Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ “thảo mai”!
“ Thảo mai” chắc chắn không phải là từ xa lạ với quá nhiều người. Từng có thời cụm từ này trở thành trend trên mạng xã hội nhưng ít ai biết nguồn gốc của nó.
“Thảo mai” thường được dùng để ám chỉ một người có cách giao tiếp khéo léo, ngọt ngào. Tuy nhiên, trái ngược với những từ như “khéo miệng”, “tinh tế”… thì từ “thảo mai” lại tạo ra cảm giác xấu xa vì hiên về giả tạo, không thật tình và đôi khi là để chỉ ai đó có tâm địa ghê gớm. Nhưng tại sao lại là “thảo mai” mà không phải một từ nào khác? Nguồn gốc của “thảo mai” từ đâu mà ra? Không ít người cho rằng từ này xuất phát từ truyền thuyết cổ trong dân gian từ lâu.
Chị “Nguyệt thảo mai” là người khởi đầu trend mới này
Từ tích truyện về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ…
Theo chia sẻ của PGS – TS Phạm Văn Tình, từ “thảo mai” có thể xuất phát từ nhân vật Thảo Mai trong tích truyện sau:
Mẫu Đệ Tam hay Mẫu Thoải (một trong ba vị Mẫu được thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian) vốn là con gái vua Thủy Tề ở Long Cung. Công chúa kết duyên cùng chàng Kính Xuyên, là con trai vua Đất. Khi Kính Xuyên đi vắng, nàng ở nhà khâu vá thì không may bị kim đâm vào tay chảy máu, bèn dùng vải trắng lau máu. Tiểu thiếp của Kính Xuyên là Thảo Mai, vốn có lòng đố kị nên đã nhân cơ hội này lấy trộm tấm lụa. Đợi khi Kính Xuyên về, Thảo Mai bèn dùng tấm vải làm bằng chứng, vu oan cho công chúa tội danh nhân lúc chồng vắng nhà đi cắt máu thề nguyền để tư thông với người khác. Kính Xuyên cả tin liền ghen tuông mù quáng, một mực bắt vợ đóng vào cũi rồi vứt trên rừng để thú dữ ăn thịt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở trên rừng, công chúa lại được muôn loài quý mến, chúng tìm đến dâng quả và nước uống. Một ngày nọ, có chàng thư sinh tên là Liễu Nghị, vốn nhờ tập ấm của cha mẹ để lại nên chuyên cần đèn sách. Trên đường đi thi, chàng chẳng may bị lạc vào khu rừng nơi công chúa bị chồng đày ải. Thấy cảnh lạ lùng, Liễu Nghị liền hỏi han. Khi đã hiểu rõ sự tình, chàng thư sinh đồng ý chuyển giúp công chúa một lá thư về Long Cung để tâu lên vua cha câu chuyện rồi đợi định đoạt.
Theo lời dặn của công chúa, Liễu Nghị đến sông Ngân Hán, nơi có cây ngô đồng mà rút cây kim thoa rồi gõ vào cây ba lần. Tức thì mặt biển dậy sóng, giữa dòng thấy có đôi bạch xà hiện lên. Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, rồi theo đôi bạch xà đến Long Cung để trao bức thư cho vua Thủy Tề. Đọc xong thư, nhà vua giận dữ nên sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai rồi truyện cho trưởng tử là Xích Lân lên đón công chúa về Thoải Phủ. Sau khi trở về, công chúa kết duyên cùng Liễu Nghị, chàng thư sinh được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan.
Đến cụm từ “thảo mai” gây sốt
Hiện từ “thảo mai” đã được đưa vào từ điển tiếng Việt
Nhiều giả thuyết cho rằng từ “thảo mai” được lấy theo tên người tiểu thiếp Thảo Mai gian xảo trong tích truyện. Từ này theo đó để chỉ những người miệng lưỡi ngọt ngào nhưng tâm cơ khó đoán, thường tạo cảm giác giả tạo. Trước hiện trạng được sử dụng phổ biến, cụm từ “thảo mai” (vốn không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại) đã được xem xét đưa vào từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên trong lần tái bản tiếp theo với ý nghĩa mới mẻ này.
Lý do khiến emoji "mặt cười" trở thành biểu tượng bị netizen ghét nhất trên mạng xã hội
Điều gì đã khiến cho emoji với nghĩa 'nụ cười hạnh phúc' trở thành biểu tượng của 'sự giả tạo, thảo mai, giễu cợt' như nhiều netizen mặc định?
