Từng khinh nàng dâu “quê một cục”, cả nhà trai cúi gằm mặt khi cô đưa 100 triệu trả tiền viện phí cho mẹ chồng
Chinh vừa rút ví ra 100 triệu đặt vào tay bác cả vừa nói một câu khiến cả nhà chồng cả nể, không ai dám ngẩng mặt lên nhìn chị. Họ xấu hổ vô cùng.
Ngày Dũng dẫn Chinh về nhà ra mắt, cả nhà anh đã nhìn chị rồi bĩu môi. Gia đình Dũng thuộc dạng có điều kiện, người nào người nấy đều ăn diện. Nhìn Chinh đúng là lạc quẻ trong cái nhà này.
Mẹ Dũng tỏ vẻ không hài lòng. Họ gọi anh vào trong nhà rồi than thở. Cô chị cả lên tiếng: “ Thế giới hết con gái rồi hay sao mà chú lại chọn con đó. Nhìn ăn mặc quê một cục. Thế kỷ 21 rồi mà như thời tiền sử. Nhìn cái kiểu buộc tóc, áo sơ mi hoa, quần vải mà phát ớn…”.
Thấy con gái nói hơi quá, mẹ Dũng lườm. Nhưng bà cũng không có thiện cảm với Chinh: “ Bao nhiêu thiên kim tiểu thư cành vàng lá ngọc mẹ mai mối cho thì không chịu. Tự nhiên đâm đầu vào yêu con đấy. Hay nó cho con ăn bùa mê thuốc lú gì rồi. Nói chung là mẹ không đồng ý đứa này đâu nhé”.
Buổi ra mắt hôm đó của Chinh diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng. Ngoài Dũng ra, chẳng ai buồn tiếp chuyện cô. Cuối bữa, họ để một mình Chinh ngồi phơi đầu giữa trời nắng chang chang để rửa 3 mâm bát.
Chinh cũng cảm nhận được người nhà Dũng không thích mình nên chị muốn bỏ cuộc. Nhưng Dũng lại động viên bạn gái. Anh nói rằng chỉ cần anh yêu chị là đủ, những cái khác chị không cần quan tâm. Lấy nhau về thì 2 người sẽ ở riêng để khỏi động chạm ai.
Cuối cùng họ vẫn lấy nhau. Ngày cưới chỉ có ban đại diện cùng chú rể đến nhà Chinh. 3 chị gái của Dũng cùng người nhà của họ còn không thèm đi rước dâu. Vì con trai cứ nhất định lấy bằng được đứa con gái mà mình đã ra sức ngăn cản, nên mẹ Dũng rất bực. Bà dù ngoài mặt thì vẫn chấp nhận Chinh làm dâu, nhưng trong lòng thì bất mãn vô cùng. Vợ chồng Chinh còn chưa kịp xin ra ở riêng thì mẹ Dũng đã đề cập đến vấn đề này. Bởi bà lo sợ Chinh có âm mưu chiếm đoạt tài sản nhà bà.
Cuộc sống của vợ chồng trẻ chỉ đủ ăn đủ tiêu, tuy nhiên Chinh vẫn tiết kiệm. Nhà Dũng có cỗ bàn hay ngày giỗ chạp gì, vợ chồng chị vẫn góp tiền đủ, chẳng kém anh chị nào. Vậy mà mấy chị của Dũng vẫn hay nói cạnh khóe:
- Gớm, nghèo như nhà cô Chinh mà cũng bỏ ra 1 triệu góp cỗ cơ à…
Video đang HOT
Chinh bực lắm nhưng không cãi trả bao giờ, chỉ cười trừ cho qua chuyện. Dũng biết vợ mình ấm ức thì thường vỗ vai an ủi. Chinh cũng lấy đó làm động lực để chiến đấu tiếp với cái gia đình khinh rẻ người này.
Họ nhà Dũng đông người. Mỗi lần có đám giỗ là phải đến hơn chục mâm cơm. Vậy mà sau đó, chỉ một mình Chinh dọn dẹp, rửa bát. Có chăng thì chỉ có Dũng ra hộ vợ.
Câu cửa miệng của họ khi nói về Chinh chính là “quê mùa”. Mọi việc cô làm trong gia đình nhà chồng, từ dọn dẹp nhà cửa đến nấu ăn, cắm hoa, trang trí bàn thờ gia tiên… rất khéo. Nhưng người nhà Dũng đều không để vào mắt. Họ chỉ ngồi 1 chỗ rồi bàn tán về bộ đồ Chinh đang mặc, đôi dép cô đang đi. Vừa săm soi họ vừa cười ha hả nhưng đang xem phim hài.
