Từng là ngôi sao châu Phi, Zimbabwe tuột dốc không phanh ra sao?
Zimbabwe từng được coi là giỏ bánh mì của châu Phi, nhưng giờ đây phải đối mặt với nền công nghiệp trì trệ, thiếu lương thực, đồng tiền mất giá, và nạn tham nhũng.
Ông Mugabe đã nắm quyền lãnh đạo Zimbabwe trong suốt 37 năm qua.
Theo CNN, quân đội Zimbabwe cách đây vài ngày đã chiếm quyền soát đất nước, phong tỏa thủ đô Harare và quản thúc Tổng thống Robert Mugabe.
Ông Mugabe là người lãnh đạo đất nước trong 37 năm qua và bị chỉ trích vì không thể ngăn nền kinh tế Zimbabwe sụp đổ.
Thập niên 1980
Ông Mugabe được bầu là Thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe kể từ khi quốc gia này độc lập vào năm 1980. Ở thời điểm đó, ông được người dân Zimbabwe yêu mến bởi phong cách được cho là giống với Nelson Mandela. Người dân kỳ vọng ông sẽ lãnh đạo đất nước tiến lên sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự thống trị của người Anh và người da trắng.
“Ông ấy có lập trường dân túy, muốn làm việc vì lợi ích cao nhất của người dân, nhưng chưa hẳn là vì nền kinh tế”, Funmi Akinluyi, một người chuyên đầu tư vào châu Phi và các thị trường mới nổi nhận định
Ông Mugabe được cộng đồng quốc tế ca ngợi bởi những sáng kiến giáo dục và y tế. Zimbabwe nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa và nông sản, đặc biệt là thuốc lá nhờ điều kiện thời tiết phù hợp.
Thập niên 1990
Nông nghiệp từng là thế mạnh của Zimbabwe nhưng ngày nay đối mặt với nhiều khó khăn.
Đến giai đoạn những năm 1990, ông Mugabe bị cáo buộc sử dụng vũ lực và hối lộ dể duy trì quyền lực.
Video đang HOT
Sai lầm của ông Mugabe trong quản lý ngành nông nghiệp được cho là bước ngoặt đưa Zimbabwe rơi vào khủng hoảng. Chính phủ Zimbabwe tiến hành cải cách ruộng đất nhằm chấm dứt chuỗi thập kỷ các chủ đất da trắng nắm quyền sở hữu đất đai.
Đạo luật ra đời năm 1992 cho phép ông Mugabe buộc các chủ đất phải nộp lại đất. Chính phủ Zimbabwe sau đó phân bổ lại đất đai. Năm 1993, ông Mugabe dọa trục xuất các chủ đất da trắng phản đối quy định mới này.
Thập niên 2000
Chiến dịch của ông Mugabe mới trở nên mạnh mẽ vào những năm 2000, khiến 4.000 người da trắng phải nộp lại đất. Sản lượng nông nghiệp của Zimbabwe cũng sụt giảm mạnh từ đó.
“Tình trạng thiếu lương thực xảy ra liên tục”, Akinluyi nói. “Mọi người rơi vào cảnh đói”.
Sau chiến dịch thu đất là hai năm mùa màng thất bát và hạn hán, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất ở Zimbabwe trong 60 năm qua.
Trong bối cảnh thiếu lương thực cơ bản nghiêm trọng và kéo dài năm này qua năm khác, ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt.
Ở thời kỳ đỉnh điểm, giá cả hàng hóa tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ đồng hồ. Năm 2008, nền kinh tế Zimbabwe sụt giảm 18%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt, các dịch vụ công cộng tê liệt.
Zimbabwe chuyển sang khai thác mỏ nhưng vẫn không bù đắp được thiếu hụt về nguồn thu ngoại tệ.
Năm 2009, Zimbabwe từ bỏ đồng tiền riêng, chuyển sang dùng đồng USD, đồng Rand Nam Phi và 7 đồng tiền khác, như một cách đối phó với lạm phát
Cuối năm 2016, ngân hàng trung ương Zimbabwe phát hành hai loại trái phiếu trị giá tương đương đồng 2 USD và 5 USD. Trái phiếu này được kỳ vọng sé làm giảm cơn khát đồng USD trong nước, nhưng không có giá trị tiêu dùng ở nước ngoài.
Thập niên 2010
Ông Mugabe đáp trả lệnh trừng phạt quốc tế đối với Zimbabwe bằng cách đe dọa sẽ tịch thu tất cả các khoản đầu tư của phương Tây ở nước này.
Trong thời gian này, Chính phủ Mugabe chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang khai mỏ, yêu cầu gần một nửa số công ty khai mỏ kim cương phải ngừng hoạt động để thay thế bằng đơn vị quốc doanh.
Zimbabwe ngày nay đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn thu ngoại tệ. Hạn hán nghiêm trọng càng khiến tình hình trở nên bi đát, dẫn tới những đợt rút vốn ngân hàng ồ ạt trong năm 2016.
Vào cuối năm ngoái, Zimbabwe bắt đầu in tín phiếu trị giá 1 USD mỗi tờ nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm tiền mặt.
Nhà đầu tư Akinluyi nói rằng tình hình hiện nay rất đáng thất vọng, bởi Zimbabwe từng là một quốc gia rất có tiềm năng phát triển kinh tế.
“Họ có kim cương, than, đồng, quặng sắt… Nghĩa là họ có tài nguyên trù phú. Cá nhân tôi nghĩ rằng tình hình sẽ được xoay chuyển nhanh chóng nếu họ tìm được một nhà lãnh đạo đúng đắn”, Akinluyi nói.
