Từng muốn làm gái gọi để có một số vốn
Những lúc không tiền, trong suy nghĩ của em muốn đi làm cave để có một số tiền. Rồi em nghĩ sẽ để con gái yêu của mình cho cặp vợ chồng nào đó muốn nuôi, như vậy con gái em sẽ được sống đầy đủ hơn là sống với em.
Ảnh minh họa
Gần 2 năm trôi qua và cũng đã nhiều lần em muốn viết lên những tâm sự thầm kín của mình, nhưng lại không đủ can đảm. Hôm nay em viết những dòng chữ này trong sự đau khổ và tuyệt vọng về một tương lai tốt đẹp. Em là cô gái 22 tuổi, sinh ra và lớn lên tại một miền quê. Cách đây gần 2 năm em vì muốn trả hiếu cũng như muốn mẹ được vui lòng nên đã chấp nhận lấy một người đàn ông Hàn mà em chưa từng tìm hiểu, vì em không có cơ hội để tìm hiểu và lại em cũng không biết tiếng.
Trong suy nghĩ thì em không muốn lấy chồng ở cái tuổi 21 đâu, vì như vậy là hơi sớm. Trải qua bao khó khăn, em cũng đến được Hàn, một đất nước hoàn toàn lạ lẫm so với Việt Nam. Em sống ở ngay thành phố lớn, mọi người đều vui vẻ và hòa đồng, nhưng cuộc sống vợ chồng của em không được hạnh phúc. Em đã cố gắng và làm tất cả để có một gia đình hạnh phúc nhưng tất cả đều vô nghĩa.
Em qua Hàn được 6 tháng thì đã ly hôn, lúc đó em có thai 5 tháng Em về Việt Nam trong sự ê chề, hàng xóm dè bỉu, điều đó đối với em không sao cả, đau lòng hơn là cha mẹ và các anh chị trong gia đình đối xử với em thật tệ, người làm cho em buồn nhiều nhất đó lại chính là mẹ. Mẹ không thương em đã vì mẹ mà hy sinh như vậy, thay vào đó là những câu chửi mắng mỉa mai.
Trước đây đối với em, mẹ thật tốt, giờ em không thể ngờ mẹ lại đối xử với em như vậy. Em về Việt Nam, mẹ không lo được gì cho em cả, em không dám xài cũng không dám mua gì, tiết kiệm mọi thứ có thể để dành tiền lo cho con, đó là một bé gái thông minh và đáng yêu. Ở nhà có mấy bộ quần áo cũ em đã sửa lại để may thành những bộ đồ nhỏ cho con em mặc, những ngày tháng túng quẫn cứ thế trôi qua lặng lẽ.
Video đang HOT
Mẹ thì lâu lâu lại đuổi em ra khỏi nhà, nhưng em biết phải đi đâu và làm gì khi con còn nhỏ như vậy. Ngoài em ra thì không ai chăm sóc nó, những lúc đi chợ hay đi đâu hơi lâu em phải mướn người để chăm sóc. Sức khỏe của em giờ đây có lẽ không được tốt như trước, em sợ mình sẽ chết. Nếu không may em chết đi thì ai sẽ thương yêu chăm sóc con gái của em, nó là một đứa bé đáng thương. Nhiều lúc em chán ghét bản thân, sao em lại vô dụng đến thế, có phải em không đủ tư cách để làm một người mẹ?
Cuộc hôn nhân này đã lấy đi của em không ít nước mắt, lấy đi cả sự ngây thơ và hồn nhiên của em. Trước khi lấy chồng, em là người có tính rất trẻ con, em cứ sống, cứ vui đùa cười nói, còn bây giờ em là người lo toan trong cuộc sống. Em hay khóc một mình, sống rất nội tâm vì em không có bạn.
Lúc trước em vẫn luôn giúp đỡ những người già yếu, người kém may mắn trong cuộc sống, em cảm thấy vui khi giúp đỡ ai đó. Mỗi lần như vậy em lại thầm nghĩ nếu mình sống có đức, có lòng yêu thương và giúp đỡ mọi người thì sau này cuộc đời mình sẽ sống trong hạnh phúc. Em mong muốn như vậy đó.
Em luôn cảm thấy mình là đứa kém may mắn, có lúc em muốn chôn vùi đi cuộc đời này. Những lúc không tiền, thậm chí trong suy nghĩ của em còn muốn đi làm cave để có một số tiền. Nhưng không, em chợt nghĩ và tự an ủi là mình không được xem thường chính bản thân như vậy, phải sống cho tốt, tất cả vì con gái.
Em từng có suy nghĩ cho con gái yêu cho một cặp vợ chồng nào đó để họ nuôi, mong họ sẽ đối xử tốt với đứa bé đáng thương này. Như vậy con gái em sẽ sống cuộc sống đầy đủ hơn là sống với em. Nó sẽ được hưởng niềm hạnh phúc khi có cả cha và mẹ. Em như đang bị trầm cảm nặng vậy, suy nghĩ của em cứ rối tung cả lên. Em phải làm gì để tốt cho con gái của em?
Các anh chị ơi, xin hãy dành chút ít thời gian cho em một lời khuyên chân thật. Em rất mong sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của các anh chị. Em rất mong mình sẽ tìm lại được màu hồng của cuộc sống.
