Tước danh hiệu hoa hậu bán dâm, môi giới mại dâm
Thời gian qua, nhiều đường dây gái gọi, mại dâm cao cấp xuất hiện, hoạt động trong các cơ sở dịch vụ rất khó kiểm soát.
Trong Hội nghị sơ kết 3 năm chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 sáng 2/12 tại TP.HCM, Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) đánh giá tệ nạn mại dâm, thủ đoạn của tội phạm và người bán dâm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Nam Định… hình thành các tụ điểm mại dâm tại đường phố, khu du lịch nghỉ mát, tổ chức hoạt động mại dâm công khai ở các quán karaoke, tiệm hớt tóc trá hình làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận.
Khó kiểm soát tình hình mại dâm trong các quán bar, vũ trường.
Có nhiều đường dây gái gọi, mại dâm cao cấp, hoạt động trong các cơ sở dịch vụ rất khó kiểm soát, nhất là trong các khách sạn lớn, quán bar, vũ trường, các cơ sở kinh doanh có đầu tư nước ngoài.
Đối tượng tham gia bán dâm là các diễn viên, người mẫu, học sinh, sinh viên, viên chức,… chuyên phục vụ cho các doanh nhân, người nước ngoài thông qua mạng xã hội.
Nhà hàng karaoke, tiệm hớt tóc công khai hoạt động mại dâm.
Tại Hà Nội và TP.HCM xuất hiện đối tượng nam giới, người đồng tính tham gia bán dâm, trong đó có cả nam giới người nước ngoài. Hiện chưa có quy định xử lý đối tượng bán dâm đồng tính, chuyển giới.
Sự gia tăng về tệ nạn mại dâm đang kéo theo nhiều hệ lụy như nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế hiện có 45,3% gái mại dâm lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, các tổ chức bảo kê cho hoạt động mại dâm cũng đang gây mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa có chế tài, xử phạt không đủ sức răn đe.
Theo thống kê chưa đầy đủ của công an các địa phương, hiện nay cả nước có 83.169 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện với trên 42.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó có 8.137 cơ sở với 6.521 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý đã lập hồ sơ quản lý 1.282 đối tượng có biểu hiện chứa mại dâm, 907 đối tượng có biểu hiện môi giới mại dâm và 6.838 gái bán dâm chuyên nghiệp. Tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị làm công tác phòng chống mại dâm đề nghị tước danh hiệu hoa khôi, người mẫu bán dâm và môi giới mại dâm trong thời gian tới.
Theo Tri Thức
Đừng tuyên thêm hình phạt cho gia đình Mỹ Xuân
Cả trăm người với máy ảnh trong tay đã bám sát từng động tác của hoa hậu Mỹ Xuân trong phiên tòa ngày 27/6.
Một rừng camera trong phiên tòa xử hoa hậu môi giới mại dâm ngày 27/6
Không chỉ vậy, hình ảnh của mẹ và em gái Mỹ Xuân là trẻ chưa thành niên cũng bị đưa lên báo. Rất nhiều bạn đọc đã bức xúc về điều ấy...
* Kiểm sát viên Nguyễn Văn Chung (viện trưởng Viện KSND quận 3, TP.HCM):
Cần công khai tên tuổi người bán dâm
Dù các bị cáo trong vụ án liên quan hoa hậu Mỹ Xuân có là người nổi tiếng, thuộc giới nào thì trước pháp luật đều bình đẳng như nhau. Có rất nhiều người từng là quan chức như thứ trưởng cũng bị xét xử công khai bình thường.
Việc tại phiên tòa các bị cáo khai ra tên tuổi của những người mua dâm cũng là điều nên làm, dư luận nhiều lần đề nghị phải công khai danh tính của những người mua dâm để chấn chỉnh tình trạng này.
