Tùng Dương xúc động khi hát Tình cha
Không chỉ bản thân Tùng Dương mà khán giả nghe anh hát “ Tình cha” cũng có những cảm nhận đặc biệt.
Tối ngày 28.1, đêm nhạc Như tôi đã sống nhằm tôn vinh các tác phẩm thơ và nhạc của Anh hùng lao động, Đại tá – Nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp đã diễn ra trong không khí xúc động.
Suốt gần 3 tiếng đồng hồ, đêm nhạc đưa khán giả đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác với những ca khúc viết về người lính, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
Đặc biệt, Như tôi đã sống được dàn dựng theo mô hình một vở nhạc kịch. Trong đó, chương trình được chia thành 4 chương để khắc hoạ rõ nét từng giai đoạn trong cuộc đời người anh hùng Nguyễn Đăng Giáp và tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của đất nước trong thời chiến cũng như thời bình.
Là một trong những ca sĩ góp mặt trong đêm nhạc, Tùng Dương tự hào chia sẻ: “Ông là người có công với đất nước, cách mạng trong chiến tranh và là doanh nhân – nghệ sĩ tài hoa trong thời bình. Ông thắp lên ngọn lửa giúp cho giới trẻ, thế hệ hôm nay một niềm tin mãnh liệt, tình yêu quê hương đất nước.
Tùng Dương rất ấn tượng khi chương trình được dàn dựng công phu, mới lạ theo lối nhạc kịch, và phần nhạc được các nhạc sĩ tài hoa Hà thành thực hiện nên chất lượng và ý nghĩa”.
Cũng trong đêm, không ít lần đứng trên sân khấu với vai trò một ca sĩ, Tùng Dương rưng rưng nước mắt. Với anh, Tình cha, Nắng ấm giữa mùa đông Hà Nội hay bản song ca với Khánh Linh – Tình khúc mùa thu – đều là những tác phẩm có ca từ ý nghĩa, mang lại cảm xúc đặc biệt.
Cùng với anh, ngồi dưới hàng ghế khán giả, Đại tá – Nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp rớt nước mắt vì quá xúc động.
Như mọi khi, trong đêm nhạc diễn ra tối ngày 28.1 vẫn là một Tùng Dương cống hiến, hết mình với âm nhạc để mang lại cảm xúc đặc biệt cho khán giả.
Không ít lần, anh rưng rưng nước mắt vì ca từ nhiều cảm xúc được viết ra bởi nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp.
Cha tôi – Tùng Dương – Đêm nhạc Như tôi đã sống.
Cùng cảm xúc đó, Khánh Linh cảm thấy vinh dự khi được đồng hành cùng Như tôi đã sống, một chương trình mà theo cô là chỉn chu đến từng chi tiết.
Với “Em tôi”, Quang Linh khiến khán giả cay xè mắt vì lối hát tình cảm và da diết.
“Bên ngoại mẹ tôi” do ca sĩ Thanh Thanh Hiền thể hiện đã dựng lại một phần những năm tháng yên bình, tràn ngập tình yêu của người chiến sĩ.
Trong khi đó, ca sĩ Thái Thuỳ Linh lại góp phần giúp vị Đại tá tài hoa chia sẻ những chiêm nghiệm của mình trước cuộc đời.
Ca sĩ Lê Anh Dũng cũng góp phần khiến nguồn cảm xúc ấy trở nên trọn vẹn.
Ngồi ở hàng ghế khán giả, Nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp nhiều lần lấy tay lau nước mắt.
Như tôi đã sống là đêm nhạc thuộc chuỗi chương trình “Vàng son một thuở” được dàn dựng hoành tráng bởi biên đạo múa Trần Ly Ly, đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam cùng đội ngũ nhạc sĩ tài hoa Thanh Phương, Lưu Hà An và Minh Đạo.
Là chủ nhiệm của chuỗi chương trình, ca sĩ Ngọc Châm chia sẻ, “Như tôi đã sống” sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới đến khán giả để có thể thấy được đầy đủ màu sắc nghệ thuật trong đời sống hôm nay.
Theo Thời đại
Tùng Dương lần đầu múa và diễn kịch cùng Tấn Minh
Divo nhạc Việt sẽ lần đầu tiên thể hiện khả năng múa và diễn kịch cùng Tấn Minh trong vở diễn "Chuyện của dòng sông đỏ" do họa sĩ Hoàng Hà Tùng dàn dựng.
Họa sĩ Hoàng Hà Tùng - tác giả kịch bản, đồng thời cũng là tổng đạo diễn - cho biết Chuyện của dòng sông đỏ thuộc thể loại operette - dòng kịch hát pha trộn, có người dẫn chuyện. Tác phẩm có sự hòa quyện giữa chèo, nhạc pop, múa đương đại và kịch nói.
Tùng Dương đóng vai hoàng tử út trong vở nhạc kịch. Ảnh: BTC.
Vở diễn lấy bối cảnh con thuyền trên một dòng sông đỏ, dài 145 phút, gồm ba màn, sáu cảnh. NSƯT Thu Huyền đóng vai tổng quản (hề dẫn chuyện), Tấn Minh vào vai nhà vua còn Tùng Dương đóng hoàng tử út.
Trong lúc trời quang mây tạnh, mọi người bàn về việc chống bão. Vua, hoàng hậu, các phi tần, thái tử, hoàng tử cùng băn khoăn về những câu hỏi đậm tính triết lý: "Có phải dòng sông bao giờ cũng bình yên? Có phải trời bao giờ cũng mãi xanh? Có phải người bao giờ cũng mãi vui?".
Trong màn một, Tấn Minh sẽ thể hiện ca khúc Dòng sông sắc đỏ của nhạc sĩ Nguyễn Cường.
Màn hai, hoàng hậu (Minh Thu), hai phi tần (Thanh Thanh Hiền, Khánh Linh), thái tử (Đông Hùng), hoàng tử (Tùng Dương) thể hiện các ca khúc Mắt tằm, Con lắc (Trọng Đài), Bay đi, Cỏ gà (Lưu Hà An), Bến có còn sông (Nguyễn Cường).
Trong màn ba, Tùng Dương sẽ độc diễn ba ca khúc Vó ngựa trời Nam, Vượt sóng trùng khơi và Về dòng sông ấy. Ngoài hát, Tùng Dương sẽ thể hiện khả năng múa và diễn kịch.
Chi phí dàn dựng Chuyện của dòng sông đỏ lên đến 4 tỷ đồng. NSND Nguyễn Công Nhạ là người phụ trách phần múa.
Tác phẩm sẽ được biểu diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội vào ngày 22, 23/7.
Theo Zing
Nhạc sĩ Vinh Sử nặng lời chê cả Mr Đàm, Lệ Quyên Nhạc sĩ Vinh Sử nhận xét thẳng về hai ca sĩ hát Bolero nổi tiếng thời gian qua là Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên. Năm qua làng giải trí ồn ào với những liên quan tới dòng nhạc Bolero khi Tùng Dương nhận không ít chỉ trích vì cho rằng nghe Bolero là một sự thụt lùi từ các đồng nghiệp như...