Tung tích bí ẩn của con cá sấu huyền thoại ăn thịt 300 người chỉ vì ‘thích’
Quái vật Gustave hiện vẫn đang là nỗi sợ hãi của người dân châu Phi. Không ai biết nó lẩn trốn ở đâu và cũng không có bằng chứng nào cho thấy rằng nó đã chết.
Hầu hết các loài động vật hoang dã lớn đều có thể tấn công và ăn thịt người nếu cảm thấy bị đe dọa.
Với cá sấu, cá sấu sông Nile và cá sấu nước mặn từ trước đến nay vẫn luôn được ghi nhận là 2 loài có khả năng tấn công con người lớn nhất, chúng nguy hiểm gấp 168 lần so với cá mập.
Tuy nhiên, để gọi là quái thú thì lại là một vấn đề khác.
Vì những con vật đặc biệt được mang danh quái thú thích thịt người hơn bất kỳ thức ăn nào khác. Sự xuất hiện của chúng trong lịch sử là rất hiếm khiến con người phải khiếp sợ.
Tháng 4/2008, một vụ cá sấu giết người ghê rợn đã xảy ra ở làng Ruziba ở Burundi, Đông Phi.
Một con cá sấu khổng lồ kéo một ngư dân xuống hồ, nhấn chìm và cắn nát bụng và chân người đàn ông xấu số đến chết.
Nếu không có sự xuất hiện của người dân thì chắc chắn con cá sấu sẽ nghiền nát nạn nhân bằng chính hàm răng của nó.
Không dừng lại ở đó, con cá sấu được cho là gây ra cái chết của hơn 300 người trong 20 năm qua.
Ảnh minh họa.
Các nhân chứng kể lại con cá sấu có nhiều vết sẹo trên đầu và thân.
Đây được cho là đặc điểm nhận dạng của quái vật tên Gustave có vết sẹo do đạn bắn.
Thậm chí, Gustave còn trở thành nhân vật chính trong bộ phim có tên Primeval (Đ ầm lầy chết người).
Gustave là cá sấu sông Nile cực khổng lồ, nó đã hơn 60 tuổi dài khoảng 6m và nặng gần 1 tấn.
Sát thủ đầm lầy này có khả năng tăng tốc độ đột biến đáng ngạc nhiên, đạt tới 12 – 14 km/h.
Chúng có thể bơi khá nhanh bằng cách chuyển động cơ thể, đuôi theo đường hình parabol, và duy trì trong khoảng thời gian khá lâu.
Trang National Geographic thậm chí còn nhận định Gustave có thể là con cá sấu sông Nile lớn nhất còn sống, và là con vật ăn thịt lớn nhất ở châu Phi.
Ban đầu Gustave sống trong một cái ao nhỏ tại ngôi làng ở Burundi, nơi nạn diệt chủng liên tiếp xảy ra trong thời gian đó.
Bức ảnh chụp vào năm 2008 cho thấy, con cá sấu này vẫn rất khỏe mạnh và lanh lẹ.
Sau khi giết người, sát thủ đầm lầy thường ăn thịt con mồi. Các nhân chứng nói thêm rằng Gustave ít khi ăn hết toàn bộ người. Thay vào đó, quái vật thường cắn một hoặc vài miếng, nhìn nạn nhân chết dần thích thú nghe tiếng la hét của họ.
Năm 2002, một nhóm nghiên cứu cá sấu đã đến Burundi để bắt Gustave với một cái lồng dài 5m, nặng 1 tấn nhưng họ đã sai lầm khi nghĩ Gustave rất đần độn.
Mặc dù Gustave có xuất hiện nhưng nó chỉ bơi quanh như chế giễu những người đặt ra cái bẫy ấy, nó quá khôn ngoan để bị lừa.
Có nhiều suy đoán về động cơ giết người của Gustave.
Nhiều người cho rằng con cá sấu quá già và quá lớn nên không thể săn được con mồi nhanh nhẹn như ngựa vằn hay linh dương.
Nó buộc phải chuyển sang săn người – con mồi dễ hạ hơn. Nhưng theo người bản địa, Gustave chỉ thích ăn thịt người và coi đó là thú tiêu khiển, chẳng có lý do gì Gustave lại không săn được mồi ở đầm lầy Burundi trù phú.
Hàng chục năm qua, chưa ai hạ được Gustave, duy nhất có 4 vết đạn khiến nó suýt mất mạng.
Quái vật Gustave hiện vẫn đang là nỗi sợ hãi của người dân châu Phi. Không ai biết nó lẩn trốn ở đâu và cũng không có bằng chứng nào cho thấy nó đã chết.
Ảnh minh họa
Từng có tin đồn cho rằng cá sấu đã bị quân nổi dậy của nước láng giềng Congo bắn chết và ăn thịt.
Cũng có người đoán Gustave chết vì tuổi già. Tuy nhiên, người dân bản xứ ở đây vẫn khẳng định: “Gustave còn sống”.
Thiên nhiên kì bí: Khám phá nơi trú ngụ của siêu quái thú trăn khổng lồ nặng hơn 500kg
Đầm lầy trong khu rừng rậm Amazon chính là ngôi nhà của những con trăn Anaconda nặng hơn 500kg, dài hơn 11m.
