Từng nấc thang lên trời
Tại Việt Nam, ruộng bậc thang xuất hiện nhiều nhất tại Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai… và đặc biệt là “thánh địa” ruộng bậc thang Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).
Nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, huyện Mù Cang Chải ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển. Nếu ai không thích thời tiết tại đây, chỉ việc chờ 15 phút, bởi nắng mưa có thể luân phiên nhau nhiều lần trong ngày.
Dưới sức người trải qua hàng chục năm, Mù Cang Chải đã tràn ngập đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống theo từng bậc, từng bậc vươn cao lên bầu trời. 700 ha ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất ổn định, cải thiện đời sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy, mà còn làm nên danh thắng kỳ vĩ của vùng đất này.
Mù Cang Chải có gần 50.000 người, trong đó 90% là dân tộc Mông. Qua tiếp xúc, nhiều người không nói được tiếng Kinh. Họ ở nhà nền đất và thờ đa thần.
Video đang HOT
Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà chỉ có hàng chục khe suối với tổng chiều dài khoảng 360 km, đều bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn. Những con suối này là nơi đồng bào dân tộc Thái (là dân tộc thiểu số đông thứ hai) giặt giũ, tắm rửa.
Thi thoảng vẫn xuất hiện những bà mẹ trẻ còn mặc đồng phục học sinh phải nuôi con. Người Mông thường quan niệm con gái đi lấy chồng thì “lúc sống là người của họ nhà chồng, lúc chết cũng là ma họ nhà chồng”. Quan niệm lạc hậu này là một trong những nguyên nhân chính của tảo hôn và hôn nhân cận huyết, để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi.
Dự án “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống” của tỉnh Yên Bái đã giúp cải thiện tình trạng này. Năm 2014, số cặp tảo hôn còn 77 trường hợp, hôn nhân cận huyết thống 2 trường hợp. Sáu tháng đầu năm 2015, chỉ có 31 trường hợp tảo hôn và 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Do đặc thù địa hình nên trâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp. Hình ảnh tắm cho trâu tại xã La Pán Tẩn, một trong ba xã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng di tích cấp quốc gia, theo Quyết định số 10/QĐ-BVHTTDL ngày 17.10.2007.
Theo Zing News
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được ca ngợi trên báo Tây
"Đây quả là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới", trang When On Earth viết.
Mù Cang Chải nằm ở tỉnh Yên Bái, vùng đông bắc Việt Nam, cách mực nước biển khoảng 1.000 m, địa danh yêu thích với vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa truyền thống độc đáo.
Đây là điểm đến "sống mãi trong lòng du khách", When On Earth khẳng định.
Mù Cang Chải gồm những thửa rộng bậc thang trồng lúa kề nhau chạy dọc sườn núi. Đây là cách giữ nước cho ruộng, và khiến vùng núi này trở thành nơi có vẻ đẹp ngoạn mục.
Nhìn từ xa, những thửa ruộng bậc thang như một bức vẽ được phối màu tuyệt đẹp. Nhiều nhiếp ảnh gia không quản ngại đường sá xa xôi đến đây để săn những bức ảnh để đời.
Du khách có thể đến thăm Mù Cang Chải bất cứ thời điểm nào trong năm, từ khi lúa mới được gieo mạ, lên đòng...
Nhưng đẹp nhất là vào vụ gặt tháng 9 hoặc tháng 10, khi những cánh đồng lúa chuyển màu vàng rực như những chiếc khăn lụa mềm mại quấn quanh sườn núi.
Không chỉ mê hoặc du khách bởi những cánh đồng đẹp như tranh vẽ, Mù Cang Chải còn duyên dáng với cộng đồng người dân tộc thiểu số H'mong và Thái chăm chỉ, cần cù và khiêm tốn.
Đến đây, du khách sẽ được sống trong không gian tách biệt hẳn với thế giới hiện đại.
Nếu chọn Mù Cang Chải là điểm đến cho kỳ nghỉ tới, bạn chắc chắn sẽ không phải thất vọng, vì sẽ được chứng kiến những gì bạn chưa từng thấy hoặc sẽ không còn thấy một lần nữa trong đời.
Theo Zing News
Ruộng bậc thang Việt Nam lọt top ảnh đẹp du lịch Tạp chí National Geographic Traveler vừa công bố 10 bức ảnh đẹp nhất lọt vào chung kết cuộc thi 'Bức ảnh đẹp nhất thế giới 2015', trong đó có ảnh đồng lúa Việt Nam. Vẻ đẹp hoàn mỹ của miền quê Italy. Ảnh: Adi Nicola Nhà thờ Saint Basil ở quảng trường Đỏ, Moscow, Nga. Ảnh: Elena Ermakova Bình minh trên ngọn núi...