Tùng Dương: Thế hệ con cháu có thể không ai nghe nhạc Sơn Tùng M-TP
Nhìn nhận về trào lưu và quy luật của dòng chảy âm nhạc, nam ca sĩ chia sẻ ngay cả những cái tên hot nhất hiện nay cũng sẽ đến lúc hết thời chứ không riêng bản thân mình.
- Năm 2017, ngay trước thềm liveshow, anh tạo bão bằng nhận định về bolero và bị nghi ngờ đang cố tình tạo scandal. Sau một năm nhìn lại, anh nghĩ nhận định của mình có tác động gì tới nhạc Việt?
- Thực ra, lúc đó tôi nói với tâm thế không chỉ trích ai. Số đông những người đi ngược với ý kiến của tôi cho rằng tôi đang chỉ trích hay phân biệt các dòng nhạc khác là hoàn toàn không hiểu đúng tinh thần của tôi. Tôi không có thái độ chê bai dòng nhạc nào rõ ràng. Tôi chỉ nói với cái tâm của mình là một người làm nghề muốn cho âm nhạc Việt Nam phát triển đồng đều. Nếu như chúng ta cứ sa đà vào một thứ gì quá ồn ã theo trào lưu mang tính thời trang thì đương nhiên khi hết thời sẽ không còn ai nhớ đến.
Tôi thấy mình cần phải nói dù đang đi ngược lại với dư luận của số đông. Đương nhiên, tôi không lẻ loi khi vẫn có những người hiểu được ý của tôi và phân tích một cách rất thấu đáo không hề phiến diện. Thời đại ngày nay gấp gáp người ta chỉ đọc tít chứ không trọn vẹn bài phỏng vấn đã vội đánh giá suy xét một tuyên ngôn là điều không nên. Ở góc độ nào tôi vẫn thấy mình là một người có tâm chứ không sống hời hợt giả tạo, chỉ nương nhờ những trào lưu đó để kiếm tiền và thỏa hiệp. Chắc gì những người làm hẳn một liveshow về bolero đó đã hát hay và thực sự có tâm về dòng nhạc đó.
Với những người đồng nghiệp phản bác thậm chí bôi nhọ danh dự của tôi tôi không nghĩ họ lại rảnh như vậy. Bản thân tôi hay họ có rất nhiều việc để làm. Cái mà tôi hướng đến là những điều khác còn họ chỉ chờ chờ sơ hở của tôi để họ có thể đu theo những ý kiến đó chỉ trích, bài xích miệt thị.
Sau một năm sóng gió với phát ngôn về bolero, Tùng Dương vẫn bảo lưu quan điểm của mình một cách mạnh mẽ.
- Bình luận về bolero là một sự thụt lùi nhưng sau đó không lâu anh lại hát dòng nhạc này trong một chương trình âm nhạc, anh có thấy đây là điều mâu thuẫn?
- Với tôi âm nhạc luôn là sự ngẫu hứng nên tôi muốn dành sự ngẫu hứng cho khán giả và chứng minh rằng mình vẫn có thể hát bolero. Tuy nhiên, tôi không theo đuổi dòng nhạc đó. Tôi vẫn dành sự trân trọng cho những dòng nhạc khác mình chứ không phủ nhận những giá trị khác.
Video đang HOT
Người nghệ sĩ có lòng tự trọng sẽ hiểu rõ phát ngôn của mình vì chúng ta không phát ngôn gây sốc, chúng ta phát ngôn vì tâm huyết. Ngay khi đọc phát ngôn chúng ta sẽ biết được tâm tính và tâm nguyện của người nghệ sĩ là vì nghệ thuật hay chỉ là ăn theo thời sự. Tất nhiên, có những phát ngôn vài nhiều năm sau mới được minh oan nhưng đó không phải là muộn so với một đời người. Tôi không muốn ai phải minh oan hay nói hộ cho mình bởi tôi tin một ngày nào đó công chúng sẽ hiểu những điều tôi chia sẻ.
Với những nghệ sĩ lớp nghệ sĩ trẻ anh rất tôn trọng những sáng tạo và sự phá cách của họ.
- Anh cũng là người từng có phát ngôn chịu nhiều phản ứng về Sơn Tùng M-TP. Thời điểm này, ê-kíp Sơn Tùng M-TP quảng bá rầm rộ sản phẩm mới thậm chí trên mạng xã hội còn có nhiều người nói các nghệ sĩ phải tránh ngày Sơn Tùng ra mắt MV nếu không muốn bị lép vế. Anh nghĩ gì?
