Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược vì kinh doanh “thuốc thần tiên”
Ngày 13-8, Sở Y tế tỉnh Đác Nông cho biết, đã ban hành quyết định xử phạt đối với hai cơ sở kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại xã Đác Sác, huyện Đác Min với số tiền 40 triệu đồng/một cơ sở. Đồng thời, thu hồi giấy phép kinh doanh, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời gian ba tháng.
Hai loại thuốc với tên gọi “ thuốc thần tiên” không rõ nguồn gốc, xuất xứ do Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Đác Nông thu giữ, tiêu hủy.
Trước đó, người dân phản ánh có hai cơ sở ở xã Đác Sác kinh doanh thuốc với tên gọi “thuốc thần tiên” không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Đác Nông đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hai cơ sở bán thuốc, gồm: quầy thuốc Thảo, do ông Nguyễn Hữu Thảo làm chủ, có địa chỉ tại thôn 3 và quầy thuốc số 07, do bà Nguyễn Thị Trang làm chủ, có địa chỉ tại thôn Phong Hòa.
Qua kiểm tra, đoàn đã thu giữ được hai loại thuốc bao gồm: “thuốc thần tiên” mang nhãn hiệu Sư tử lớn, đóng gói quy cách 10 viên/túi và một loại thuốc không có tên, chỉ có ký hiệu, mã số trên sản phẩm, đóng gói quy cách 12 viên/túi. Cả hai loại thuốc này đều có dạng bào chế viên trụ tròn đơn giản và được bán với giá 55.000 đồng/túi. Hai chủ cơ sở đều không nắm rõ được nguồn gốc, xuất xứ và không xuất trình được các giấy tờ liên quan.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hai cơ sở nêu trên về hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành theo quy định. Buộc chủ hai cơ sở phải giao nộp và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số thuốc kinh doanh trái phép. Đồng thời, lấy mẫu gửi đến Viện Kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm TP Hồ Chí Minh để xác định thành phần dược chất, hiệu quả và hệ quả của hai loại thuốc này.
NGUYỄN VĂN YÊN
Video đang HOT
Theo nhandan
Khi hàng giả thành quen thuộc
Hàng giả, giả từ thương hiệu đến nguồn gốc xuất xứ, bao nhiêu năm qua vẫn tràn lan. Một trong những nguyên nhân quan trọng, đó là vì người sản xuất không biết sợ. Không sợ vì luật pháp không kín kẽ, không nghiêm khắc hay không sợ còn vì có thể "đàm phán" được với cơ quan chức năng?
Câu chuyện hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại chắc chắn còn tiếp tục kéo dài. Trong ảnh: Khách chọn sản phẩm tại một hội chợ hàng tiêu dùng. Ảnh: THÀNH HOA
1.001 chuyện bi hài chống hàng giả
"Chúng tôi mất khá nhiều thời gian điều nghiên, chụp ảnh các bằng chứng vi phạm của một cơ sở sản xuất hàng giả thương hiệu của mình. Sau đó, chúng tôi báo cho cơ quan chức năng đến để kiểm tra. Tuy nhiên, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra thì lại không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ nơi đây từng sản xuất hàng giả", đại diện chống hàng giả của hãng Unilever từng kể lại tình huống dở khóc dở cười đó tại một hội nghị về công tác chống hàng giả có mặt của đại diện nhiều cơ quan chức năng diễn ra chưa lâu.
Theo vị này, đây là tình trạng phổ biến trong công tác chống hàng giả hiện nay khi doanh nghiệp phải trực tiếp điều nghiên, rồi thông báo, "chỉ điểm" cụ thể cho cơ quan chức năng nhưng cuối cùng, lại như chưa từng xảy ra chuyện gì.
Trưởng phòng kinh doanh của một công ty kinh doanh gas còn gặp tình huống "đau lòng" hơn. Phát hiện một cơ sở sang chiết gas sử dụng rất nhiều vỏ bình của công ty mình, ông và các nhân viên công ty mấy đêm liền chia nhau theo dõi, ghi lại hoạt động của từng xe bồn chở nguyên liệu, xe tải chở thành phẩm đi ra đi vào. Khi đã chắc chắn về quy luật hoạt động, ông báo với cơ quan quản lý thị trường của địa phương để bắt quả tang (một trong những yêu cầu nếu muốn chứng minh ai đó sản xuất hàng giả theo quy định hiện nay - PV). Vậy nhưng, tại thời điểm kiểm tra, chỉ có vài vỏ bình của công ty ông lăn lóc tại hiện trường. Lần đó, ngoài công sức, thời gian, công ty còn mất trắng cả trăm triệu đồng bỏ phong bì để xúc tiến việc kiểm tra nhưng cuối cùng không mang lại kết quả nào.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp với TBKTSG, "quy trình" để chống hàng giả (nếu muốn làm) tại doanh nghiệp hiện nay là tự phát hiện cơ sở, đối tượng làm giả hàng hóa của mình. Nếu doanh nghiệp không có nhân lực thì có thể bỏ tiền thuê công ty dịch vụ làm thay. Khi đã có thông tin thì báo cho cơ quan chức năng để kiểm tra chính thức. Tất nhiên, mức độ nhanh hay chậm, dài hay ngắn, của thời gian chờ đợi các cuộc kiểm tra này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó nói khác. "Theo lẽ thông thường, đây là công việc của cơ quan chức năng. Biết là chúng tôi đang làm ngược nhưng nếu không làm thì sẽ không có cuộc kiểm tra nào", đại diện một doanh nghiệp thừa nhận.
