Từng là niềm tự hào nước nhà, tại sao Free Fire lại bị chính người Việt châm chọc, công kích và ghét bỏ?
Free Fire là một trong những tựa game gốc Việt thành công nhất, nhưng tại sao Lửa Chùa lại luôn bị game thủ châm chọc và đá xoáy?
Thời gian gần đây, có một trào lưu đá xoáy, cà khịa Free Fire từ các group cộng đồng trên Facebook trở nên nở rộ. Bất kể ai, game thủ nào, dù chưa từng chơi tựa game này cũng có thể “bắt trend” chế ảnh, đăng tải trên các nhóm này chỉ với mục đích là để thu hút được lượng tương tác. Đôi khi, nhiều game thủ cũng không biết tại sao người ta lại ghét Free Fire, và hành động chỉ mang tính “a dua” cho vui.
Free Fire, ban đầu được phát triển bởi một studio của Việt Nam là 111dots Studio, sau đó được Garena mua lại và phát hành tại nhiều thị trường khác ngoài Việt Nam như Ấn Độ, Brazil… Tháng 6 vừa qua, Free Fire xuất sắc đứng thứ ba trong top 10 tựa game mobile có doanh thu cao nhất thế giới, chỉ xếp sau Vương Giả Vinh Diệu và PUBG Mobile Trung Quốc.
Thành công ấy của Free Fire chứng minh lượng game thủ của tựa game này không chỉ tới tại thị trường Việt Nam mà còn đến từ nhiều nơi khác trên thế giới, cho thấy được sức mạnh của Free Fire không kém gì so với đối thủ PUBG Mobile. Tuy thành công là vậy, song tại Việt Nam, Free Fire lại luôn bị game thủ Việt công kích, châm chọc và tỏ ra ghét bỏ. Liệu có phải người chơi Việt đã quá hà khắc và khắt khe với tựa game được phát triển bởi chính nước mình hay không?
Thực ra, ngay từ đầu, Free Fire đã tỏ ra khác biệt so với nhiều tựa game sinh tồn cùng thể loại. Có nhân vật với sức mạnh riêng, có skin súng để tăng thông số… nói chung là Free Fire đúng thực sự là một tựa game Pay to Win. Song đó là hướng đi được lựa chọn ngay từ đầu, sự khác biệt ấy tạo ra tính dị biệt khiến nhiều game thủ Việt không hài lòng vì điều đó.
Video đang HOT
Song đấy không phải là nguyên nhân chính khiến cho Free Fire bị game thủ Việt ghét bỏ. Phần lớn lý do lại đến từ chính cộng đồng của tựa game này. Với tính chất là một cộng đồng trẻ, nhiều game thủ vẫn còn nhỏ đã biết chơi Free Fire nên đôi khi, tính trẻ con, bồng bột và cách phản ứng có phần thái quá trên các diễn đàn, cộng đồng làm cho người chơi khác cảm thấy khó chịu.
Đây hoàn toàn không phải nhận xét mang tính chủ quan, phiến diện mà tới từ chính bình luận của game thủ Việt trên các diễn đàn mạng xã hội. Thực chất, “Free Fire không hề có lỗi, lỗi lại tới từ chính người chơi”, dù chỉ là một bộ phận nhỏ, tất nhiên, không phải 100% game thủ Lửa Chùa đều “trẻ trâu”, nhưng chỉ cần một số ít cũng đủ để tạo nên ấn tượng không tốt trong lòng người chơi Việt.
Tuy nhiên, dù ghét bỏ, dù châm chọc và công kích thì cũng khó có thể phủ nhận được sự thành công của Free Fire trên toàn thế giới ở thời điểm hiện tại. Vào tháng 12/2019, Free Fire đã thiết lập nên một kỷ lục khi chính thức vượt qua cột mốc doanh thu 1 tỷ đô la, một kỳ tích khó tin mà ngay cả nhiều tựa game mobile đình đám khác cũng chưa chắc đạt được.
Đi tìm nguyên nhân vì sao Đảo Sa Mạc luôn bị người chơi Free Fire ghét bỏ?
Rất nhiều game thủ Free Fire không thích chơi bản đồ Đảo Sa Mạc.
Trước đây, khi map Đảo Thiên Đường cần được sửa chữa, Free Fire đã thay thế nó bằng Đảo Sa Mạc. Ngay lập tức, cộng đồng người chơi đã lên tiếng yêu cầu xóa bỏ bản đồ này khỏi đấu rank. Nhưng sau đó, nó vẫn ở lại chế độ xếp hạng và tiếp tục gây nhiều khó chịu cho người chơi. Vì sao nhiều người chơi lại ghét nó thế?
Màu cam quá khó nhìn
Khác với màu xanh cây cỏ ở Đảo Quân Sự và Đảo Thiên Đường, Đảo sa mạc được bao phủ bởi màu cam của đất và cát. Thực sự, nó quá khó để nhìn và phát hiện kẻ thù từ xa. Không những thế, nhiều người chơi phàn nàn rằng màu sắc này khiến họ đau mắt khi chơi vào ban đêm.
Quá ít nơi trú ẩn
Ngoài việc khó nhìn, Đảo Sa Mạc còn khiến người chơi chán ghét vì có quá ít nơi ẩn nấp. Trong khi đó, những cụm công trình lại cách nhau khá xa khiến bạn phải di chuyển giữa các vùng trống trải vô cùng nguy hiểm. Nhưng bù lại, bản đồ này có rất nhiều Bom keo hỗ trợ người chơi phần nào trong việc phòng thủ.
Nghèo vật phẩm
Vốn ít công trình rải rác nên vật phẩm tại Đảo Sa Mạc chỉ tập trung chủ yếu tại các khu công trình lớn. Điều này gây nhiều khó khăn cho những người chơi thích phong cách chơi "sống dai thành huyền thoại" vì bắt buộc họ phải đến những khu đông người loot đồ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến những trận đấu tại đây đều diễn ra nhanh chóng.
Địa hình mất cân đối
Chắc chắn bất cứ ai chơi tại Đảo Sa Mạc cũng phải một lần trở lại sảnh chờ vì té núi. Dù có nhiều khu vực cao thích hợp cho tay bắn tỉa nhưng các dốc núi lại quá hiểm trở và khó có thể đi xuống.
Không những thế, địa hình cao thấp đan xen khiến người chơi khó di chuyển vào vùng an toàn. Sự khác biệt về độ cao này có thể ảnh hưởng đến chiến lược của đội. Nếu có team trên đỉnh đồi và một đội khác ở phía dưới đang vào vùng an toàn thì chắc chắn, đội phía dưới sẽ bị hạ gục.
Vừa được đưa vào chế độ rank, map Đảo sa mạc đã bị người chơi Free Fire ghét bỏ Cộng đồng Free Fire đang cảm thấy vô cùng khó chịu vì map Đảo sa mạc được đưa vào chế độ đấu Rank. Có lẽ muốn tạo sự mới mẻ nên Garena đã đưa map Đảo sa mạc vào chế độ đấu rank của Free Fire. Tuy nhiên, ngay lập tức nó đã tạo nên làn sóng phản đối từ người chơi Free...