- Với người trẻ tôi luôn luôn tôn trọng họ và ngay bản thân tôi vẫn là người trẻ so với các nghệ sĩ thế hệ đi trước. Tôi tôn trọng tất cả sự sáng tạo của họ. Tuy nhiên, mỗi người có một thế giới riêng trong âm nhạc sẽ không bao giờ chạm tới nhau cả. Mỗi nghệ sĩ có một thế giới riêng có những người hâm mộ riêng. Những người trẻ có lực lượng fan đông đảo ủng hộ thì tôi cũng có những khát vọng, khán giả của mình. Tôi từng chia sẻ nhiều đồng nghiệp cùng thế hệ của tôi như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn có lượng fan trẻ trung đông đảo còn tôi toàn là những người trung niên. Điều đó phản ảnh con đường âm nhạc khác nhau của mỗi người tạo ra sự khác biệt như vậy.
Người trẻ bao giờ cũng có cái ngông ngay cả chính tôi cho đến bây giờ vẫn chưa hết ngông. Cái ngông của mỗi người được đánh giá ở khía cạnh khác nhau. Cái ngông của các bạn trẻ là dám phát biểu, dám làm những MV hở 18 hoặc nổi tiếng nhờ thảm họa hay những gì dễ được biết đến một cách nhanh chóng. Hãy cứ để nó phát triển như vậy vì những giá trị đó sẽ tìm đến đúng đối tượng khán giả. Những người có trí thức sẽ có những nhận biết nhất định sẽ tìm thứ âm nhạc phù hợp với chính họ.
- Fan của anh vốn là những khán giả trung niên, khi thế hệ này dần qua đi anh có nghĩ mình sẽ hết thời vì người trẻ hiện nay rất hiếm người nghe nhạc của Tùng Dương?
- Tôi nghĩ đó là quy luật không chống lại được kể cả những bạn trẻ hơn tôi như Sơn Tùng M-TP một ngày nào đó con cháu sẽ không nghe nhạc của bạn ấy đâu mà chỉ nghe nhạc của thời đó. Bạn phải chấp nhận quy luật đó nhưng không có nghĩa là giới hạn khán giả của mình. Tôi biết khán giả của tôi là trung niên nhưng sau này tôi vẫn có sự cập nhật hiện đại, trẻ trung hơn. Có thể tôi sẽ hát pop nhưng tôi sẽ chỉ cover những gì tôi thích. Như liveshow bộ tứ sông Hồng sắp tới của tôi vẫn là cover nhưng tôi không chọn những bài hit hay những bài từ cách đây hơn 10 năm để lấy lòng các fan trẻ vì tôi không làm được việc đó.
- Như vừa chia sẻ anh cũng là một người cover vậy anh đánh giá thế nào về việc các nghệ sĩ như Hà Anh Tuấn thời gian qua được chú ý nhiều hơn qua các bản cover chứ không phải là sản phẩm mới, đó liệu có phải là sự thiếu sáng tạo?
- Quan điểm của tôi là cover cái gì cho đáng cover. Đương nhiên, tôi không đòi hỏi các bạn phải hát lại những gì khó nhằn, cao siêu nhưng đừng đánh mất chính mình. Tôi luôn tự dặn bản thân đừng thỏa hiệp với điều gì dù có thêm fan nhưng điều đó không nói lên điều gì cả. Tôi thích câu của nhạc sĩ Trần Tiến, cờ bạc ăn nhau về sáng khi chúng ta hơn nửa cuộc đời giá trị chúng ta để lại không phải là thời trang mà là mãi mãi. Tôi muốn tiếp quản những giá trị âm nhạc để truyền cho đời sau chứ không chạy theo thị hiếu, trào lưu.
Theo Danviet
"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ"
Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero trong buổi họp báo live show mới của nam ca sĩ Tùng Dương.
Là một trong 4 vị nhạc sĩ tên tuổi trong bộ tứ sông Hồng sẽ góp mặt trong liveshow thứ 10 trong sự nghiệp của nam ca sĩ Tùng Dương, nhạc sĩ Dương Thụ đã chia sẻ những trăn trở của mình về làn sóng bolero gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
Nếu như cách đây tròn 1 năm, Tùng Dương chính là người gây bão với phát ngôn "Già trẻ lớn bé đắm đuối với Bolero đúng là sự thụt lùi" thì tới lần này người thầy của anh đã lên tiếng khi các nghệ sĩ đang chạy đua theo Bolero vì xu hướng.
Ông chia sẻ: "Nhạc của chúng tôi không phải nhạc tiền chiến, không phải nhạc cách mạng, nhạc xưa hay Bolero. Nó không hay hơn, không dở hơn, nhưng ở một thời đại khác. Thế mà nhiều ca sĩ ngày nay lại bỏ cuộc để đua nhau hát nhạc xưa, nhạc Bolero nhằm kiếm tiền. Bởi vậy, tôi rất cám ơn Tùng Dương đã giúp khán giả nhớ đến thời đại âm nhạc của chúng tôi, cái thời đã qua và sắp chấm dứt rồi".
Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero.
Nhạc sĩ Dương Thụ cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Nhạc của chúng tôi cấm kị để các ca sĩ thị trường hát. Họ không thể hát được nhạc của chúng tôi. Chỉ có những ca sĩ như Tùng Dương mới hát được thôi. Chúng ta hãy cùng giữ lấy nó như một di sản".
