Tung số tiền khủng chưa từng có lên đến 12 tỷ đồng cho các đội tuyển, đại diện Garena nói gì?
Thị trường Esports Việt Nam đang bàn tán xôn xao về mức đầu tư “gây choáng” chưa từng có trong tiền lệ đối với các đội tuyển Esports tại Việt Nam, được vận hành bởi Garena.
Vậy là sau màn ăn mừng úp mở của các tuyển thủ Liên quân trên mạng xã hội về việc được tăng lương, Garena đã chính thức công bố triển khai “Gói đầu tư tiền thưởng & hỗ trợ toàn diện cho các vận động viên”, với mức đầu tư chưa từng có tiền lệ của Esports Vietnam: 12 tỷ đồng cho mùa giải Đấu trường Danh vọng 2021.
Không chỉ các tuyển thủ mà cả fan hâm mộ đã nhanh chóng “truyền tai nhau” sự vui mừng ấy trên mạng xã hội, khiến cộng đồng game thủ cảm thấy phấn khích trong những ngày qua.
Khi Esports gắn liền với khái niệm hệ sinh thái
Trải qua 5 năm, hệ thống thể thao điện tử của Liên Quân Mobile nói chung và Đấu trường Danh vọng nói riêng đã phát triển rất mạnh. Các tuyển thủ cũng nhận được số tiền thưởng đạt mức kỷ lục cho một giải đấu Esports tại Việt Nam là 2,5 tỉ đồng với mỗi mùa giải của Đấu trường Danh vọng. Vậy lý do gì mà Garena quyết định “chơi lớn” với mức đầu tư khủng chưa từng có là 12 tỷ đồng?
Trả lời cho câu hỏi này, ông Lê Minh Trí – Giám đốc Marketing của Công ty Vietnam Esports cho biết sự hỗ trợ ở đây không chỉ là tiền, mà “tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng hệ sinh thái Esports Việt Nam theo hướng phát triển bền vững và lâu dài”.
Không chỉ các đội tuyển top đầu như Team Flash hay Saigon Phantom, các đội tuyển khác như FAP Esports hay Box Gaming… cũng được ban tổ chức phối hợp xây dựng chương trình chiến lược dài hạn để phát triển theo mô hình chuyên nghiệp của các gaming house trên thế giới. Garena sẽ hỗ trợ các đội tuyển cùng phát triển nền tảng vững mạnh hơn từ vận hành cho đến truyền thông, để các đội nâng tầm thương hiệu của mình và từ đó tăng cơ hội hợp tác với các nhãn hàng tài trợ.
Nhiều sân chơi lớn cho cộng đồng, con đường chuyên nghiệp rộng mở
Trong những năm gần đây, Công ty Vietnam Esports cũng dành rất nhiều sự đầu tư cho các giải đấu cộng đồng của Liên Quân Mobile. Trong năm 2020, đã có tới hơn 1000 giải đấu được tổ chức trên cả nước, cùng hệ thống community leader (thủ lĩnh cộng đồng) hỗ trợ các cộng đồng tự tổ chức giải đấu phong trào.
Năm 2021, Garena đã cho khởi động “Tứ phương đại chiến” – giải đấu được tổ chức rộng khắp 63 tỉnh thành với 1300 đội tuyển tham dự. Đáng chú ý là theo ông Trí, giải đấu này sẽ không đơn giản là giải phong trào, mà còn trao cho những game thủ có đủ kỹ năng, đam mê và nhiệt huyết một cơ hội để theo đuổi con đường Esports chuyên nghiệp.