Thế rồi mẹ chồng Chinh đột ngột đổ bệnh. Bà có khối u ở não nhưng lành tính. Do chủ quan bao nhiêu năm khỏe mạnh nên mẹ chồng Chinh không đóng bảo hiểm. Đâm ra lúc này bao nhiêu tiền cũng là ít…
Bà nằm viện hơn 1 tháng trời, người thường xuyên vào chăm sóc không kể ngày đêm là Chinh. Cô nâng bà dậy ngày 2 lần để kiên nhẫn đút từng muỗng cháo. Đợi mẹ chồng nghỉ ngơi, Chinh lại giúp bà vệ sinh cá nhân,… Có mấy ngày mà cô gầy rộc đi, còn xuống cân hơn cả người nằm giường bệnh. Lúc bấy giờ mẹ chồng Chinh mới cảm thấy ân hận. Dòng nước mắt lăn dài trên hai mà bà, nhưng vì ảnh hưởng của căn bệnh nên mẹ Dũng không thể thốt ra 1 lời xin lỗi con dâu.
Cách đây 1 tuần, bác sĩ thông báo mẹ chồng Chinh có thể xuất viện. Nhưng cả nhà chồng lại đau đầu về khoản viện phí khá lớn. Mọi người thống nhất với nhau là góp tiền, còn sổ tiết kiệm của mẹ Dũng thì để sau này bà dưỡng già.
Thống nhất là thế nhưng khi góp tiền, người nọ đùn đẩy người kia đóng trước. Mấy cô chị của Dũng đều có lý do chính đáng để hoãn việc chi tiền. Người thì than thở con mới vào học nên nhiều khoản đang phải lo, người thì nhỏ vài giọt nước mắt tâm sự về công việc làm ăn dạo này không ra sao,… Bên cạnh giường của mẹ Dũng đang nằm, 1 “cái chợ” gồm 3 cặp vợ chồng tranh cãi nhau inh ỏi…
Đúng lúc đó vợ chồng Chinh bước vào. Thấy em dâu đến muộn, 1 bà chị chồng cà khịa: “ Chắc cô Chinh ngửi thấy mùi phải mất tiền nên cố tình đến muộn ấy gì. Cô cả đời có khi chẳng cầm được 5 triệu trên tay bao giờ, làm sao mà 1 lúc bỏ ra mấy chục triệu được nhỉ”. Rồi cả đám phá lên cười.
Chinh cùng chồng không nói gì, đi thẳng đến chỗ mẹ Dũng đang nằm để chào bà. Xong xuôi cô mới quay lại đám kia rút ra 1 cọc tiền trị giá 100 triệu và nói:
- Khi nãy em với chồng ra ngân hàng rút tiền nên mới đến chậm chân. Mọi người thông cảm cho vợ chồng em ạ.
Vợ chồng em không có nhiều nhưng cũng xin đóng góp số này để lo viện phí cho mẹ. Công ơn mẹ nuôi dạy chồng em, chừng này báo đáp mới chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Em tuy quê mùa, ít học nhưng đạo lý căn bản này thì em hiểu ạ.
Thế là cả nhà chồng chẳng ai bảo ai đều im bặt không nói được tiếng nào. Họ cúi gằm mặt khi Chinh nhét cọc tiền vào tay chị cả.
Chinh nói tiếp: “ Bác cầm lấy để thanh toán cho mẹ. Nãy em đứng ngoài cũng có nghe qua các bác đang bí tiền. Ai chưa có thì cứ bảo em nhé, không phải ngại ạ. Nhà em không có nhiều nhưng cũng đủ để cho các bác vay…”
Mẹ chồng Chinh nằm trên giường lại lăn dài dòng nước mắt vì vừa ân hận vừa xấu hổ. Dũng thì nhìn vợ với ánh mắt tự hào. Còn đám người kia không ai mạnh miệng như lúc trước nữa. Họ lý nhí: “ Thôi nhiêu đây cũng gần trả đủ cho mẹ rồi. Còn có hơn chục triệu thì để chúng tôi bảo nhau góp”.
Cũng từ đó đám người này không ai dám bảo Chinh quê mùa nữa. Họ tôn trọng và đối xử với cô khác trước rất nhiều. Còn Chinh thì vẫn thế, cô vẫn tốt bụng, thương người, đảm đang tháo vát như xưa!
Mẹ chồng độc đoán, con dâu khốn đốn
Trong nhiều mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, xưa nay mối quan hệ thông gia là một 'phạm trù' khá đặc thù, phức tạp và luôn là câu chuyện khó có hồi kết.
Ảnh minh họa: ST
Gia đình bà Ngọc (có con trai) và gia đình bà Lý (có con gái) tương đối môn đăng hộ đối. Cả hai gia đình đều có kinh tế khá giả, con cái được ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Khi hai con tính chuyện trăm năm, cả hai gia đình đều rất mừng, đồng tình ủng hộ để các con nhanh chóng về chung một nhà. Những cuộc gặp gỡ ban đầu diễn ra suôn sẻ, vui vẻ và thân thiện. Hai gia đình thường xuyên trao đổi, gửi quà tặng giúp cho mối quan hệ trở nên khăng khít.
