Tung hỏa mù ở hồ Pangong, TQ chiếm trọn vùng đất chiến lược khác từ Ấn Độ?
Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc đang cố tình thu hút sự chú ý của Ấn Độ trong tranh chấp lãnh thổ quanh hồ Pangong Tso để âm thầm củng cố quyền kiểm soát vùng đất tranh chấp khác rộng 972km2.
Quân đội Ấn Độ hiện không thể tiếp cận khu vực rộng 972km2 ở thung lũng Depsang, do bị lính Trung Quốc chặn đường.
Theo tờ Times of India, tình hình khu vực chiến lược ở thung lũng Depsang không được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nhắc đến trong tuyên bố trước Quốc hội, dù rằng binh sĩ Trung Quốc đã chặn tuyến đường tuần tra duy nhất của Án Độ tới khu vực kể từ tháng 4 năm nay.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ nói Depsang là “một vấn đề cũ” không nên “đánh đồng hoặc gán ghép” nó với các “điểm nóng” mới như hồ Pangong Tso, suối nước nóng Gogra hay Thung lũng Galwan.
“Không có đối đầu quân sự cấp bách tại Depsang, nơi Ấn Độ và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền”, quan chức Ấn Độ cho biết.
Nhưng các nhà phân tích đang lo ngại rằng thông qua “các hoạt động liên tục” tại hồ Pangong Tso, Bắc Kinh đang tung hỏa mù”, khiến Ấn Độ lơ là cảnh giác ở thung lũng Depsang.
Video đang HOT
Trong 5 tháng qua, quân đội Trung Quốc đã liên tục ngăn chặn các binh sĩ Ấn Độ đến các chốt tuần tra ở thung lũng Depsang. Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã lập các tiền đồn dã chiến gần khu vực “Nút thắt cổ chai” và “Ngã ba chữ Y” ở Depsang.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Bị chặn ở hai khu vực này, binh sĩ Ấn Độ không thể tiến sâu vào bên trong thung lũng. Nói cách khác, khu vực rộng 972km2 đang bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ. “Chúng tôi thường đến các điểm tuần tra xa nhất dọc theo đường ranh giới, nhưng quân đội Trung Quốc đã chặn các đường huyết mạch. Chúng tôi bị tổn thất trong những lần chạm trán này”, một sĩ quan Ấn Độ cho biết.
Một khi nắm quyền kiểm soát thung lũng Depsang và vùng Daulat Beg Oldie, Trung Quốc sẽ gia cố lực lượng bảo vệ đường cao tốc G-219. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối Tây Tạng với Tân Cương.
Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 binh sĩ, xe tăng và pháo binh đến điểm nóng này. Kể từ tháng 5.2020, Ấn Độ đáp trả bằng hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi đơn vị có khoảng 3.000 người.
“Ấn Độ có thể đang rơi vào bẫy, khi Trung Quốc tách thung lũng Depsang khỏi các điểm nóng tranh chấp hiện nay”, một sĩ quan Ấn Độ nhận định.
“Không giống như đường biên giới với Pakistan, vốn đã được cố định về mặt vật lý, cách duy nhất để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ giáp Trung Quốc là phải tích cực tuần tra”, sĩ quan này nói. “Nhưng đã 5 tháng trôi qua, các binh sĩ Ấn Độ đã không thể tuần tra tới thung lũng Depsang. 7 năm trước, thung lũng này từng xảy ra tranh chấp lãnh thổ căng thẳng”.
Ấn Độ: TQ huy động 2.500 quân đến biên giới, căng thẳng lên tới đỉnh điểm
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra hết sức cảnh giác tại các khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), dấu hiệu cho thấy căng thẳng đang đạt tới cao trào kể từ cuộc chạm trán 73 ngày ở cao nguyên Doklam năm 2017.
Các binh sĩ Ấn độ và Trung Quốc thời gian gần đây liên tục chạm mặt nhau.
Theo Times of India, hai nguồn tin quân sự Ấn Độ xác nhận quân đội nước này đã huy động lực lượng tương xứng đến khu vực ven hồ Pangong Tso và thung thũng Galwan ở vùng Ladakh. Đây là nơi xảy ra căng thẳng trong thời gian qua và Trung Quốc đã đưa 2.500 lính đến khu vực để thị uy và cải tạo cơ sở hạ tầng.
"Sức mạnh của quân đội Ấn Độ ở các điểm nóng tranh chấp lớn hơn nhiều so với đối phương", quan chức quân đội Ấn Độ giấu tên nói.
Điều quân đội Ấn Độ lo ngại nhất là các binh sĩ Trung Quốc tập trung tại nhiều điểm nóng như gần trạm gác KM120 của Ấn Độ và dọc theo tuyến đường DS-DBO ở thung lũng Galwan.
"Tình hình rất nghiêm trọng. Đây không phải là hoạt động vi phạm đơn thuần của phía Trung Quốc", cựu tướng Ấn Độ DS Hooda nói.
Ông Hooda đặc biệt quan ngại đến việc các binh sĩ Trung Quốc thời gian qua vượt qua LAC ở thung lũng Galwan, vì đã từ lâu các bên không có va chạm ở đây.
Ashok K Kantha, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, cũng đồng tình với ông Hooda. "Binh sĩ Trung Quốc đã nhiều lần vượt ranh giới ở thung lũng Galwan. Đây không phải là hành động xâm phạm đơn thuần", Kantha nói.
Căng thẳng leo thang đến mức binh sĩ hai bên đã mặt đối mặt, trừng mắt nhìn nhau tại nhiều điểm nóng. Mặt khác, các bên đang cố gắng tháo gỡ căng thẳng bằng các giải pháp ngoại giao.
Trong 2 tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở thung lũng Galwan, hạ 100 lều trại và đem theo thiết bị hạng nặng để xây lô cốt.
Căng thẳng biên giới Trung-Ấn đang lên đến mức cao trào nhất kể từ năm 2017. Cách đây 3 năm, Ấn Độ và Trung Quốc đã trải qua 73 ngày căng thẳng ở cao nguyên Doklam. Hai bên khi đó đã huy động hàng ngàn binh sĩ đến khu vực.
Lính Ấn Độ tập trượt tuyết, bắn súng gần biên giới Trung Quốc Binh sĩ Ấn Độ huấn luyện trượt tuyết tốc độ cao và tải thương, bắn súng trên sườn dốc trên dãy Himalaya, giáp biên giới với Trung Quốc. Kênh India Today ngày 14/9 tung video binh sĩ Ấn Độ hoạt động trên núi tuyết thuộc dãy Himalaya nằm giữa nước này với vùng Tây Tạng của Trung Quốc. Video cho thấy các binh...