Tùng Dương bay bổng với những khúc tình ca
20g ngày 6-12, đêm đầu tiên trong chuỗi 2 đêm chương trình Tùng Dương hát tình ca tại TP.HCM đã diễn ra tại Nhà hát TP.HCM.
Ca sĩ Tùng Dương hát bài Mùa thu chết với phần đệm đàn của nhạc sĩ Thanh Phương – Ảnh: T.T.D
Ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ Nguyên Thảo song ca hai bài : Mùa thu cho em và When I fall in love – Ảnh: T.T.D
Tùng Dương cùng Thanh Lam trình diễn bài Không còn mùa thu – Ảnh: T.T.D
Tùng Dương đang phiêu bài Chiếc khăn piêu khi xuống hàng ghế khán giả – Ảnh: T.T.D
Video đang HOT
Khán phòng kín khán giả. Không gian chương trình đẹp và ấm cúng, “cây tình yêu” của họa sĩ Lê Thiết Cương là điểm nhấn thú vị trên sân khấu được thiết kế đơn giản nhưng đủ lãng mạn và phù hợp với những khúc tình ca dịu dàng.
Lần lượt, những khúc tình ca vang lên. Có cả ca khúc tiếng Anh xen kẽ – đây là điểm khác biệt so với chương trình đã diễn ra ở Hà Nội vào tháng 9. Phần được khán giả chờ đợi nhất vẫn là các ca khúc Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn), Dư âm (Nguyễn Văn Tý), Ngậm ngùi, Mùa thu chết ( Phạm Duy), Mùa thu cho em ( Ngô Thụy Miên)… được Tùng Dương hát rất tình cảm, nhẹ nhàng với sự tiết chế vừa phải, không “lên đồng”, “ma quái” như cách hát của Tùng Dương thời gian qua.
Ngoài những bản tình ca bất hủ của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Trịnh Công Sơn, Tùng Dương còn hát các nhạc phẩm của Thanh Tùng, Trần Tiến, Phú Quang và nhạc sĩ trẻ Đỗ Bảo, Giáng Son, Việt Anh…
Điểm nhấn Bài ca trên núi với lối phối khí khá lạ nhận được sự tán thưởng của khán giả. Ngoài những ca khúc solo, Tùng Dương còn song ca với Thanh Lam và Nguyên Thảo với hai tiết mục Chút nắng vàng bay (với Nguyên Thảo) và Không còn mùa thu (song ca cùng Thanh Lam).
Theo Tuổi Trẻ
Những giọng ngoại hát nhạc Việt nổi tiếng nhất
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam
Ngoài những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nhạc hàn lâm, yêu và quyết định lập nghiệp ở Việt Nam còn có các chàng trai Tây "rặt" mê nhạc trữ tình Việt, nhất là nhạc Trịnh và hát khá chuẩn. Hẳn nhiên, họ chỉ chiếm số ít nhưng vẫn đủ để tô điểm cho thị trường nhạc Việt hiện nay.
Từ thích đến đam mê
Yêu một cô gái Việt, chàng Tây theo học tiếng Việt để tiện giao tiếp, rồi học hát để tặng người yêu. Khi tình yêu nam - nữ tan biến thì chàng trai phát hiện bản thân anh đã gắn bó với mảnh đất này với một tình cảm lớn hơn. Đó là trường hợp của kỹ sư Kyo York (tên thật là Kyle Cochran).
Từ trái sang: Lee Kirby, ca sĩ Ánh Tuyết, Kyo York trình
diễn trong chương trình nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội.
Đặt chân đến Việt Nam lần đầu vào cuối năm 2009, theo dự án sinh viên Mỹ dạy tiếng Anh cho thanh niên ở tỉnh Hậu Giang, Kyo York nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống nơi xứ lạ. Sau khi chương trình kết thúc, các thành viên trong đoàn của anh người quay về Mỹ, người sang các nước khác để tiếp tục làm việc. Riêng Kyo chọn ở lại TPHCM để sinh sống. Quyết định này đưa anh rẽ sang bước ngoặt bất ngờ trong đời, đi hát như một ca sĩ thực thụ.
Trong một lần vô tình nghe ca khúc của Ngô Thụy Miên, Kyo cảm thấy mê mẩn và tìm bằng được lời ca khúc này, cố gắng tự học. Từ yêu thích, Kyo dần dần đam mê và dành rất nhiều thời gian học thuộc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phú Quang, Trần Tiến, Trọng Đài, Nguyễn Cường, Phạm Duy...
