Túng tiền tiêu, xẻ biệt thự cho thuê trọ
Thay vì cho thuê cả nhà giá chục triệu đồng/tháng như trước đây, nhiều chủ nhà đang phải cho thuê từng phòng. Mặc dù kiếm bạc cắc nhưng họ vẫn chấp nhận vì không phải lúc nào cũng cho thuê được cả nhà.
Nhà chục tỷ, kiếm bạc cắc
Sở hữu nhà liền kề tại khu đô thị mới Xa La (Hà Đông, Hà Nội), sau thời gian dài treo biển cho thuê vẫn không có khách, anh Bùi Công Tuấn đã quyết định cho thuê từng phòng.
“Cho thuê cả nhà thì tiện hơn nhưng thời buổi khó khăn, cho thuê được phòng nào hay phòng đó, kiếm được ít tiền cũng hơn”, anh Tuấn cho hay. Mỗi tháng anh cũng thu được hơn 10 triệu đồng tiền thuê nhà.
Ngôi nhà 4 tầng của anh đã cho thuê gần kín, chỉ còn lại một phòng ở tầng hai, do người thuê mới chuyển đi. Anh đang rao cho thuê căn phòng rộng 29m2 này với giá 2,4 triệu đồng/tháng. Phòng có sàn gỗ, nhà vệ sinh khép kín, thiết bị vệ sinh loại “xịn”, nóng lạnh và cả điều hòa, có thể bố trí bếp nấu ăn trong phòng gần cửa sổ. Truyền hình cap, net, wifi đầy đủ cả.
Thực tế, mức giá cho thuê này là rất rẻ mạt, bởi họ đã phải bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua nhà trước đó và không ít người đầu tư bằng vốn vay. Tuy nhiên, tại thời điểm này, ngay cả mức giá được cho là quá thấp so với kỳ vọng ấy, thì việc kiếm được người thuê nhà cũng không đơn giản. Theo phản ánh của nhiều văn phòng môi giới nhà đất, do kinh tế khó khăn, nhiều người phải thắt chặt chi tiêu, nên ít người bỏ ra một số tiền lớn để thuê nhà.
Cũng giống anh Tuấn, anh Nguyễn Thành Trung, chủ một ngôi biệt thự ở Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội cũng xé lẻ ngôi biệt thự cho thuê. Hiện tầng 1 đang cho quán café và văn phòng công ty BĐS thuê, hai phòng ở tầng 2 là công ty kiến trúc, còn tầng 3 cũng có hai phòng đang để trống vì công ty truyền thông mới dọn đi.
Anh Trung cho hay, chờ khách thuê cả nhà dài cổ mà không có, bất đắc dĩ anh phải cho thuê lẻ để đảm bảo nguồn thu nhập cũng như không để nhà trong tình trạng bỏ không sẽ nhanh xuống cấp. “Hiện nay nhiều nhà đang rao cho thuê, mình kiếm được tiền triệu mỗi tháng cũng là tốt lắm rồi”, anh Trung chia sẻ.
Theo anh Trung, khách thuê chủ yếu là những công ty nhỏ, mỗi tháng chỉ có ngân sách khoảng 3 triệu đồng tiền thuê văn phòng. Hiện nay, văn phòng cho thuê đang dư thừa nhiều nên cạnh tranh rất lớn, anh cũng phải tìm đủ mọi cách để chiều lòng khách thuê.
Video đang HOT
Theo khảo sát, tại nhiều khu đô thị mới số nhà treo biển cho thuê tăng mạnh. Đơn cử như khu đô thị Văn Phú, Văn Khê, Mỗ Lao hay Văn Quán, chủ các căn biệt thự, liền kề này cũng phải tìm cách “tận dụng” bằng việc rao cho thuê nhà.
Chung cư cao cấp cũng hạ giá
Không chỉ biệt thự, liền kề mà chung cư cao cấp thậm chí là bình dân cũng đang gặp khó khăn trong việc cho thuê lại. Chị Thảo, chủ căn hộ ở khu đô thị mới Trung Văn đã rao cho thuê nhà của mình. Từ giá chào thuê ban đầu hơn 6 triệu đồng/tháng, chị Thảo đã giảm xuống chỉ còn 4 triệu đồng nhưng hầu như không có khách hỏi. Chị cho biết: “Cho thuê cả nhà thì chỉ có hộ gia đình mới đủ khả năng thuê còn chia nhỏ từng phòng nghĩ tới nhưng chưa dám thực hiện bởi khó quản lý.”
Khảo sát giá thuê tại một số khu vực chung cư cao cấp trên địa bàn Hà Nội cho thấy, giá thuê đã giảm mạnh so với cách đây vài năm. Đơn cử như Ciputra giá thuê khoảng 10 triệu đồng/tháng giảm 5 – 7 triệu đồng/tháng, chung cư 88 Láng Hạ giá thuê từ 14 triệu đồng. Chung cư 15-17 Ngọc Khánh, giá thuê căn hộ 100 m2 khoảng 18 triệu đồng/tháng nay giảm còn 14 triệu đồng/tháng… Chung cư Vimeco (Khu đô thị Trung Yên) chỉ còn 10 triệu đồng/tháng. Khu chung cư M3 – M5 Nguyễn Chí Thanh, các căn hộ đang chào thuê từ 12 – 14 triệu đồng/tháng. Chủ nhà sẵn sàng giảm giá theo yêu cầu của khách thuê do ngại tìm kiếm khách hàng mới vì vậy giá thuê liên tục giảm xuống.
