Tước giấy phép kinh doanh, thanh tra công ty có xe khách làm 8 người chết ở Bình Thuận
Tước giấy phép kinh doanh, thanh tra công ty co xe khách lam 8 ngươi chết ở Bình Thuận
Sau vụ tai nạn ở Bình Thuận khiến 8 người chết, Thủ tướng yêu cầu tước giấy phép kinh doanh vận tải ôtô có thời hạn với doanh nghiệp quản lý nhà xe Anh Trinh.
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Bình Thuận làm 8 người chết vào rạng sáng 21/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện gửi Bộ Công an, Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia và UBND các tỉnh Bình Thuận, Quảng Ninh và Kon Tum yêu cầu điều tra, xử lý.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận huy động các điều kiện y tế tốt nhất để cứu chữa những nạn nhân bị thương; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn bị thương trong vụ tai nạn.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thời hạn với doanh nghiệp quản lý nhà xe Anh Trinh theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của doanh nghiệp quản lý nhà xe Anh Trinh, xác định và xử lý trách nhiệm của Công ty với vụ tai nạn.
Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bình Thuận kiểm tra, làm rõ tình trạng mất tấm chống lóa trên QL1A qua địa bàn tỉnh để xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Bộ Công an được giao chỉ đạo Công an tỉnh Bình Thuận và công an các địa phương có xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân.
Thủ tướng lưu ý kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn và chất ma túy trong cơ thể lái xe để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả xử lý trách nhiệm của chủ xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi để xảy ra tình trạng lái xe có vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy.
Thủ tướng cũng yêu cầu có phương án tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm đối với xe chở khách, xe chở hàng hoạt động từ 21h hôm trước đến 5h hôm sau.
Trường hợp phát hiện lái xe vi phạm nồng độ cồn hoặc chất ma túy thì làm việc với các cơ quan có liên quan để tạm đình chỉ ngay hoạt động kinh doanh vận tải của nhà xe, chủ xe kinh doanh vận tải.
Giải pháp nào để ngăn ngừa TNGT nghiêm trọng vào ban đêm?
Vì sao những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên tiếp xảy ra vào ban đêm? Giải pháp nào ngăn ngừa tình trạng này?
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm. Điển hình là vụ TNGT giữa xe container và xe khách xảy ra vào 23h ngày 17/6 tại Quảng Ninh làm 3 người chết. Mới đây nhất, vào khoảng 1h sáng 21/7, một vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa 1 xe khách và 1 xe tải xảy ra tại Bình Thuận khiến 8 người chết, 7 người bị thương...
Vì sao những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên tiếp xảy ra vào ban đêm? Giải pháp nào ngăn ngừa tình trạng này? Đây cũng là nội dung cuộc đối thoại giữa phóng viên VOVGT và TS Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia.
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra rạng sáng 21/7 tại Bình Thuận khiến 8 người chết, 7 người bị thương.
PV: Thưa ông, thời gian gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào ban đêm. Ông đánh giá như thế nào về những nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông này?
TS Trần Hữu Minh: Trước hết đây là khung thời gian nhịp sinh học con người nghỉ ngơi, cho nên tất cả mọi con người lớn trạng thái bình thường là có tâm lý mệt mỏi và buồn ngủ.
Thứ hai, ban đêm đường vắng, lái xe muốn chạy quá tốc độ, hoặc vượt ẩu. Tiếp đến là phần lớn trên các tuyến quốc lộ là cũng không có chiếu sáng ban đêm.
Cuối cùng là trong khung giờ ban đêm thì tần suất tuần tra kiểm soát giảm đi rất nhiều. Điều đó tạo tâm lý chủ quan với người lái xe, cho nên là cứ vượt ẩu, phóng nhanh.
PV: Từ những nguyên nhân mà ông vừa nêu thì theo ông cần phải có giải pháp như thế nào để có thể ngăn ngừa những vụ tai nạn tương tự?
TS Trần Hữu Minh: Với những vụ việc nghiêm trọng như vừa rồi thì đã đến lúc chúng ta cần phải siết chặt lại các quy định đối với quá trình tham gia giao thông ban đêm.
Phải quy định rõ là lái xe ban đêm là phải được nghỉ ngơi đầy đủ trước đó, và quan trọng là phải quy định rõ là ai là người chịu trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm về việc đó.
Ngoài ra thì cũng phải có quy định pháp luật cụ thể để nghiêm cấm việc gây sức ép về thời gian chạy đối với lái xe.
Và tốc độ ban đêm về nguyên tắc là thấp hơn tốc độ ban ngày, chẳng hạn như rất nhiều bang của Mỹ, Australia.. thì biển báo cắm tốc độ quy định luôn là tốc độ ban ngày, tốc độ ban đêm.
Tôi nghĩ rằng những giải pháp căn cơ, chẳng hạn như là tiếp tục lắp đặt các camera phạt nguội trên các tuyến quốc lộ, các tuyến có lưu lượng giao thông lớn; đưa thêm các kiến thức, kỹ năng lái xe ban đêm vào trong đào tạo, sát hạch lái xe, đặc biệt là với lái xe kinh doanh vận tải.
Rất nhiều tuyến đường hiện nay không có chiếu sáng nên phần tim đường chúng ta phải có đinh phản quang, gần như là một tiêu chuẩn bắt buộc để hỗ trợ cho người lái xe ban đêm.
Tất cả những giải pháp đó muốn thực hiện được là chúng ta phải chuyển vào các quy định pháp luật, bao gồm Luật, Nghị định, Thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn thì mới có căn cứ để thực hiện.
PV : Vâng, xin cảm ơn ông!
Tai nạn 8 người chết: Những điểm đen rình rập ở Bình Thuận Đoạn đường bị tai nạn đã được Bộ GTVT phê duyệt mở rộng ba cầu hẹp, thắt cổ chai nhưng ba năm qua chưa thực hiện. Ngày 21-7, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận có báo cáo gửi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ GTVT về vụ tai nạn xảy ra sáng cùng ngày tại Km 1767 quốc lộ...