Sức ảnh hưởng của Esports với giải trí trực tuyến
Video đang HOT
Thời đại bùng nổ công nghệ số, giới trẻ ngày càng tiếp cận các loại hình giải trí trực tuyến nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các phương pháp truyền thông cũ đang dần bị thay thế bằng truyền thông số. Trong lĩnh vực này, Esports nổi lên là một ngành đầy tiềm năng, xuất hiện được trên mọi nền tảng và mạng xã hội, từ đó dẫn đến xu hướng các nhãn hàng quảng bá hình ảnh thông qua việc tài trợ vào các giải đấu như Đấu trường Danh vọng. Tại Việt Nam, Đấu trường Danh vọng đã nhận được sự tài trợ từ các đối tác, nhãn hàng tài trợ vô cùng đa dạng, từ điện thoại đến thực phẩm, đồ uống… Đáng chú ý hơn, năm 2021 đánh dấu mùa thứ 4 liên tiếp CLEAR Men đồng hành cùng Đấu trường Danh vọng kể từ mùa giải mùa đông 2019. Đặc biệt, Đấu trường Danh vọng mùa xuân 2021 chào đón một nhà tài trợ mới, đó là thương hiệu dầu nhớt toàn cầu Castrol POWER1, càng chứng minh sức hút của Esports Liên Quân Mobile nói chung và Đấu trường Danh vọng nói riêng.
“Trái ngọt” từ giải Esports hàng đầu Việt Nam
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, thành quả gặt hái được dành cho Liên Quân Mobile cũng không phải ít. Đầu tiên, họ đã xây dựng được một hệ sinh thái vững chắc cho các tuyển thủ chuyên nghiệp, với nhiều đội tuyển mang về thành tích cao như Team Flash với 2 chức vô địch tại AIC và AWC 2019, hay ngôi Á quân tại AIC 2020 của Saigon Phantom.
Kế đó là hỗ trợ các đội tuyển phát triển kênh truyền thông, được thể hiện thông qua những con số biết nói. 446% – đây là mức tăng trưởng của fanpage mạng xã hội chỉ riêng trong năm 2020, tương đương với 2 triệu lượt theo dõi. Đấu trường Danh vọng mùa Đông 2020 thậm chí đã phá kỷ lục về lượt xem với con số gần 90 triệu (tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2019). Đó đều là những con số chứng minh được sức hút của tựa game Liên Quân Mobile, cũng như thành công mà Garena đã đạt được trên thị trường Esports Việt Nam.
Game thủ Việt xuất ngoại: Người nhanh chóng "bỏ cuộc", kẻ đánh mất chính mình, chỉ riêng SofM là biểu tượng vươn tầm thế giới
Việc Vietnam Championship Series (VCS) được tách khỏi giải đấu Garena Premier League (GPL) là một bước tiến lớn cho nền eSports Việt Nam nói chung và Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam nói riêng.
Với nhiều thành tích đáng nể cùng kỹ năng điêu luyện, các tuyển thủ Việt Nam luôn là tầm ngắm của nhiều đội tuyển hàng đầu quốc tế.
Nhưng những rào cản về văn hóa, giao tiếp tại môi trường mới chưa bao giờ là dễ thở với các game thủ Việt. Trong số hàng chục game thủ Việt đã từng xuất ngoại thi đấu cho các đội tuyển LMHT nước ngoài, hầu như không có ai gây ấn tượng hay có thành tích đáng kể. Thế mới thấy, việc SofM tỏa sáng tại LPL, trở thành một trong những game thủ hàng đầu của nền LMHT thế giới kỳ diệu tới múc nào.
Chướng "Navy" Viễn Long
Tới thời điểm hiện tại, rất ít người hâm mộ LMHT Việt Nam còn nhớ đến cái tên Chướng "Navy" Viễn Long. Nhưng cựu vận động viên thể thao điện tử này lại chính là game thủ đầu tiên của Việt Nam thi đấu cho một đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại nước ngoài.
Khi nền LMHT Việt Nam đang còn ở giai đoạn sơ khai, Navy đã sang Thái Lan thi đấu và cùng đội tuyển giàu truyền thống nhất xứ chùa Vàng Bangkok Titans vô địch LOL Thailand Championship Series, qua đó góp mặt tại vòng chung kết Vô địch LMHT Đông Nam Á năm 2013.
Trong thời kỳ mà việc thi đấu thể thao điện tử còn gặp nhiều khó khăn, chỉ sau 2 tháng anh đã phải về lại Việt Nam để phục vụ cho việc học hành và giã từ thi đấu chuyên nghiệp không lâu sau đó.
Nguyễn "Noway" Vũ Long
Được mệnh danh là xạ thủ hàng đầu của LMHT Việt Nam, Noway từng là cái tên hàng đầu cho vị trí đường dưới ở khu vực VCS. Khác với SofM, Noway chọn Ascension Gaming của Thái Lan làm bến đỗ tiếp theo trong sự nghiệp sau khi rời khỏi Hanoi Skyred.
Chỉ thi đấu duy nhất 1 mùa giải tại Thái Lan nhưng chừng đó là đủ để Noway có những thành công nhất định. Sau chức vô địch Thailand LCS Mùa Xuân 2017 và Á quân tại GPL Mùa Xuân 2017, Noway trở về Việt Nam và gia nhập đoàn quân của HLV Tinikun - GAM Esports. Tiếp tục càn quét cùng các đồng đội, Noway nắm giữ mọi vị trí quán quân ở giải đấu khu vực và thẳng tiến tới CKTG 2017.
Hiện tại, Noway đã giải nghệ và trở thành một streamer toàn thời gian, nhưng anh là xạ thủ xuất sắc VCS là điều mà không ai dám phủ nhận.
Noway và Cara Phương đang thu hút rất nhiều sự chú ý sau chương trình Người Ấy Là Ai
Đỗ "Levi" Duy Khánh
Mặc dù là tuyển thủ duy nhất của VCS là đã thi đấu ở trên 2 khu vực là LCS Bắc Mỹ và LPL Trung Quốc nhưng thành tích du đấu của đội trưởng GAM Esports gần như không có gì nổi bật nếu không muốn nói là tệ.
Sau những màn trình diễn thăng hoa với GAM Esports tại MSI và CKTG 2017, Levi nhanh chóng được nhiều đội tuyển trên thế giới để ý đến. Nhanh chóng, Levi chọn một nước đi có phần dễ dàng là đội tuyển hạng 2 của LCS, 100 Thieves Academy. Tuy vậy, tuyển thủ người Việt Nam vẫn không thể mang đến bất ngờ nào cho người hâm mộ Bắc Mỹ khi 100T Academy chỉ xếp cao nhất là thứ 6.
Kết thúc một năm ở Bắc Mỹ, Levi được JD Gaming chiêu mộ nhưng anh phải cạnh tranh suất thi đấu với người đi rừng Hàn Quốc của JDG lúc đó là Flawless. Tuy vậy, điều trớ trêu nhất với Levi khi ở JD Gaming không phải là phải ngồi dự bị mà đó là JDG giành chức Á quân tại LPL Mùa Xuân 2019 nhưng tỉ lệ thắng của anh lại là con số 0 tròn trĩnh. Kết thúc hơn 1 năm du đấu không thành công, Levi trở về với mái nhà xưa GAM Esports và tiếp tục hành trình chinh phục VCS với đội tuyển này.
Trương "Beyond" Vĩnh Thanh
Đội trưởng của 269 Gaming lừng lẫy một thời Trương "Beyond" Vĩnh Thanh cũng là một trong số ít tuyển thủ từng du đấu ở nước ngoài. Beyond tham gia đội tuyển Fortius của Indonesia và nhanh chóng lấy được chức vô địch tại giải đấu LoL Garuda Series 2017.
Tuy vậy, Indonesia thực sự không phải là quốc gia mặn mà với LMHT. Nhận thức được điều này, Beyond thành lập EVOS Esports dựa trên nền tảng của Fortius và chuyển khu vực của đội từ Indonesia thành Việt Nam.