Điều vị nhạc sĩ cảm kích nhất ở Tùng Dương là cái tâm anh dành cho âm nhạc, để giữ gìn văn hoá chứ không chạy theo đồng tiền. Văn hóa là phát triển, là tiếp nối. Khi khán giả luôn yêu cầu sự đổi mới mà dần quên mất những giá trị cần gìn giữ.
Dương Thụ cũng tự nhận mình là người tiếp nối giá trị cũ để giữ cho hôm nay nhưng còn bao nét đẹp qua các ca khúc được chắt lọc từ những thế hệ đi trước dù rất hay rất đẹp vẫn bị quên lãng . Ông nói: "Tôi rất buồn khi các ca sĩ ngày nay cứ chạy theo nhạc xưa, giờ là chạy theo Bolero. Tôi không chê, nhưng những người đó không phải ca sĩ hát Bolero. Họ có đủ tâm thế, trình độ, văn hóa để hát nhạc khác, nhưng lại cứ chạy theo Bolero để kiếm tiền mà không thấy xấu hổ gì cả".
Ông còn nhấn mạnh dư luận và truyền hình tiếp tay cho điều đó là thiếu tử tế thậm chí phản văn hoá. "Chúng ta đang bị vùi dập, đẩy lùi vào trong xó. Bây giờ toàn những bạn teen teen hát Bolero rồi phong thánh nọ thánh kia, chẳng ra sao cả", ông nói thêm.
Trở lại với chương trình với ý kiến concept của Tùng Dương cùng bộ tứ sông Hồng như một sự chuyển giao thế hệ, nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng đây không phải là ý tưởng các nhạc sĩ muốn hướng đến bởi Tùng Dương vè những đồng nghiệp cùng trang lứa chính là những người kết thừa các tác phẩm của họ.
Tùng Dương cùng 4 nhạc sĩ trong bộ tứ sông Hồng gồm Dương Thụ, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường.
"Chúng tôi viết nhạc cho thế hệ như Tùng Dương hát, chứ không phải bọn già như chúng tôi hát. Ông già 76 tuổi như tôi mà hát thì chẳng ai nghe cả. Thế hệ tôi không hát nhạc của chính mình. Nếu để một người lớn tuổi như tôi hát sẽ không ra tinh thần của chúng tôi. Người ta biết đến chúng tôi nhờ những ca sĩ như Tùng Dương", ông chia sẻ.
Nhìn lại âm nhạc mỗi thời đại một khác, với ông nhạc tiền chiến phải nghe Thái Thanh, Lệ Thu. Nhạc Sài Gòn cũ cứ nghe Khánh Ly, Tuấn Ngọc. Tác giả Hoạ mi hót trong mưa không ngần ngại bày tỏ: "Ngay cả Tùng Dương, Thanh Lam, Hồng Nhung mà hát nhạc Trịnh thì hỏng hết. Không cô nào hát ra cái gì cả. Vì đó không phải thời của họ. Nhưng hát nhạc của chúng tôi thì lại hay. Tôi nói rất thật lòng đấy".
Tuy nhiên, khi nghe Thanh Lam, Bằng Kiều, Mỹ Linh hát nhạc của mình, vị nhạc sĩ rất cảm động. Họ hát được những điều mà ông không thể hát lên được.
Đánh dấu cột mốc đẹp: Live concert thứ 10 trong sự nghiệp, nam ca sĩ Tùng Dương đã hiện thực hóa được giấc mơ của mình bằng một đêm nhạc quy tụ những tác phẩm âm nhạc thành công nhất của 4 nhạc sĩ gạo cội trong làng nhạc Việt. Họ được công chúng và giới nghề yêu mến gọi là "Bộ tứ sông Hồng", gồm: Dương Thụ - Trần Tiến - Phó Đức Phương - Nguyễn Cường. Bốn người con kiêu bạc của nền văn hóa châu thổ sông Hồng, qua nhiều thập kỷ dài đã miệt mài tạc nên bức chân dung sắc nét về mảnh đất đã sinh ra.Đây cũng là lần hiếm hoi 4 "ông lớn" tài hoa của nền nhạc nhẹ đương đại xuất hiện cùng nhau. "Tung Dương hat Bô tư sông Hông" se diên ra hai đêm tai Cung Hưu nghi Hà Nội hai ngay 5-6.6.
Theo Danviet
Trần Tiến: "Lê Minh Sơn, Đàm Vĩnh Hưng hát sai lời ca khúc của tôi" Vị nhạc sĩ thẳng thắn chia sẻ, không ít nghệ sĩ hát sai lời là do lỗi của... chính ông. Bên cạnh đó, Trần Tiến cũng tiết lộ về mối quan hệ thân thiết với nhạc sĩ Dương Thụ, Phó Đức Phương và Nguyễn Cường và tật xấu của mỗi người... Trần Tiến tiết lộ "tật xấu" của của "Bộ tứ sông Hồng"...