Tại tòa, các bị cáo có khai tên hoa khôi A, ca sĩ B, người mẫu C... là những người đã từng được các bị cáo môi giới bán dâm cho khách là việc cần thiết, bởi với khách mua dâm thì các bị cáo có thể không biết tên tuổi, địa chỉ (họ thường dùng tên giả), nhưng phải có những người đẹp A, B, C cụ thể thì tòa mới có thể xác định các bị cáo môi giới bao nhiêu lần. Nếu bị cáo môi giới cho nhiều người đẹp thì đó là chứng cứ xác định các bị cáo phạm tội nhiều lần, với nhiều người.
Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa có thể ảnh hưởng đến những cô gái nào đó bán dâm nhưng điều này là cần thiết, hành vi của các cô gái bán dâm là vi phạm pháp luật, tuy không bị xem là tội phạm nhưng vẫn phải bị xử lý hành chính.
* Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM):
Được xử kín vẫn tốt hơn
Bị cáo dù là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng khi chấp hành xong hình phạt của pháp luật, họ vẫn là công dân bình thường. Vụ án không thuộc trường hợp bắt buộc phải xử kín nhưng nếu được xử kín vẫn tốt hơn.
Điều này sẽ hạn chế được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, báo chí. Việc quyết định xử kín hay không thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử.
Môi giới mại dâm cũng là một tội phạm nhưng trong vụ án này có người đẹp phạm tội môi giới đã từng tham gia bán dâm. Có thể nói việc làm của bị cáo ảnh hưởng lớn đến gia đình của họ.
Nhiều nước trên thế giới không đăng ảnh của người phạm tội là người chưa thành niên hoặc vẽ minh họa hình bị cáo để đảm bảo tương lai của họ sau này.
Đối với hoa hậu Mỹ Xuân, báo chí không chỉ đăng hình bị cáo mà còn đăng hình ảnh người thân bị cáo, trong đó có cả những đứa em chưa thành niên của các bị cáo là việc không nên làm. Điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của gia đình bị cáo, bởi ai cũng mong việc xấu của gia đình càng ít người biết càng tốt.
* Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa án nhân dân tối cao):
Phải tính đến cái lợi của xã hội
Sau phiên tòa, tôi thấy báo chí đưa danh tính những người đẹp bán dâm lên báo, theo tôi đó là điều không nên. Hành vi mua bán dâm là hành vi đáng phê phán nhưng không phải là tội phạm nguy hiểm.
Khi các cơ quan truyền thông công khai danh tính cũng phải tính đến hậu quả theo khuynh hướng mang đến điều tốt hay xấu cho một ai đó. Nếu công khai tên tuổi những người mua bán dâm là chưa ổn, bởi những người đó còn sống với xã hội, ta cần giúp họ phục thiện hơn là vùi dập họ.
Con người ta có sai lầm, nên tạo điều kiện cho người ta sửa chữa chứ làm tanh bành ra, khiến người ta đau khổ và mất mặt thì tan nát hết, không thể đứng dậy được. Đó là chưa kể những người thân trong gia đình của họ sẽ như thế nào trước dư luận?
Còn tại phiên tòa, đương nhiên vụ xử các hoa hậu như Mỹ Xuân không cần thiết phải xử kín, nhưng những người không phải là bị cáo thì phải tôn trọng quyền nhân thân, chụp ảnh hay đưa lên phải xin ý kiến người ta. Việc này chủ tọa phiên tòa hoàn toàn có thể nhắc nhở được.
Việc nhà báo chụp hình thân nhân của bị cáo và phát tán trên mạng (cụ thể là em gái và mẹ ruột của Mỹ Xuân) có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành, giao lưu xã hội của chính cô bé đó, hậu quả không phải chỉ một lúc mà kéo dài rất lâu dài. Ai phạm tội thì người đó chịu, tòa đã tuyên hình phạt thích đáng cho Mỹ Xuân rồi, sao truyền thông còn phải tuyên thêm hình phạt cho gia đình cô ấy nữa?