Anh Nguyễn Văn Lâm, đại diện một trung tâm giao dịch BĐS tại Hà Đông – Hà Nội cho biết, áp lực cho thuê đối với các chủ nhà ngày càng lớn do lượng cung tăng mạnh, trong khi đó doanh nghiệp và cá nhân đang thắt giảm chi tiêu. Tại nhiều khu đô thị, treo biển cho thuê nửa năm nay mà vẫn không có khách mặc dù đã giảm giá.
Lý giải về điều này, anh Lâm cho rằng, thiếu cơ sở hạ tầng sẽ làm mất đi giá trị của bất động sản. Khách thuê không thể ở trong một khu đô thị hoang, vắng bóng người thiếu chợ búa, siêu thị, bệnh viện dù giá có giảm đến đâu.
Theo anh Lâm, tình trạng nhà bỏ hoang do thiếu khách thuê sẽ còn kéo dài do nguồn cung căn hộ, biệt thự, liền kề khổng lồ chưa giải quyết xong cộng với tình hình kinh tế hiện nay. “Cho thuê kiếm bạc lẻ trong tình cảnh hiện nay cũng là một cách để giải quyết khó khăn trước mắt”, anh Lâm nhận định.
Theo Dantri
Xe buýt 'trốn' qui định trên đường Trần Phú, Hà Đông
Cuối năm 2009, bến xe Hà Đông đóng cửa, nhường chỗ cho dự án xây dựng chung cư. Tuy nhiên, thay vì chuyển xuống bến xe Yên Nghĩa đón trả khách, rất nhiều ô tô vẫn lấy bến xe Hà Đông làm điểm đón, trả khách với nhiều chiêu trò lách qui định.
Theo ghi nhận của PV báo điện tử Infonet, những chiếc ô tô mang tuyến xe Buýt số 75 có lịch trình dán trên xe là "Hương Sơn - Đặng Giang - Dốc Bồ - Vân Đình - Hòa Xá - Vác - Bình Đà - Ba La - Yên Nghĩa" và xe mang số tuyến 215 "Chùa Hương - Giáp Bát" lấy điểm trước của trụ sở Công ty Cổ phần ô tô khách Hà Tây (143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, ngay cạnh bến xe Hà Đông cũ) làm điểm đón, trả khách.
Khác với những chiếc ô tô "mang" tuyến xe Buýt số 75 và 215, những chiếc xe ô tô "gắn" tuyến xe buýt số 78 có lịch trình "Mỹ Đình - Hà Đông - Tế Tiêu" còn tinh vi hơn khi xe từ Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội) ra đều dừng ở điểm đón trả khách của xe buýt trước bến xe Hà Đông cũ và chờ các xe cùng tuyến khác; nhưng cứ 2, 3 xe mới có một xe chạy về bến Mỹ Đình. Các xe còn lại sau khi "dồn" khách cho xe chạy về bến Mỹ Đình thì hoặc vào khu đô thị (KĐT) Văn Quán hoặc vào KĐT Mỗ Lao "trú ẩn", chờ đến lượt đón khách tại điểm đón trả xe buýt trước dự án Hồ Gươm Plaza.
Theo phản ánh của những người hành nghề xe ôm ở đây, tình trạng đón trả khách quanh bến xe Hà Đông cũ của các xe mang các tuyến xe buýt trên diễn ra từ khi bến xe Hà Đông đóng cửa.
Điều đặc biệt là hoạt động đón, trả khách trái phép này diễn ra ngay cạnh và trước trụ sở Cơ sở 2 Công an TP.Hà Nội, cách trụ sở Sở GTVT Hà Nội chỉ vài trăm mét nhưng đến nay vẫn chưa bị phát hiện và dẹp bỏ. Phải chăng các lực lượng chức năng từ Công an phường (phường Văn Mỗ và phường Mộ Lao), Công an quận Hà Đông đến Thanh tra Giao thông, Cảnh sát Giao thông, ...đều không biết đến thực trạng này?
Các xe "gắn" tuyến xe buýt số 75, 215 lấy trước cửa trụ sở Công ty CP ô tô khách Hà Tây làm điểm đón, trả khách.
Các xe "gắn" tuyến xe buýt 78 đang "dồn" khách sang xe có nhiệm vụ chạy ra bến xe Mỹ Đình.
Cả 3 xe đều từ Tế Tiêu ra nhưng chỉ 1 xe là về tới "đích", bến xe Mỹ Đình.
Những xe không có "nhiệm vụ" ra bến Mỹ Đình thì quay xe chờ đón khách
Rẽ vào KĐT Mộ Lao "trú ẩn".
Quanh dự án của BooYoung Vina tại KĐT Mỗ Lao là nơi "trú ẩn" của những xe gắn tuyến Buýt 78
Không "trú ẩn" bên KĐT Mỗ Lao thì vào KĐT Văn Quán
Lúc nào cũng có 2, 3 xe về Tế Tiêu xếp hàng đón khách tại điểm đón, trả khách trước dự án Hồ Gươm Plaza gây khó khăn cho những hành khách của các tuyến xe buýt khác lên, xuống.
Theo Infonet
Có hay không "bộ hàm voi ma mút" hóa thạch xuất hiện tại Hà Nội Mới đây, ở ngay thủ đô Hà Nội, dư luận được phen xôn xao khi có một người đàn ông tuyên bố đang sở hữu một chiếc hàm voi rất lớn, được suy đoán là của voi ma mút, đã hóa thạch. Loài voi ma mút biến đã mất khỏi mặt đất sau khi có những thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái...