Tung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về máy bay không người lái
Trung Quốc sẽ sớm trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái quân sự lớn nhất thế giới sau thập kỷ tới.
Công ty quốc phòng nhà nước Trung Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới, dự báo của Forecast International cho biết hôm 2/5.
Forecast International – một nhà nghiên cứu thị trường tư nhân, đã công bố dự báo về thị trường UAV toàn cầu trong thập kỷ tới. Trong đó báo cáo rằng thị trường máy bay không người lái toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới, tương ứng với giá trị thương mại từ 942 triệu USD/năm 2014 lên đến 2,3 tỷ USD vào năm 2023.
Sự mở rộng thị trường máy bay không người lái toàn cầu sẽ thiên về chi phí hơn là mở rộng sản xuất. Thật vậy, Forecast International dự đoán việc sản xuất máy bay không người lái hàng năm sẽ giảm vào năm 2017, giảm từ 1.000 hệ thống (năm 2014) xuống khoảng 960 hệ thống mỗi năm, bắt đầu từ 2017 cho đến hết thập kỷ này.
Trung Quốc đang tiến hành phát triển và sản xuất ồ ạt với nhiều chủng loại UAV khác nhau cho mục đích quân sự.
Video đang HOT
Forecast International báo cáo rằng, Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), một công ty quốc phòng nhà nước Trung Quốc, sẽ dẫn đầu thế giới về số lượng lẫn tổng giá trị các loại UAV được sản xuất. Theo dự báo, AVIC sẽ sản xuất khoảng 5,76 tỷ USD giá trị các hệ thống UAV đến năm 2023. Trong đó sẽ có hơn một nửa giá trị UAV sẽ được sản xuất trong giai đoạn này. Các khách hàng mua sẽ hầu hết là từ Trung Quốc.
AVIC và các công ty thành viên của họ đã sản xuất được một số lượng lớn UAV cho thị trường Trung Quốc. Giống như giải thích của Avionics Intelligence rằng “các công ty của AVIC đang sản xuất số lượng lớn UAV, bao gồm các phương tiện bay chạy điện cỡ nhỏ (MAV), UAV lắp động cơ phản lực với thiết kế hầu hết đều có sự tương đồng với loại UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát và tấn công.
Trung Quốc cũng đã chỉ ra cách làm thế nào để có thể triển khai phi đội máy bay không người lái với số lượng tăng ngày càng nhanh. Ví dụ hồi năm ngoái, cơ quan truyền thông nhà nước báo cáo rằng Bắc Kinh đã xem xét tiến hành một cuộc tấn công loại bỏ một chùm ma túy bằng máy bay không người lái ở khu vực Tam giác vàng (nơi tiếp giáp với Myanmar), nhưng sau đó lại quyết định bắt sống.
Tương tự vậy, khoảng một năm sau khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, chính quyền Tokyo thông báo rằng họ đã phải đánh chặn một UAV không xác định của Bắc Kinh bay vào khu vực lân cận quần đảo. Sau đó Trung Quốc lên tiếng xác nhận rằng đó là UAV của họ đang thực hiện nhiệm vụ bay thường xuyên. Một tuần sau đó, phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết rằng chính phủ ở Tokyo đang nghiên cứu kế hoạch bắn hạ bất kỳ UAV nước ngoài nào đi vào vùng không phận của họ. Bắc Kinh sau đó đưa ra phản ứng sẽ xem một động thái như vậy là châm ngòi chiến tranh.
Trong vài năm trở lại đây, nước này đã xuất khẩu số lượng nhỏ máy bay không người lái cho Pakistan, Myanmar và một số nước khác. Trung Quốc liên tục ra mắt nhiều mẫu máy bay không người lái trinh sát, vũ trang khác và nhận được sự đánh giá cao từ các nước.
Tạp chí Aviation Week của Mỹ bình luận, đầu thế kỷ 21, tiến độ nghiên cứu UAV của Trung Quốc vẫn chậm, nhưng sau năm 2011, ngành công nghiệp UAV đã cho thấy sự tăng trưởng bùng nổ.
Trong một báo cáo gần đây nhất của Forecast International thì sau AVIC, tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất UAV lớn thứ hai trong thập kỷ tới. Dự báo công ty Mỹ sẽ sản xuất hai loại UAV RQ-4B Global Hawk và MQ-4C Triton với tổng giá trị đến năm 2023 vào khoảng 2,58 tỷ USD.
Theo Báo Đất Việt
TQ xin hoạt động dưới trướng Australia
Trung Quốc đã đề nghị được hoạt động dưới quyền chỉ huy của Australia khi tham gia một cuộc diễn tập quân sự quốc tế lớn do Mỹ dẫn đầu vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia nói chuyện với chỉ huy quân đội Trung Quốc
Quyết định trên của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Austrlia dẫn đầu cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích chở 153 người Trung Quốc.
Báo Người đưa tin Sydney buổi sáng cho biết, đề nghị trên của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được chuyển qua kênh quốc phòng. Tuy nhiên, báo này không dẫn bất cứ nguồn tin nào.
Cho tới những năm gần đây, Trung Quốc hiếm khi tham gia các cuộc diễn tập quân sự quốc tế. Theo tờ báo trên của Australia thì đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc sẽ hoạt động dưới trướng của chỉ huy phương Tây trong một cuộc diễn tập như vậy.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston không bình luận gì về lập trường của Trung Quốc nhưng hoan ngênh Bắc Kinh tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương, với sự góp mặt của hơn 20 nước.
"Trung Quốc giữ một vai trò trung tâm trong việc đóng góp cho sự ổn định của khu vực", thông báo từ văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết.
Cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương sẽ do Mỹ lãnh đạo và có hơn 250.000 người tham gia. Trong cuộc diễn tập tương tự diễn ra vào 2012, Australia dẫn dắt mảng liên quan tới biển trong cuộc diễn tập, điều phối khoảng 40 tàu và 6 tàu ngầm.
Hiện chưa rõ có nước nào ngoài Mỹ sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc diễn tập năm nay. Tuy nhiên, trong số các nước tham gia không có Nhật, đối thủ truyền thống của Trung Quốc.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Tung Quốc điều vũ khí nào ngang ngược ở Trường Sa, Việt Nam? Trong các ngày 23-25/1, TQ đã điều động 3 chiếc tàu bao gồm: Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Type 071), tàu khu trục Hải Khẩu (Type 052C), tàu khu trục Vũ Hán (Type 052B) tập trận trái phép tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Trong 3 chiếc tàu được điều động tập trận lần này có tàu đổ bộ Trường...