Phôi pha (Trịnh Công Sơn) - Kyo
Tự tin khả năng và muốn thỏa mãn niềm đam mê của bản thân, Kyo tìm đến phòng trà của ca sĩ Siu Black để xin hát. Giọng hát tốt và sự bạo dạn đến ngộ nghĩnh của anh đã chinh phục được cô chủ Siu. Ngoài việc tham gia trình diễn tại các phòng trà, Kyo York còn xuất hiện trong nhiều live show của ca sĩ Ánh Tuyết, chương trình kỷ niệm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hằng năm.
"Kiếp trước, tôi là người Việt Nam. Tôi thấy nhiều thanh niên Việt Nam hiện nay thích nhạc nước ngoài dù không hiểu hết ý nghĩa của nó. Tôi rất muốn họ yêu nhạc Việt vì có rất nhiều bài hát hay, ý nghĩa" - Kyo nhận xét.
Là giám đốc điều hành của trường tư thục Ashbourne do cha, một tiến sĩ vật lý người Canada để lại, mẹ (người Anh lai Ý) là giáo viên văn học Anh nhưng Lee Kirby (nổi lên từ năm 2009 với video clip Diễm xưa trên YouTube) lại chọn Việt Nam để thử sức khả năng ca hát và để thỏa niềm đam mê nhạc Việt. Với Lee Kirby, đât nước Viêt Nam có môt sức hút kỳ lạ, khó cưỡng.
Cát bụi (Trịnh Công Sơn) - Lee Kirby và Ánh Tuyết
"Những bạn trẻ ở Hà Nôi rât thân thiên. Cây đàn guitar này đã giúp chúng tôi kêt nôi lại với nhau. Có những bạn biêt chơi guitar thì chúng tôi thay nhau đệm đàn và có thê hát suốt buôi"-Lee tâm sự.
Lee cho biết anh đã hoàn toàn bị thu hút bởi nhạc Trịnh. Anh nhận thấy các bài hát tiếng Việt có điểm đặc biệt: "Phần lớn những bài tôi thích, lời của nó đều rất phức tạp và có những hình ảnh độc đáo, đầy chất văn hóa Việt Nam". Lee Kirby bây giờ đã là một ca sĩ hát nhạc Trịnh trong các phòng trà ca nhạc tại Hà Nội và TPHCM.
Muốn trở thành người Việt
Không chỉ yêu thích nhạc Việt và quyết tâm trở thành ca sĩ, nhiều "ông Tây" còn muốn trở thành người Việt thực thụ như Richard Fuller. Không ai nghĩ cái tên Nguyễn Phong Phú là của Richard Fuller - một người Tây "rặt" đã có mặt tại Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1960. Richard Fuller là một tín đồ nhạc Trịnh, ông đến Việt Nam và yêu nhạc Trịnh như duyên nợ. Chính ông đã dịch sang tiếng Anh các ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn rồi gửi cho danh ca Joan Baez hát trong phong trào phản chiến. Từ yêu nhạc Trịnh, ông yêu mến Việt Nam và chọn cho mình cái tên rất Việt.
Một cõi đi về
Như nghệ danh Trần Phong Phú của mình, cuộc đời Richard Fuller là những chuyến rong ruổi khắp nơi. Ông đi đi về về giữa Việt Nam và nước Mỹ. Thỉnh thoảng trong những quán cà phê, phòng trà ca nhạc, công chúng yêu nhạc vẫn bắt gặp hình ảnh quen thuộc về một ông Tây ôm đàn guitar hát say sưa những ca khúc Trịnh Công Sơn.
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam. Họ hát chuyên nghiệp ở nhiều phòng trà có tiếng tại TPHCM: Đồng Dao, ATB, Saxn'art Jazz Club, Lio... với sự hỗ trợ của nhiều ca sĩ Việt. Khán giả không khỏi kinh ngạc mỗi khi nghe họ cất tiếng hát những ca khúc tiếng Việt thật trôi chảy và rất cảm xúc.
"Hát là một điều rất tự nhiên. Nó đến từ tâm hồn bạn. Đó là một ngôn ngữ quốc tế mà tất cả mọi người trên thế giới đều có thể cảm nhận và hiểu được. Đối với tôi, hát đã giúp tôi thay đổi cuộc đời" - Kyo thổ lộ.
Theo Người Lao Động
Chàng Tây hát nhạc Trịnh làm show tạm biệt VN Trướ khi về nướ, chàng trai Anh Lee Kirby tổhứ đ&ecirm nhạ ở TP HCM để khép lại chặng hoạt động ca hát s&ociri nổi cùng ca sĩ Ánh Tuyết tại Việt Nam. Lee Kirby sẽó 2 đ&ecirm diễn tại phòng trà ATB, quận Phú Nhuận TP HCM. Rất y&eciru cá ca khú nhạ Trịnh C&ocirng Sơn, nhưng trong hai đ&ecirm này, anh...