Dưới sự dẫn dắt của Beyond, EVOS Esports đã có những thành công nhất định trong những năm hoạt động với chức vô địch VCS Mùa Xuân 2018 và luôn nằm trong top 4 đội mạnh nhất của VCS trong nhiều năm liền.
Mới đây, EVOS Esports đã tuyên bố giải thể nhưng những giá trị mà Beyond và EVOS Esports để lại cho LMHT Việt Nam sẽ không bao giờ mất đi.
Lê "SofM" Quang Duy
Vua trò chơi, thần đồng LMHT Việt Nam Lê "SofM" Quang Duy là tuyển thủ vĩ đại nhất mà VCS từng sản sinh. Tư duy đỉnh cao cùng kỹ năng chơi game thượng thừa đã giúp anh nổi tiếng trong cộng đồng LMHT từ lúc mới 14 tuổi.
Nổi danh từ rất sớm và là ngòi nổ chính của Full Louis, SofM nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công lớn nhỏ với đội tuyển này. Tuy nhiên, niềm vui chẳng tày gang khi Full Louis sớm bị nhiều ông lớn gạt giò bằng lối chơi chiến thuật đầy kỷ luật, bài bản thay vì phong cách đánh "tay to" của các chàng trai Hà Nội.
SofM đã nổi tiếng với Lee Sin từ những ngày đầu anh bước chân vào đấu trường chuyên nghiệp
Sau thất bại tại VCS Mùa Xuân 2016, chàng trai trẻ tìm kiếm con đường mới cho mình tại LPL Trung Quốc với Snake Esports. Ngay trong mùa giải đầu tiên tham dự, anh nhận ngay giải Tân Binh xuất sắc nhất năm và suýt chút nữa đến được với Chung Kết Thế Giới 2016 sau khi để thua đáng tiếc trước World Elite với chuỗi 10 trận đấu lịch sử.
Là ngoại binh Việt Nam duy nhất Trung Quốc nhưng điều đó không trở thành khó khăn mà còn là động lực để SofM tiếp tục cố gắng tỏa sáng. 3 năm ở LPL dù thành tích cả đội có ra sao thì SofM vẫn luôn lọt vào top 5 những người đi rừng hay nhất giải đấu. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, SofM là nhân tố chính giúp LPL thay đổi lối chơi trước tình cảnh toàn bộ tuyển thủ Trung Quốc bị phụ thuộc quá nhiều vào lối đi rừng của người Hàn. Phong cách xâm lăng rừng hổ báo, tính toán thời gian vòng rừng chuẩn xác được SofM khai phá cho các tuyển thủ LPL đã giúp họ thống trị nền LMHT thế giới trong 2 năm 2018 và 2019.
Năm 2020 này, SofM hoàn thành tâm nguyện bấy lâu và còn vượt quá kỳ vọng của nhiều người hâm mộ khi đánh bại nhiều đối thủ sừng sỏ để giành lấy ngôi vị Á Quân CKTG 2020. Qua đó, anh cũng trở thành tuyển thủ Việt Nam có thành tích quốc tế cao nhất hiện tại.
Hiện tại, các thành tích của SofM đã được cộng đồng, truyền thông trong và ngoài nước ghi nhận. Anh chàng cũng đang nằm trong hạng mục Game thủ/ Streamer của năm với số phiếu bầu khá cao.
Streamer "sự nghiệp" ViruSs: Chơi game thích làm đội trưởng thì kinh doanh cũng phải làm chủ Vẫn được cộng đồng mạng gọi vui là streamer "sự nghiệp" - ViruSs Đặng Tiến Hoàng từng được The New York Times xếp hạng là streamer đình đám nhất châu Á. Chia sẻ với Trí thức trẻ về những vấp ngã của mình khi đóng vai trò một doanh nhân, anh nói: "Ngã ở đâu đứng dậy ở đó là được". ViruSs đã...