Từng là dân “gà mờ”, không ngờ nay là tay chơi hồng cổ có tiếng
Từng là người không biết gì về hoa hồng cổ mà dân trong nghề gọi là “gà mờ”, đến nay, anh Đỗ Thiện Nhân, xóm 1, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trở thành tay chơi hồng cổ có tiếng.
Ban đầu, chỉ vì mê màu sắc và mùi hương của các loại hoa hồng cổ mà Nhân trồng hổng cổ chơi chơi, nhưng đến nay anh sưu tầm cả vườn hồng cổ trị giá hàng trăm triệu đồng.
Đỗ Thiện Nhân chia sẻ, lúc đầu, vì yêu thích màu sắc và mùi hương của hoa hồng nên anh chỉ trồng để ngắm chơi, nhưng sau đó nhận thấy hoa hồng có giá trị kinh tế, được nhiều người chơi hoa “săn” lùng nên anh quyết định khởi nghiệp từ loài hoa này. Từ niềm đam mê ban đầu, đến nay anh đã sở hữu trong tay vườn hoa hồng trị giá cả vài trăm triệu đồng lúc nào không hay.
Anh Đỗ Thiện Nhân là một anh chàng 9x nhanh nhẹn và chịu khó, hiện Nhân đang sở hữu vườn hoa hồng cổ rộng hàng nghìn m2 với hàng chục loại hồng cổ khác nhau. Hơn 2 năm về trước, Nhân quyết định từ bỏ công việc ổn định ở thành phố để về quê lập nghiệp.
Từ việc trồng chơi, đến nay anh Đỗ Thiện Nhân đã có trong tay vườn hoa hồng cổ cả vài trăm triệu.
Quê nhà của Nhân là một thôn làng nghèo, quanh năm làm lụng vất vả nhưng cuộc sống vẫn không khá. Nhận thức được điều đó, Nhân cố gắng ra ngoài để thoát ly và kiếm được một công việc sửa chữa ô tô trên Hà Nội với mức lương cả chục triệu đồng.
Một hôm, trong một lần đến nhà một người bạn chơi, Nhân tình cờ được ngắm một chậu hoa hồng cổ đang rực hoa và mùi thơm ngào ngạt khiến Nhân say như điếu đổ. Kể từ đó Nhân say mê và dành tình yêu cho loại hoa này lúc nào không hay. Rồi Nhân cũng bỏ thời gian và tiền bạc đi sưu tầm các loại hoa hồng cổ, về trồng chơi ở vườn nhà cho thỏa đam mê.
Nhưng sau đó, những cây hoa hồng mà Nhân trồng trước đó được nhiều người đến hỏi mua và trả giá khá cao. Anh thầm nghĩ, nếu mà trồng hoa hồng hết cả vườn nhà thì chắc chắn có thể làm giàu. Năm 2017, Nhân dùng tiền tích luỹ và vay mượn thêm được khoảng hơn 100 triệu, về quê lập nghiệp với việc nhân giống, sưu tầm, trồng các loại hoa hồng cổ.
Video đang HOT
Một cây hoa hồng cổ Sa Pa khủng, thân lớn và cao gần 3 m đang rực rỡ sắc hoa ở tại vườn gia đình anh Nhân.
Sau gần 2 năm trồng, đến nay anh Đỗ Thiện Nhân có một vườn hoa hồng cổ rộng hàng nghìn m2, với trên dưới hàng chục loại khác nhau. Trong đó, có những cây thân to lớn và cao đến gần 3 m, rực rỡ hương thơm và sắc hoa và có giá trị kinh tế cực cao.
Dẫn phóng viên báo điện tử Dân Việt đi thăm quan mô hình, anh Nhân cho hay, hiện vườn của gia đình anh chủ yếu trồng loại hoa hồng cổ loại lớn, khoảng hơn 500 gốc. Trong đó, loại hoa hồng 1 thân có khoảng hơn 100 gốc, có những gốc hàng chục năm tuổi và trồng tại vườn đã cao đến gần 3m.
“Không nhân giống bán như các nhà vườn khác, tôi chỉ tập trung vào trồng và chăm sóc loại hoa hồng một thân. Hiện vườn có khoảng gần 10 cây hàng hiếm, thân to lớn và tán cực khủng và giá trị trên dưới 10 triệu đồng/cây”, anh Nhân chia sẻ.
Cận cảnh một gốc hoa hồng cổ, có một thân cực lớn và thoát thân cao hơn 1m.
Theo anh Nhân, hiện nay loại hoa hồng một thân đang được thị trường ưa chuộng và có giá trị cao hơn loại hồng bụi rất nhiều. Nhiều lúc không có đủ hàng để bán. Loại này thân càng to và tán càng đẹp thì càng có giá, trung bình giá trị dao động từ 1 triệu cho đến 10 triệu đồng/cây.
“Trồng hoa hồng này không giống như trồng các loại cây khác, cứ mỗi khi bán được cây lại đi mua thêm cây khác về trồng nên tính lời lãi cũng khó. Chỉ biết từ lúc trồng đầu tư khoảng 100 triệu, đến nay vườn hồng đã có giá trị lên đến hơn 300 triệu đồng”, anh Nhân tiết lộ.
Hiện vườn hoa của gia đình anh Đỗ Thiện Nhân ước tính có giá trị khoảng 300 triệu đồng.
Nói về kĩ thuật trồng hoa hồng anh Đỗ Thiện Nhân cho biết, cây hoa hồng rất dễ trồng nhưng để có được một cây có thân và bông tán đẹp thì đòi hỏi ở người trồng. Trước khi trồng mình phải định hướng hình dáng trước, để được hình dáng như ý muốn thì mình chịu khó bấm tỉa, bấm tỉa các nhiều thì bông tán càng đẹp, cây có tán nhiều cành sai hoa.
Từ những quyết định táo bạo của mình mà anh Đỗ Thiện Nhân đã sở hữu một vườn hoa hồng có giá trị vài trăm triệu đồng, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập khá cao. Nhưng có lẽ điều làm cho anh vui nhất đó là được làm giàu trên sự đam mê và cũng chính trên mảnh đất mà mình sinh ra.
Theo Danviet
Nỗi đau buồn của người dân quê hương Chủ tịch nước
Sau khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, bà con quê hương Ninh Bình đều tỏ ra buồn thương vô cùng, ai cũng cảm thấy đột ngột, hụt hẫng...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05 sáng nay.
Mất mát quá lớn
Ông Ngát cho hay: Từ đầu năm 2016 khi ông Trần Đại Quang nhậm chức Chủ tịch nước, ông Ngát và bà con quê hương Ninh Bình ai cũng thấy vui mừng và tự hào, mọi người đều cầu chúc cho người con ưu tú của quê hương luôn mạnh khỏe để giúp dân, giúp nước phát triển. "Nào ngờ bác ra đi nhanh quá, mất mát này đối với chúng tôi là quá lớn", ông Ngát buồn bã.Đang tất bật thu hoạch lúa trên cánh đồng, khi người nhà ra báo tin buồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ông Tạ Văn Ngát (ở Yên Mô, Ninh Bình) vô cùng bất ngờ. "Mới hôm trước còn thấy bác trên truyền hình, thấy người còn khỏe mạnh, mà nay đã đi rồi. Chúng tôi cảm thấy đau buồn vô cùng", ông Ngát nói.
Đang thu hoạch lúa ở ruộng của gia đình, nghe con gái ra báo Chủ tịch nước đã mất, bà Mai Thị Hảo (73 tuổi, ở xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) không tin, còn mắng con nói gở, nhưng đến khi mọi người cho đọc báo mạng mới giật mình, khóc nức nở. "Đau xót quá, nghe tin mà người tôi như rụng rời, chả muốn làm gì nữa", bà Hảo chia sẻ.
Bà Mai Thị Hảo (ở Yên Mô, Ninh Bình) rất đau buồn khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ảnh: Hải Đăng
"Cả đời tôi lần đầu được chứng kiến một người con ưu tú quê hương Ninh Bình lên làm Chủ tịch nước, mà nào ngờ bác ấy lại ra đi nhanh quá. Dù bác đã mất, nhưng tôi và bà con quê nhà vẫn tin đó chỉ là sự mất mát về thể xác, còn tâm hồn, tài, đức của Chủ tịch nước sẽ còn mãi với dân tộc, với người dân Ninh Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung", bà Hảo nói.
Nguời học trò ưu tú
Từng là thầy chủ nhiệm cấp 3 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi nghe tin người học trò của mình từ trần, thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) vô cùng đau buồn.
Thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) bên một ảnh chụp chung với học trò nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thăm trường cũ vào năm 2017. Ảnh: Hải Đăng
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng khi nhắc về trò Quang, thầy Toàn tỏ ra rất minh mẫn. "Những năm học cấp 3, anh Quang đã rất chăm học, ngoan, thường hay giúp đỡ các bạn cùng lớp. Trong các giờ thầy, cô dạy, kiểm tra bài, anh Quang rất năng nổ xung phong lên bảng trả bài. Các kiến thức trò Quang hiểu rất sâu nên các bài kiểm tra đều được điểm cao", thầy Toàn nhớ lại."Mới giữa tháng 5.2018 anh ấy về thăm, thầy trò bắt tay, trò chuyện vui vẻ lắm. Trò Quang còn hứa là 20.11 tới sẽ về thăm tôi mà giờ đã mất rồi, đau xót quá", thầy Toàn nhớ lại.
"Trò Quang học rất giỏi và rất ngoan nên được các thầy, cô, bạn bè rất quý mến. Dù sau này học tập xa nhà rồi trưởng thành, giữ nhiều chức vụ quan trọng của đất nước, nhưng anh ấy vẫn rất gần gũi, giản dị, các ngày lễ, Tết còn về thăm sức khỏe, tặng quà cho các thầy, cô cũ", thầy Toàn nhớ lại.
Theo Danviet
Hoa hồng cổ giá chục triệu ở Đà Lạt liên tục bị đào trộm Những cây hoa hồng được người dân trồng 10-30 năm, trị giá hàng chục triệu đồng liên tục bị đào trộm. 17 năm trước, chị Đỗ Quyên (đường Phan Bội Châu, Phường 1 TP Đà Lạt) trồng gốc hoa hồng cổ Sa Pa trước sân nhà. Cây nở hoa quanh năm, tán bao trùm một góc tường rào tạo điểm nhấn cho không...