Clip trăn anaconda nằm vắt vẻo trên cành cây dọa người chết khiếp:
Rừng Amazon - câu hỏi lớn của nhân loại
Rừng Amazon nằm trong 9 lãnh thổ quốc gia của khu vực Nam Mỹ bao gồm 60% thuộc Brazil còn lại là Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, Guyana, Bolivia, Suriname và Guyana thuộc địa Pháp. Tổng diện tích bề mặt bao phủ của rừng Amazon lên tới 7 triệu km2, nơi đây được mệnh danh là "lá phổi xanh" lớn nhất của hành tinh.
Amazon là cái tên do một người lính Tây Ban Nha là Francisco de Orellana đặt ra. Năm 1541, de Orellana là người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực rừng rậm này và đến cửa sông vào năm 1542.
Ông trở về Tây Ban Nha với những câu chuyện về vàng và quế mà ông đã tìm thấy ở nơi này.
Nhưng ông ta lại bị tấn công bởi những người phụ nữ đến từ các bộ lạc ở đây khi họ đang cố bảo vệ lãnh thổ của mình. Ông đã gọi họ là Amazon - cái tên tượng trưng cho những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp.
Vùng rừng Amazon quả thực ẩn chứa nhiều bí ẩn, nơi có những bộ tộc săn cá sấu bằng tay không, bộ tộc ăn thịt người và cả những bộ tộc nguyên thủy duy nhất sót lại trên hành tinh này.
Rất nhiều bộ lạc, thậm chí kể cả những bộ lạc không giao tiếp với bên ngoài, nói về một loài động vật rừng nhiệt đới khổng lồ.
Mặc dù không có mẩu xương hay dấu hiệu nào về loài động vật này, một số nhà khoa học khẳng định rằng có lẽ con người ở Amazon đã tương tác với những con lười khổng lồ cuối cùng trên mặt đất.
Không chỉ vật, rừng Amazon là ngôi nhà của rất nhiều loại động vật, trên thực tế, cứ 10 loài được biết đến trên thế giới thì có 1 loài sống ở Amazon.
Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến quái thú Anaconda - kẻ thống trị giới bò sát!
Anaconda - kẻ thống trị dài hàng chục mét, nặng cả tấn
Một con trăn Anaconda bị bắt sống và phải dùng cần cẩu để mang đi.
Là loài trăn lớn nhất thế giới dài hơn chục mét, nặng cả tấn, sống đơn độc nhưng lại rất hung tàn với những đòn tấn công đột ngột khiến con mồi không thể chạy thoát, trăn anaconda khiến nhiều người khiếp sợ thật sự.
Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Tuy nhiên không ít lần các nhà khoa học rùng mình khi nhìn thấy cơ thể khổng lồ của anaconda vắt vẻo trên các cành cây!
Anaconda quả thật là "ông vua" của đầm lầy Amazon, chúng là một khối cơ khổng lồ nên nếu nó cuộn khối cơ đó quanh con mồi, và rồi cuộc chơi sẽ chấm dứt.
Năm 1902, các thổ dân Amazon đã miêu tả về một con trăn dài tới 15m, nặng hơn 1 tấn với một đoàn thám hiểm tây phương.
Đến năm 1935, các nhà thám hiểm Anh cũng khẳng định rằng đã tận mắt trông thấy một con Anaconda xanh dài tới 50m.
Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới.
Chúng gồm 4 loài: màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia.
Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác.
Loài trăn này có mặt ở hầu hết các vùng đất của châu Phi. Tuy nhiên, ở Nam Phi loài trăn này có trọng lượng và kích thước lớn nhất. Trăn đá châu Phi sinh sống ở các đồng cỏ, khu vực gần bờ nước (sông, suối, đầm lầy... ) hay vùng cận rừng.
Đây là loài trăn cực kỳ hung hãn, sẵn sàng tấn công mọi thứ đang cử động trước mắt chúng. Một con vật to hơn chúng vài ba lần cũng không thể thoát chết khi bị chúng quấn.
Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ.
Trăn Anaconda đang ăn thịt một con cá sấu sông Nile cỡ khủng!
Anaconda không có độc, chúng có góc hàm có thể mở rộng 180 độ hoàn toàn nuốt chửng những con mồi có kích thước lớn gấp nhiều lần cơ thể.
Tổ tiên của loài trăn này phải kể đến huyền thoại về loài trăn Titanoboa. Chúng được coi là loài trăn to lớn nhất từng tồn tại trên trái đất chừng 60 triệu năm với chiều dài khoảng 20m và cân nặng đến 1,5 tấn!
Chân dung kẻ thống trị đầm lầy thời cổ đại.
Các nhà khoa học cho rằng loài trăn khổng lồ này là kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn tại rừng đầm lầy của Colombia.
Titanoboa được cho là có thể nuốt gọn bất kỳ con mồi nào, vì kích thước của chúng là quá lớn.
Dĩ nhiên có nhiều trường hợp ở thời hiện đại, người ta đã được nhìn qua hậu duệ của Titanoboa.
Quả thực khiếp sợ!
Minh Anh (Tổng hợp)
Hổ ăn thịt người bị giam cầm suốt đời Một con hổ được cho là đã ăn thịt 3 người sẽ phải dành phần đời còn lại sau song sắt, các nhà chức trách Ấn Độ cho rằng con vật này quá nguy hiểm để được phép sinh sống tự do. Con hổ đực 5 tuổi, từng nhiều lần tấn công gia súc, đã lang thang hơn 500 km từ phía tây...