng sức mạnh và giá trị của đồng tiền trong cuộc sống ngày nay vô cùng quan trọng. Thế nhưng, đâu có ai tiến đến hôn nhân để rồi mong muốn một ngày phải gặp nhau tại tòa như vậy.
Đằng sau cuộc hôn nhân đắt đỏ với những con số nghe thôi đã đủ choáng váng ấy, sẽ chẳng ai có thể hiểu được cảm giác thật sự của bà Thảo, ông Vũ đang trải qua. Cuối cùng, họ đã chính thức chấm dứt danh nghĩa vợ chồng hợp pháp suốt bao năm qua với nhiều thăng trầm, tranh cãi kịch liệt và cả những giọt nước mắt.
Còn bạn, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Đang nô đùa với bạn dưới gầm cầu thì lọt vào ống kính của doanh nhân giàu có, cuộc đời bé gái không mảnh vải che thân thay đổi 180 độ Cuộc sống của một gia đình nghèo ở Ấn Độ đã có sự thay đổi chóng mặt nhờ vào sự giúp đỡ của một doanh nhân có tiếng người Úc. Mọi chuyện bắt đầu thật tình cờ đến nỗi người ta phải ngỡ ngàng trước sự sắp đặt tinh tế của số phận. Cuối năm 2015, doanh nhân kiêm nhà thầu và phi...