Người dùng mạng xã hội hẳn không còn lạ gì với việc sử dụng các emoji để thể hiện cảm xúc khi tán gẫu với bạn bè. Thế nhưng, dù cho ở nền tảng mạng xã hội nào, người dùng cũng đều thống nhất rằng họ cực kỳ ghét biểu tượng 'mặt cười' kinh điển. Vậy điều gì đã khiến cho emoji với nghĩa 'nụ cười hạnh phúc' trở thành biểu tượng của 'sự giả tạo, thảo mai, giễu cợt' như nhiều netizen mặc định.
Emoji 'mặt cười' và ý nghĩa nguyên bản
Emoji 'mặt cười' (smiley) chính thức xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Người tạo ra biểu tượng kinh điển này là Shigetaka Kurita, nhân viên của công ty viễn thông Nhật NTT Docomo. Nó được miêu tả là một khuôn mặt đang nhoẻn miệng cười mãn nguyện, thể hiện sự hạnh phúc, hào phóng.
Smiley thực ra để thể hiện niềm hạnh phúc
Tuy nhiên, không rõ vì đâu mà khi thể hiện bằng hình ảnh, emoji smiley bỗng dưng trở lên đáng ghét hơn bao giờ hết. Nó khiến cho một cuộc hội thoại trở nên căng thẳng và báo hiệu sắp có cãi vã giữa đôi bên.
Emoji con ghẻ quốc dân
Với hầu hết người dùng mạng xã hội, họ thường tránh sử dụng smiley trong một cuộc nói chuyện để tránh gây hiểu làm cho đối phương. Thay vào đó, họ lựa chọn những emoji khác như cười ra nước mắt, cười nhe răng, cười lăn lộn, cười híp mắt,... Còn emoji smiley trở thành emoji dành riêng để thể hiện sự khinh miệt, nhạo báng và thảo mai.
Trước sự biến đổi về ý nghĩa không ngờ đến này, nhiều người đã cố lý giải vì sao emoji smiley lại bị ghét đến vậy.
Lỗi có lẽ là tại họa sĩ
An Yong, một netizen đã đưa ra giả thuyết rất hợp tình hợp lý cho chuyện tréo ngoe này. An Yong cho rằng lý do khiến emoji smiley không nhận được thiện cảm là do cách thể hiện của họa sĩ. Cụ thể hơn, một nụ cười bình thường trong thực tế luôn có sự co dãn của cơ gò má, cơ mi mắt, cơ môi,... Tuy nhiên, smiley không như vậy. Nó chỉ đơn giản là một nụ cười vô cảm, tạo cảm giác như các cơ gò má đang cố kéo miệng lên trong khi cơ môi lại kìm nụ cười lại. Bên cạnh đó, đôi mắt được thể hiện khá vô hồn, càng khiến cho nụ cười thêm giả tạo.
Những emoji thường được sử dụng thay thế cho smiley
Ý kiến của An Yong đã đạt được nhiều sự đồng tình và chia sẻ trên mạng xã hội. Vì thế, trang Quarzt khuyên người dùng không nên sử dụng smiley để thể hiện sự hạnh phúc để tránh gây hiểu lầm.
Trong thực tế, smiley không phải là emoji duy nhất từng bị hiểu lầm về ý nghĩa. Một số trường hợp khác có thể kể đến như 'high five' (hai bàn tay đập vào nhau) thường bị hiểu nhầm thành 'pray' (chắp tay cầu nguyện), hoặc nghiêm trọng hơn là emoji 'trái đào' bị hiểu nhầm thành...mông người, kem socola thường được dùng với ý nghĩa thô thiển hơn.
Chính vì vậy, khi sử dụng emoji, người dùng cần xem xét thận trọng để tránh bị hiểu nhầm hoặc tệ hơn là gây ra những chuyện dở khóc dở cười khi đang giao tiếp với bạn bè.
Hội phú bà "fake": Trào lưu mới của những cô nàng trẻ đẹp không sang chảnh nhưng luôn tỏ ra là mình "chanh sả" Bỏ ra gần 2 triệu đồng để lén gia nhập "hội phú bà Thượng Hải" trong vòng nửa tháng, ai ngờ lại nhận được một cú sốc "siêu to khổng lồ" về thế giới vốn cứ nghĩ là xa xỉ, hào nhoáng lắm cơ... Trong phim Trung Quốc từng không ít lần khắc họa nhân vật phụ nữ giàu có luôn gắng sức...