* Luật sư Đinh Văn Quế:
Tùy thuộc vào quan điểm của tòa
Việc công khai danh tính người mua bán dâm trong phiên tòa là các chi tiết của vụ án, nhưng việc có công bố danh tính của những người này lên báo chí rộng rãi hay không, theo tôi, còn tùy thuộc hội đồng xét xử của phiên tòa đó. Nhưng việc công khai hay không cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Trước đây cũng từng dấy lên ý kiến tranh luận về việc nên hay không nên công khai danh tính người đi mua dâm, dư luận chia thành hai ngả, một cho rằng cần, một thì cho rằng không cần thiết.
Tôi nói ví dụ ở Thái Lan để chúng ta cùng suy nghĩ. Thái Lan công khai coi mại dâm là một nghề, nhưng khi chúng tôi đi tham quan các địa điểm được coi là nơi chữa bệnh hoặc lao động dành cho người hành nghề mại dâm trái phép thì cơ quan quản lý thu luôn máy ảnh, điện thoại.
Họ không muốn hình ảnh những người này bị chụp, bị phát tán bởi luật pháp tôn trọng quyền riêng tư và quyền cá nhân. Ngay ở VN, khi chúng tôi vào trại giam hoặc những trại cải tạo, cán bộ trại cũng không cho mang máy chụp hình hay điện thoại vào. Nhưng ngược lại, khi công an bắt được một nghi phạm và chụp ảnh với hàng số trước ngực thì hình ảnh này lại được sử dụng tràn lan trên báo.
* Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu (chánh Tòa hình sự TAND TP.HCM, chủ tọa phiên tòa):
Đã hạn chế tối đa việc khai thác đời tư các bị cáo
Cần khẳng định rằng các bị cáo trong vụ án phạm tội "môi giới mại dâm" nên trong xét hỏi, mọi người dự tòa đều thấy không hỏi vấn đề gì liên quan bí mật quốc gia, không hỏi tình tiết nào đặc tả về quan hệ nam nữ để nói ảnh hưởng thuần phong mỹ tục phải cần xử kín.
Tòa chỉ hỏi rõ các bị cáo về hành vi làm môi giới: môi giới cho ai với ai, mấy lần, tiền hưởng được bao nhiêu. Tại tòa có luật sư còn định thẩm vấn khai thác quá các thông tin về đời tư của bị cáo đã bị hội đồng xét xử nhắc nhở, đề nghị luật sư chỉ tập trung những tình tiết có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội.
Trong vụ án này, có bị cáo trước khi làm môi giới từng tham gia bán dâm nên nhiều người lầm tưởng các bị cáo bị xét xử về hành vi bán dâm là không đúng. Tòa chỉ xử hành vi bị cáo làm môi giới để hưởng lợi.
Trước khi phiên tòa diễn ra, do dự liệu tình huống người tham dự tòa quá đông, việc khai thác hình ảnh phiên tòa có thể ảnh hưởng đến nhân thân các bị cáo, người nhà của họ nên hội đồng xét xử đã nhắc nhân viên bảo vệ của tòa kiểm tra và chỉ cho phép phóng viên, nhà báo được chụp ảnh bị cáo.
Việc này để tránh tình trạng hình ảnh bị cáo được khai thác, phát tán không nhằm mục đích thông tin của cơ quan báo chí.
Đối với những người đẹp, hoa khôi đã được các bị cáo môi giới đi bán dâm, hội đồng xét xử đã chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của những người này vì hồ sơ vụ án đã có đầy đủ lời khai của họ trong quá trình điều tra, tránh việc để các cô này xuất hiện tại tòa vì có liên quan, không khéo sẽ bị báo chí khai thác quá mức đối với họ.
Theo xahoi
Hoa hậu Mỹ Xuân hoang mang trước ngày ra tòa "Lần nào gặp luật sư Mỹ Xuân cũng chỉ khóc, trông cô ấy rất suy sụp, nhất là những ngày gần ra toà này. Giờ gặp Xuân chắc không ai nhận ra cô ấy là hoa hậu", luật sư Cổ Hiệp - người bào chữa cho người đẹp Mê Kông chia sẻ. Dự kiến ngày mai (27/6), TAND TP HCM sẽ đưa vụ...