Tuy nhiên, theo thời gian thì khoảng cách giữa hai gia đình ngày càng lớn. Nguyên nhân là do tính độc đoán, thiếu tôn trọng thông gia của bà Ngọc. Dù biết bà Lý cũng "ngang sức ngang tài" với mình nhưng bà Ngọc luôn tỏ vẻ mình là người hiểu biết, sành sỏi, tháo vát hơn. Ngày ăn hỏi hai con, do khoảng cách hai gia đình ở xa nhau, đường sá không thuận tiện nên gia đình bà Ngọc nhờ gia đình bà Lý đặt lễ hỏi tại chỗ giúp.
Nhưng thay vì mềm mỏng nhờ vả, bà Ngọc giao thẳng việc cho bà Lý và "bắt" bà Lý phải đứng ra chịu trách nhiệm cả về giá cả cũng như chất lượng của các đồ lễ. Bà Lý đã thẳng thắn trao đổi là bà chỉ đặt giúp và đưa số điện thoại của cửa hàng dịch vụ để bà Ngọc tự liên hệ nhưng bà Ngọc cứ khăng khăng đẩy cho bà Lý. Vì việc hệ trọng cả đời của con và ngày ăn hỏi, ngày cưới cận kề nên bà Lý đồng ý và thực hiện với tinh thần trách nhiệm, cầu thị.
Thế nhưng, mỗi lần trao đổi lại với bà Ngọc, bà Lý lại cảm thấy bị tổn thương vì những lời nói như ra lệnh, bề trên của bà Ngọc. Bà thường xuyên bị hỏi xoáy và phần việc nào chưa nắm chắc liền bị chê bai là không chịu quan sát, học hỏi, thiếu hiểu biết, không đảm đang, tháo vát. Mặc dù bị săm soi, bà Lý vẫn bình tĩnh cùng chồng tổ chức đám ăn hỏi chu đáo, vui vẻ, đáp ứng yêu của cả hai bên.
Thế nhưng, sau lễ ăn hỏi, bà Lý vẫn bị bà Ngọc chê trách vì những lỗi siêu nhỏ với nhà trai. Trong khi đó, lễ cưới và cỗ cưới chủ yếu diễn ra ở nhà trai thì bà Ngọc tự ý toàn quyết quyết định, không hề hỏi ý kiến bà Lý, ép nhà gái phải thực hiện hoàn toàn theo ý nhà trai.
Đến khi con dâu về nhà chồng, bà Ngọc bắt con dâu không chỉ toàn tâm toàn ý mà còn toàn thời gian phải ở nhà chồng. Nếu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải xin phép trước từ mấy tháng, nếu không bà Ngọc tìm đủ lý do để ngăn cản. Mỗi lần bắt gặp con dâu nói chuyện điện thoại với bố mẹ đẻ, bà Ngọc lại bóng gió, con gái đi lấy chồng, làm dâu thì phải thế này thế nọ hoặc mang ra so sánh với con dâu nhà người này người khác...
Khi con dâu sinh con, bà Ngọc nhất quyết không cho con dâu về nhà bố mẹ đẻ. Bà viện đủ mọi lý do đường sá xa xôi, cháu ốm... để thoái thác lời đề nghị mong muốn con cháu về để chăm sóc của thông gia. Khi cháu lớn, bà lại nêu lý do bận học văn hóa, học các kỹ năng mềm, thể dục thể thao... để không cho cháu về.
Vì nhớ con nhớ cháu, bà Lý đã trực tiếp lên thăm thì bà Ngọc lấy lý do nhà bà có một ngôi nhà khác đang để trống nên để thông gia ở đó cho thoải mái. Mỗi lần đến thăm con gái và cháu ngoại phải bấm chuông với ngôi nhà kín cổng cao tường, phải đối mặt với thông gia luôn tự nguyện ra mở cửa, bà Lý cảm thấy vô cùng ái ngại. Những cuộc lên thăm của bà Lý cứ thưa dần rồi ngừng hẳn.
Cô con gái thấy cảnh bố mẹ mỗi ngày một già đi cứ mòn mỏi trông ngóng con cháu về thăm thì xin cơ quan cho chuyển về làm việc tại chi nhánh ở quê nhà. Lúc này, bà Ngọc mới thấy rõ tác hại của tính độc đoán, thiếu bình đẳng với người khác của mình.
Về ăn giỗ, vợ bầu vượt mặt vẫn bị bắt rửa bát, chồng nói một câu khiến cả họ xấu hổ, nhưng bất ngờ nhất là hành động sau đó của anh Thương vợ bầu 6 tháng vẫn phải rửa một đống bát đĩa, chồng có hành động bất ngờ khiến cả họ gật đầu đồng tình. Thảo là dâu trưởng trong nhà bà Lý. Ngay ngày đầu lấy Nam, cô đã được mẹ chồng giao trọng trách: " Nhà mình là trưởng họ, con lại là dâu trưởng nên phải biết ăn ở, cư...