Từng liên quan tới ACB, Phó chủ tịch Eximbank từ chức
Ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch HĐQT Eximbank đã xin từ nhiệm vì lý do cá nhân và dành thời gian để giải trình về trách nhiệm của ông thời còn làm ở ACB.
Chiều tối 19/9, sau cuộc họp đột xuất trong ngày, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT của ông Phạm Trung Cang với “lý do cá nhân”.
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước xác nhận thông tin ông Cang từ nhiệm và cho biết ngoài lý do cá nhân, ông Cang cần thời gian để giải trình về trách nhiệm có liên quan khi còn làm ở Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB).
Ông Phạm Trung Cang sinh năm 1954 tại Long An, bắt đầu bước chân vào ban lãnh đạo ACB từ năm 1993. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Ngân hàng Á Châu và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến nay. Trong 3 năm từ 1999 đến 2001, ông giữ chức vụ tổng giám đốc điều hành ngân hàng này. Trước khi rời ACB, ông đã giữ chức Thành viên Hội đồng sáng lập. Cuối năm 2010, ông xin từ nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị và ACB đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011.
Tháng 4/2010, ông Cang gia nhập Eximbank. Tại đây, ông giữ chức Phó chủ tịch HĐQT cho tới khi từ nhiệm.
Nhiều nguồn tin cho rằng ông Cang là đại diện vốn của ACB tại Eximbank. Trao đổi với VnExpress tối 19/9, Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại cho rằng không có thông tin về việc này, chỉ nói “rất có thể ông Cang liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải, họ làm việc cùng thời với nhau tại ACB”.
Trong ngày 19/9, ACB cũng đã công bố chấp thuận đơn từ nhiệm của Chủ tịch Trần Xuân Giá và 2 phó chủ tịch. Ngoài lý do sức khỏe và cá nhân, các vị này được ACB cho biết cũng liên quan tới vụ việc của nguyên tổng giám đốc Lý Xuân Hải.
Theo VNE
Video đang HOT
Chân dung Bầu Kiên
Con nhà giáo, học quân sự, khởi nghiệp với nghề dệt may, cuối cùng ông Nguyễn Đức Kiên thành danh với nghiệp ngân hàng và càng trở nên nổi tiếng khi liên tục phát ngôn gây sốc về bóng đá.
Hơn 10 năm trước khi người hâm mộ thể thao trong nước biết tới một ông bầu bóng đá bạo ngôn, giới tài chính ngân hàng đã nhắc đến cái tên "Kiên đầu bạc" với sự kiềng nể. Những lời đồn đại về uy lực của nhân vật này tăng lên cùng với độ nóng của quá trình mua bán, sáp nhập và tái cơ cấu ngân hàng.
Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Đức Kiên từng được xem là mẫu doanh nhân thành đạt. Ảnh: Hoàng Hà
Ông Nguyễn Đức Kiên trông vẻ ngoài già hơn tuổi 48 vì mái đầu bạc trắng. Sinh năm 1964 trong một gia đình nhà giáo, năm 16 tuổi, cậu thanh niên Nguyễn Đức Kiên chọn thi vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng), sau đó đi tu nghiệp Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamatê ở Hungary (1981-1985).
Ông không hoạt động trong quân ngũ mà vào làm việc tại Tổng công ty Dệt may. 8 năm trong ngành dệt may không mấy tiếng tăm. Năm 1994, khi vừa tròn 30 tuổi, Nguyễn Đức Kiên dấn thân sang lĩnh vực ngân hàng với bước ngoặt đầu tiên là trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB.
Người ta không có nhiều thông tin về bầu Kiên từ lúc ACB phôi thai thành lập (năm 1993), chỉ biết rằng ông có chân trong Hội đồng quản trị từ 1994 và đến 17/10/2006 đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB. Tổng khối lượng lưu hành của ACB lúc này là hơn 110 triệu cổ phiếu (tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ). Bà vợ Đặng Ngọc Lan còn nắm giữ nhiều cổ phiếu ACB hơn chồng (hơn 4,5 triệu). Và nếu tính cả 3 người em, gia đình ông Kiên sở hữu hơn 10,7 triệu cổ phiếu ACB. Theo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2006, số cổ phiếu này tương đương hơn 1.600 tỷ đồng, khiến gia đình ông Kiên lọt vào diện giàu nhất nhì trên thị trường chứng khoán.
So sánh tương quan với các thành viên khác trong Hội đồng Quản trị ACB, số cổ phiếu của bầu Kiên và gia đình thời điểm cuối 2006 cũng rất đáng nể. Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Mộng Hùng và 5 thành viên khác trong gia đình nắm giữ hơn 12 triệu cổ phiếu. Phó chủ tịch Phạm Trung Cang (cũng là thành viên sáng lập ACB như ông Hùng) và gia đình nắm giữ chưa đầy 3 triệu cổ phiếu.