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!"
Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết.
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy?
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày cưới của tôi, chúng bạn nghe tin tôi cưới, đứa nào cũng hốt hoảng: "Sao bà dại thế, cưới gì không để sang năm, đầu năm cưới là đẹp mấy ai cưới cuối năm. Với lại, cưới như này thì Tết bà ăn Tết nhà chồng à, thế thì có mà chết. Sao không ăn nốt cái Tết cuối đời độc thân cùng với bố mẹ, hưởng thụ nốt cuộc đời sung sướng đi. Lấy chồng rồi, tôi thách bà về nhà mẹ đẻ ăn Tết được đấy. Có về cũng nhanh nhanh, chóng chóng. Tết này nghỉ 9 ngày, bà tha hồ mà làm dâu. Lúc ấy mới thấy cái sự làm dâu nó &'sướng' như thế nào bà nhé". Cô bạn còn cười ha hả, không quên nhấn mạnh từ &'sướng'.
Tôi không hiểu, các cô bạn tôi nghĩ thế nào, hay là có tư tưởng thế nào mà lại coi chuyện làm dâu nhà chồng giống như cơn ác mộng vậy. Các bạn tôi bảo: "Mày chưa trải qua chưa biết, lúc chưa làm dâu thì ai cũng tốt, ai cũng yêu quý mình ấy, nhưng về làm rồi thì đủ chuyện, từ A đến Z, làm không xong thì biết mặt nhau. Đừng tưởng là chỉ có về nhà nấu cơm, đi chợ giặt giũ là xong nhé".
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy? (ảnh minh họa)
Tôi thì không nghĩ như vậy, bởi bản thân tôi luôn quan niệm, mình sống vì mình thì mình sẽ sống vì người. Giá thử bố mẹ chồng tương lai của tôi ác ra mặt, hay tỏ thái độ không ưa tôi ra mặt thì tôi mới sợ cảnh dâu con 9 ngày Tết. Đằng này, bố mẹ tế nhị, tốt bụng, tôi cũng tự tin là mình không đến nỗi nào, vậy thì hà cớ gì phải cãi cọ, xích mích, khó sống với nhau.
Tất nhiên, gia đình chồng sẽ không thể thoải mái bằng gia đình mình. Nhưng ở đâu quen đó, rồi thời gian cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thân thương với bố mẹ chồng, cảm thấy gần gũi với họ bởi đó là người sinh trưởng ra chồng, người ta yêu quý.
Tôi không phủ nhận chuyện ăn Tết với bố mẹ đẻ là vui nhất, được sum vầy bên gia đình ruột thịt của mình cũng là niềm vui mừng hạnh phúc mỗi dịp năm hết, Tết đến. Nhưng, cuộc sống vốn có quy luật của nó. Sinh ra là phận nữ nhi thì chấp nhận chuyện lấy chồng, về nhà chồng, &'xuất giá tòng phu' mà thôi.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. (ảnh minh họa)
Nếu như ai cũng nghĩ như chúng ta, thì chẳng phải chuyện mẹ chồng nàng dâu mãi mãi không được cải thiện sao? Thiết nghĩ, có phải chị em quá đặt nặng chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay tại mình cứ bị cái tư tưởng ấy đè nén, rồi người này truyền tai người kia những câu chuyện về mẹ chồng tai quái, nên chúng ta mới bị ám ảnh như vậy? Đâu cũng có người này, người kia. Nếu như họ đối xử không tốt với mình, đừng vội trách họ. Hãy tự kiểm điểm bản thân, tự kiểm tra lại mình xem mình có sai gì, có làm gì không hay không phải để người khác không hài lòng hay không. Lúc đó mới phán xét.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. Con dâu mới phải làm việc nhà, phải giúp bố mẹ chuẩn bị Tết nhất, mua sắm đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tiền mừng tuổi, rồi cỗ bàn cũng là chuyện nên làm. Dù không phải là lễ Tết cũng nên thể hiện sự thành kính với các cụ bằng việc làm, có gì đâu phải phàn nàn nhiều nhỉ.
Tôi thấy mấy cô bạn tôi thực sự quan trọng hóa vấn đề. Tôi không phải không muốn sum họp bên bố mẹ nhưng, được ở bên người chồng mình thương yêu, đón Tết cùng anh ấy, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao mà. Ngày Lễ mới có dịp bận rộn chứ ngày thường thì ai bắt tội đâu! Cứ làm đúng như mình là con cái trong nhà vậy, giống như mình đang báo hiếu chính bố mẹ mình. Chỉ tại mấy cô bạn tôi quá áp lực và căng thẳng thôi!
Theo VNE
Bố mẹ cấm bỏ chồng dù chồng đánh tơi tả Khi tôi mang đứa con về nhà khóc lóc với khuôn mặt bầm tím, đầy vết thương, van xin bố mẹ cho tôi ở lại nhà, bố đã không đồng ý. Bố nhất định bắt tôi về lại nhà chồng, còn không cho tôi vào nhà, bảo là, đã lấy chồng thì phải theo chồng. Thì tôi luôn hiểu đạo lý, con gái...