Theo Danviet
Lối ăn chơi khét tiếng của con trai Tổng thống Zimbabwe bị quản thúc
Các con trai của Tổng thống Zimbabwe bị quản thúc Robert Mugabe nổi tiếng với lối sống giàu sang, nhung lụa nhưng thác loạn.
Tổng thống Mugabe cùng vợ và 2 con trai cắt bánh sinh nhật tuổi 80 của ông năm 2004. (Ảnh: Reuters)
Hai con trai của Tổng thống Mugabe với người vợ hai kém 40 tuổi, Grace Mugabe vốn không xa lạ gì với người dân Zimbabwe về mức độ ăn chơi khét tiếng. Cả con trai cả Robert Mugabe Jnr, 25 tuổi và cậu em trai Chatunga Mugabe, 21 tuổi đều tận hưởng cuộc sống "sang chảnh", nhưng luôn nằm ngoài vòng pháp luật.
Trước khi xảy ra chính biến, mẹ của họ, bà Grace Mugabe luôn phải chạy theo giải quyết hậu quả và kéo họ ra khỏi mớ bòng bong rắc rối mà họ gây nên.
Hồi tháng 7, bà Grace từng trả lời tờ News Day: "Ngày nay, có những linh hồn tấn công con cái chúng ta. Linh hồn rượu chè, linh hồn lạm dụng ma túy và những linh hồn tồi tệ khác đang chi phối chúng sống không đúng tuổi thật của mình". Bà cũng thừa nhận bà đang "đau đầu" vì phải đối phó với những cậu con trai bướng bỉnh.
Chatunga Mugabe bị đuổi học từ năm 16 tuổi vì có thái độ không đúng mực. Anh đã phải theo chương trình học tại nhà. Dù được chăm lo khá kĩ càng, nhưng Chatunga vẫn trượt chương trình dự bị đại học. Người anh, Robert Mugabe Jr thậm chí còn có thành tích học tập "bết bát" hơn nữa khi không thể thi lên lớp. Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy Robert học chuyên ngành kiến trúc tại Dubai sau đó. Theo Zimnews, cậu quý tử của Tổng thống Mugabe cũng được gửi sang Trung Quốc học trường quân đội nhưng anh đã bỏ ngang vì không chịu được những khóa huấn luyện khắc nghiệt.
Cuộc sống ăn chơi vô độ
Hai "quý tử" của Tổng thống Mugabe bên người mẹ quyền lực. (Ảnh: The Herald)
Hai con trai của ông Mugabe sau đó chuyển đến sống ở Dubai, thành phố thuộc các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). Tuy nhiên họ không thể ở đây lâu vì hai người đã bị cáo buộc tham gia ẩu đả và lạm dụng chất gây nghiện.
Bà Grace từng lên báo kể về những đêm trắng lo lắng vì những cậu con trai ăn chơi vô độ, tham gia tiệc tùng liên miên và thói quen sử dụng chất kích thích thiếu kiểm soát.
Sau khi rời Dubai, hai cậu con trai của ông Mugabe tiếp tục chuyển tới Joburg, Nam Phi. Robert được cho là theo học trường đại học Johannesburg dù không ai biết cậu học chuyên ngành gì. Họ tiếp tục lối sống ăn chơi.
Hai thanh niên trẻ bị yêu cầu chuyển khỏi khu căn hộ sang trọng, nơi họ trả khoản tiền thuê 5.000 USD mỗi tháng do lối sống vô độ. Theo Zimbabwe Independent, họ tiếp tục tham gia vào một cuộc ẩu đả và buộc phải cậy nhờ người mẹ ở Zimbabwe bay sang Nam Phi giải quyết.
Một nguồn tin chia sẻ với báo Zim cho biết, hai quý tử nhà Mugabe có lối sống tiệc tùng tự do và ăn chơi quá đà. Ngay cả con trai của bà Grace Mugabe từ cuộc hôn nhân trước Russell Gorereza, 33 tuổi liên tục mắc phải rắc rối với luật pháp. Người này tham gia được cho là từng tham gia vào các thương vụ đào vàng trái phép và bị cáo buộc đâm xe chết người khoảng 2 năm trước.
Bà Grace Mugabe cũng nổi tiếng không kém với lối sống xa hoa, phung phí. Bà thậm chí được gán biệt danh "Gucci Grace" để cho thấy bà là một "tín đồ" của hàng hiệu. Vị đệ nhất phu nhân này từng chi gần 160.000 USD cho một lần mua sắm ở Paris năm 2002. Bà thậm chí bỏ ra 264.000 USD cho tấm ván nạm kim cương trang trí đầu giường.
Hiện vợ chồng Tổng thống Mugabe bị quân đội quản thúc tại nhà riêng ở thủ đô Harare. Trong khi đó một số nguồn tin nói rằng, bà Grace đã chạy ra nước ngoài trước khi xảy ra chính biến.
Đức Hoàng
Theo Huffington Post
Tổng thống Zimbabwe có thể bị phế truất và luận tội trong vài ngày tới Lãnh đạo đảng cầm quyền Zimbabwe ZANU-PF dự kiến nhóm họp vào hôm nay 17/11 để đưa ra nghị quyết phế truất Tổng thống Robert Mugabe vào cuối tuần, mở đường cho việc luận tội đối với ông, Reuters cho biết. Tổng thống Robert Mugabe (Ảnh: Reuters) Reuters dẫn nguồn tin nội bộ ZANU-PF cho biết, các lãnh đạo của đảng cầm quyền...