Là người đến sau (không có tên trong danh sách sáng lập ngân hàng), nhưng hễ nhắc tới Nguyễn Đức Kiên là người ta nghĩ ngay tới Kiên ACB. ACB lúc thành lập chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Một năm sau, trùng thời gian ông Nguyễn Đức Kiên lên làm Phó chủ tịch, vốn của ngân hàng tăng gấp 3,5 lần và lên đến hơn 1.100 tỷ đồng vào năm 2006, khi ACB bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày nay, vốn điều lệ của ACB đã trên 9.000 tỷ đồng, chỉ kém ngân hàng tư nhân lớn nhất - Sacombank vài trăm tỷ.
Bầu Kiên 48 tuổi với mái tóc bạc trắng làm nên thương hiệu Kiên đầu bạc. Ảnh: PV
Sau 14 năm đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, năm 2008, ông Nguyễn Đức Kiên rút khỏi vai trò quản trị để làm Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập. Đến năm 2010 thì Hội đồng này bị giải tán vì không được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.
Lãnh đạo ACB xác nhận ông Kiên hiện đã bán gần hết số cổ phiếu và gần như không còn vai trò gì tại ngân hàng.
Theo thông tin lan truyền trên thị trường, sau khi rời khỏi ACB, bóng dáng Nguyễn Đức Kiên bắt đầu thấp thoáng đằng sau nhiều ngân hàng khác như Kiên Long, Đại Á, Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Bản thân bầu Kiên khi giới thiệu mình với giới hâm mộ thể thao cũng xác nhận có cổ phần ở Kiên Long, là cổ đông chính ở Eximbank. Và cứ trận đấu bóng nào có đội của bầu Kiên tài trợ, thì trên sân cỏ xuất hiện quảng cáo của một số ngân hàng nói trên.
Sáng 21/8, khi tin bắt giữ được lan truyền, những ngân hàng này đồng loạt lên tiếng phủ nhận sự liên quan cũng như vai trò của bầu Kiên. Và trên thực tế, từ cáo bạch, báo cáo tài chính cho tới các công bố thông tin của những ngân hàng này, không nơi nào ghi nhận Nguyễn Đức Kiên là cổ đông lớn.
Trước đó, vụ Sacombank bị thâu tóm từng là tâm điểm của thị trường và bầu Kiên cũng là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. Khi mọi việc đã kết thúc, giới tài chính không thấy tên bầu Kiên xuất hiện trong hội đồng quản trị hay ban điều hành Sacombank.
Trong cáo bạch năm 2006 của ACB, Nguyễn Đức Kiên tham gia vào nhiều lĩnh vực khác ngoài ngành ngân hàng, như Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB Phó chủ tịch/Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam. Còn xu hướng đầu tư những năm qua cho thấy Nguyễn Đức Kiên thiên về việc sở hữu ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.
Không chỉ chen chân vào lĩnh vực ngân hàng, du lịch... bầu Kiên còn tham gia vào lĩnh vực thể thao và gắn tên tuổi với Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. CLB này chưa gặt hái được nhiều thành tích đáng kể dưới thời bầu Kiên và 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây. Sau đó, bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sáp nhập hai đội lại để cho ra đời Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Suốt năm qua, cái tên Nguyễn Đức Kiên được nhắc tới nhiều hơn với chiến dịch làm sạch bóng đá chuyên nghiệp và cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF. Cách hành xử của ông trong một số thương vụ mua bán cầu thủ cũng gây không ít khó hiểu cho ngay cả những ông bầu trong VPF.
Một ông bầu bạo ngôn và bạo chi trên sân cỏ. Ảnh: Kỳ Lân
Nổi tiếng là một tay đầu tư tài chính cỡ bự, một ông bầu bạo ngôn và bạo chi, Nguyễn Đức Kiên lại là mẫu đàn ông vị gia đình. Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy "gã đầu bạc" tay trong tay với vợ đến Nhà hát lớn (Hà Nội) nghe nhạc. Cưỡi xe máy ăn đồ trên phố cùng vợ cũng là sở thích bình dị của ông trùm. Vài ngày trước khi bị bắt, bầu Kiên còn được nhìn thấy trên sân cỏ với cậu con trai bé bỏng của mình.
"Muốn viết gì về tôi thì viết, đừng động chạm tới vợ con tôi", bầu Kiên từng lớn tiếng khi báo chí đăng tin liên quan tới gia đình mình.
Mọi chuyện có thể đã rẽ sang một trang khác khi ông bị Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) bắt giam tối 20/8 để điều tra về hành vi "kinh doanh trái phép" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Trong văn bản phát đi trưa 21/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết Nguyễn Đức Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, và trước mắt chưa liên quan tới hoạt động ngân hàng. Nhưng sự tồn tại và vai trò của 3 công ty này cũng bí ẩn không kém các thương vụ đầu tư của ông trùm.
Theo VNE
Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch ACB bất ngờ từ nhiệm Ông Trần Xuân Giá đã được HĐQT ACB chấp thuận từ nhiệm chức vụ Chủ tịch cùng 2 Phó Chủ tịch khác. Ông Trần Xuân Giá đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ACB trong 4 năm. Trước đó, ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 19/9, Ngân hàng TMCP Á Châu đã cập nhật thông...