Túng quẫn khiến Nga đẩy mạnh bán vũ khí?
Nga sẽ đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng và bán vũ khí trong bối cảnh được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2016.
Túng quẫn kinh tế
Một số chuyên gia cho rằng kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trong năm 2016 khi giá dầu tăng trở lại. Theo đó, giá dầu trung bình năm 2016 sẽ ở mức 50-60 USD/thùng. Điều này sẽ giúp GDP của Nga tăng trưởng 3% trong năm 2016.
Hai yếu tố khác có thể hậu thuẫn kinh tế Nga trong năm 2016. Đó là các doanh nghiệp sẽ phải trả nợ nước ngoài ít hơn so với năm 2015, nên dòng vốn chảy ra ngoài sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, giới phân tích cũng kỳ vọng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt từ cuối năm 2016. Đặc biệt ở Mỹ, cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ có ý nghĩa quyết định và sự lạc quan phụ thuộc vào quan điểm của vị tổng thống tiếp theo.
Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn cho rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm 2016 hoặc không tăng trưởng. Theo dự báo của RBK, GDP của Nga năm 2016 sẽ giảm 0,2%.
Kinh tế Nga sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2016?
Tác động cơ bản đối với kinh tế Nga năm 2016 là nhu cầu tiêu dùng giảm sút do lạm phát ở mức cao, điều kiện tín dụng khó khăn, thu nhập thực tế giảm và tiết kiệm không đủ.
Tỷ lạm phát tại Nga vào cuối năm 2016 cũng được dự báo ở mức 8,1%. Các doanh nghiệp Nga buộc phải cắt giảm nhân viên để giảm chi phí và thích ứng với thực tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, các chuyên gia của Standard & Poor nhận định, đối với người tiêu dùng Nga, khủng hoảng vẫn chưa “chạm đáy”.
Nguy cơ chính trong năm 2016 đối với kinh tế Nga là giá dầu. Giá dầu duy trì ở mức thấp như hiện nay, và thậm chí còn có thể giảm nữa sẽ khiến cho đồng ruble mất giá và làm tăng lạm phát. Hậu quả kéo theo là tiêu dùng sẽ giảm hơn nữa.
Trong bối cảnh như vậy, Ngân hàng Trung ương Nga không còn khả năng giảm lãi suất, thậm chí có thể phải tăng lãi suất và chính phủ có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tài khóa.
Người mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Saint Petersburg
Có những đánh giá chi tiết đã được đưa ra khi cho rằng sự sụt giảm giá dầu có thể khiến nguồn thu ngân sách Nga giảm 25 tỷ USD, tương đương 2% GDP.
Xuất khẩu khí đốt đóng vai trò ít quan trọng hơn, nhưng do giá khí đốt phụ thuộc vào giá dầu, sự sụt giảm giá dầu sẽ khiến cho doanh thu từ xuất khẩu khí đốt giảm 5 tỷ USD, tương đương 0,4% GDP.
Đồng ruble yếu chỉ bù đắp phần nào thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm. Do đó, nếu Nga không cắt giảm ngân sách, thâm hụt có thể lên đến 6% GDP thay vì 3% như dự kiến.
Các nhà kinh tế bi quan dự đoán giá dầu trung bình năm 2016 ở mức dưới 40 USD/thùng, trong khi các chuyên gia lạc quan hy vọng giá dầu ở mức 60 USD/thùng. RBK dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2016 là 51,8 USD/thùng, trong khi tỷ giá trung bình năm ở mức 67,7 ruble/USD.
Một số chuyên gia dự báo đồng ruble sẽ giảm giá 10% trong ngắn hạn hoặc nhiều hơn so với hiện nay và có thể đạt tới mức 80 ruble/USD. Thậm chí có ý kiến cho rằng đồng USD có thể tăng đến 85 ruble/USD với giá dầu ở mức 25 USD/thùng.
Đẩy mạnh bán vũ khí
Trong khi đó, theo “Dự báo về hoạt động quân sự của Nga trong năm 2016″ mà hãng tin “RIA Novosti” vừa công bố, Nga sẽ đẩy mạnh hoạt động của tổ hợp công nghiệp quốc phòng và xuất khẩu vũ khí.
Trong năm 2016 nước Nga sẽ bắt đầu thực hiện chương trình nhà nước hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng, sẽ chế tạo các mẫu vũ khí mới cho lực lượng không quân vũ trụ, Hải quân và lực lượng tên lửa chiến lược.
Theo_Báo Đất Việt
Tin buồn cho kinh tế Nga ngày cuối năm
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc đồng rúp liên tục mất giá vào dịp cuối năm có thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Nga trong năm 2016.
Ngày 30/12, tại sàn chứng khoán Moscow, đồng rúp Nga tiếp tục mất giá, xuống đến mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014 đến nay.
So với thời điểm đóng cửa sàn giao dịch ngày 29/12, đồng rúp đã mất giá 1,3% còn 73,02 rúp/1 USD. Đây là mức giá thấp nhất kể từ ngày 16/12/2014. Tỷ giá đồng rúp so với đồng euro cũng giảm 1,02 rúp còn 80,02 rúp/1 euro.
Đồng nội tệ của Nga giảm giá do tác động của giá dầu giảm, hiện chỉ còn 37,41 USD/thùng tại sàn giao dịch London. Trong năm 2015 đồng rúp đã mất tới 40% giá trị.
Tỷ phú Nga Abramovich thâm hụt hàng trăm triệu đô la vì đồng Rúp mất giá
Cũng trong ngày 30/12, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã giảm 3% xuống mức 36,64 USD/thùng trong bối cảnh Saudi Arabia tái khẳng định sẽ không cắt giảm sản lượng khai thác.
Xuất khẩu dầu thô và khí đốt chiếm một nửa nguồn thu ngân sách của Chính phủ Nga. Vì vậy, giá dầu tác động đáng kể đến niềm tin của người tiêu dùng cũng như giới doanh nghiệp nước này.
Những diễn biến của nền kinh tế Nga trái ngược với những tuyên bố của giới chức Nga rằng tình hình đang được bình ổn và "khủng hoảng đã qua đỉnh điểm".
Tại cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 12, ông Putin cam kết nước Nga có thể thoát khỏi khủng hoảng bất chấp sự bất ổn của giá dầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc đồng rúp liên tục mất giá vào dịp cuối năm có thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Nga trong năm 2016. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho rằng năm 2016 sẽ là một năm đầy thách thức đối với Nga khi chi tiêu chính phủ sẽ phải cắt giảm do nguồn thu hạn hẹp.
Ngân hàng trung ương Nga dự báo nếu giá dầu mỏ vẫn duy trì ở mức hiện nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này có thể giảm 2% trong năm 2016.
Trong khi đó, theo nhận định ngày 30/12 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), nền kinh tế Nga có nguy cơ tiếp tục lâm vào tình trạng suy thoái trong năm 2016 do giá dầu thô trên thị trường thế giới ngày càng sụt giảm.
Do tác động tiêu cực của việc giá dầu thô giảm cộng với lệnh trừng phạt, cấm vận của phương Tây, nên tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nga có thể chỉ dừng ở mức 3,7% năm 2015.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Một triệu người đến châu Âu trong năm 2015 bằng đường biển Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ngày 29/12 cho biết, hơn 1 triệu người tị nạn và di cư đã đến châu Âu bằng đường biển kể từ đầu năm 2015. Con số này cho thấy châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khoảng...