Như trường hợp Khaisilk, vụ việc được phát hiện từ tháng 10-2017, cơ quan quản lý thị trường vào cuộc kiểm tra và có kết luận vi phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nhưng đến nay, sau hơn bảy tháng vẫn chưa có kết quả xử lý cuối cùng.
Cất công là vậy nhưng trong không ít trường hợp, doanh nghiệp tay trắng. Vì rằng, đối tượng làm giả lại có quan hệ mật thiết với lực lượng chức năng, cho nên họ được báo về kế hoạch kiểm tra và có sự chuẩn bị đối phó. Bản thân lực lượng chức năng biết điều này nên có không ít cuộc kiểm tra, địa điểm, thời gian được bí mật với các thành viên tham gia, chỉ khi xuất phát mới thông báo.
Trong khi đó, với những doanh nghiệp may mắn hơn là bắt được hàng giả thì mọi việc lại rất mệt mỏi. Doanh nghiệp phải theo đuổi một hành trình với hàng loạt thủ tục phức tạp, cung cấp giấy tờ chứng minh, chờ đợi kết luận... Có những vụ việc, thời gian kéo dài hàng năm trời. Kết luận được rồi thì mức xử phạt với đối tượng làm giả hàng hóa lại không thấm tháp với lợi nhuận họ thu được. Chính thực tế này, nói như các doanh nghiệp, đã khiến họ nản lòng, mất niềm tin và trong không ít trường hợp chấp nhận "sống chung với lũ".
Lỗi ở đâu?
Trao đổi với TBKTSG, một chuyên gia có nhiều năm phụ trách pháp lý cho một số công ty nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ, các quy định về phòng chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tại Việt Nam không phải không đầy đủ. Vậy nhưng, các chính sách lại được thiết kế lại theo hướng dàn hàng ngang kiểm soát, nghĩa là kiểm tra tràn lan thay vì quản lý theo phương thức rủi ro. Điều này, tạo kẽ hở để cơ quan quản lý vận dụng theo hướng có lợi cho mình khi thực thi. Theo đó, cơ quan quản lý thường nhắm vào doanh nghiệp có thương hiệu để "hành", làm nhiều cách để các công ty buộc phải "quan hệ, chăm sóc" dưới nhiều hình thức khác nhau.
"Vì rằng, không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo chắc chắn 100% rằng mình không có vi phạm, sai sót. Và vì có thương hiệu nên sống chết phải bảo vệ", vị này phân tích. Trong khi đó, những chỗ cần kiểm tra thì lại được bỏ qua hoặc làm cho có vì đó là những người "không có gì để mất". Cũng vì cơ chế dàn hàng ngang này mà khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng viện dẫn đủ các lý do để bào chữa và quả bóng trách nhiệm đá qua đá lại. Trong đó, phổ biến nhất là thiếu nhân sự, không thể kiểm soát hết thị trường rộng lớn.
Vậy, câu hỏi là tại sao cơ quan chức năng có thể làm được những điều này? Một trong những lý do là các quy trình không được công khai, minh bạch cũng như không được giám sát, kiểm tra chéo. Các vụ việc nổi cộm xảy ra trong thời gian qua như Khaisilk, Mumuso hay mới đây nhất là Con Cưng đều xuất phát từ việc người tiêu dùng tố cáo trên mạng xã hội hoặc báo chí nước ngoài lên tiếng, hoàn toàn không phải từ phát hiện của cơ quan chức năng.
Trong khi đó, đây là các chuỗi cửa hàng có quy mô rộng khắp, hoạt động thời gian dài. Việc các cơ quan chức năng có từng kiểm tra hoạt động của các cửa hàng này trước đây hay không, kiểm tra khi nào, kết quả ra sao... hoàn toàn không có trong các dữ liệu công khai để người dân theo dõi.
Tương tự, chuyện các cơ quan chức năng khác nhau kiểm tra chéo hoạt động của nhau lại càng không thấy. Như trường hợp Khaisilk, vụ việc được phát hiện từ tháng 10-2017, cơ quan quản lý thị trường vào cuộc kiểm tra và có kết luận vi phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nhưng đến nay, sau hơn bảy tháng vẫn chưa có kết quả xử lý cuối cùng. Cán bộ quản lý thị trường khi được hỏi về diễn tiến vụ việc cũng lắc đầu không biết.
Với tình trạng này thì câu chuyện hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại chắc chắn còn tiếp tục kéo dài. Hậu quả thì người tiêu dùng gánh chịu.
Theo thesaigontimes
Nghệ An: Hãi hùng cơ sở giết mổ làm sạch lông vịt bằng nhựa thông và hàn the Để làm sạch lông vịt, cơ sở giết mổ gia cầm Vinh Phụng tại TP Vinh (Nghệ An) đã dùng nhựa thông đun sôi. Sau khi sạch lông, số vịt sẽ được ngâm vào chậu nước pha hàn the để làm trắng. Cơ sở Vinh Phụng đã dùng nhúng những con vịt vào nồi nhựa thông đun sôi để làm sạch lông. (Ảnh....