Tung còn ’se duyên’ ngày Tết
Trong tiếng reo hò sảng khoái, người tham gia lễ hội cầm quả còn quay xuôi, quay ngược cho đến khi cảm giác “đạn” trong tay sẽ vút lên cao rồi xuyên qua vòng tròn trên ngọn tre thì chủ động buông.
Những chàng trai háo hức chuẩn bị tung còn.
Dù cuộc sống khó khăn hay sung túc, Tết nào người dân tộc Tày, Nùng… ở xã Tân Phước, huyên Đông Phú (Bình Phước) vẫn không quên tổ chức những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, hội tung còn được xem là quan trọng nhất vì trò chơi này mang đến thông điệp mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, âm – dương hòa hợp.
Từ mùng 2 Tết Quý Tỵ, các thành viên Ban tổ chức hội tung còn ở xã Tân Phước đã tìm xin những cây tre dài trên 10 m để dựng “cột còn”. Trên ngọn tre có tấm ván ép hình tròn với đường kính 30 cm. Giữa tấm ván có một lỗ rộng 15 cm vừa đủ để một vật to hơn nắm tay chui qua.
Quả còn được ghép bằng hai mảnh vải hình vuông có nhiều màu sắc sặc sỡ, cạnh 10×10 cm, bên trong chứa gạo hoặc cát, trọng lượng khoảng 100-150 gram. Gắn với quả còn là sợi dây dài hơn 1 m được thắt nơ và một chùm vải nhiều màu vừa mang tính thẩm mỹ, vừa định hướng được đường bay của quả còn khi tung lên cao.
Cô gái cầm trên tay những quả còn nhiều màu sắc.
Video đang HOT
Đến ngày hội, “cột còn” được dựng lên. Cách cột tre này đúng 25 m có hai vạch vôi đối diện nhau để làm mốc cho người đứng tung còn. Người tham gia lễ hội trước đây là nam nữ thanh niên. Hiện, ban tổ chức không hạn chế thành phần nên thiếu niên, người già đều có thể “nhập cuộc”.
Trong tiếng reo hò sảng khoái, người tham gia lễ hội cầm quả còn quay xuôi, quay ngược cho đến khi cảm giác “đạn” trong tay sẽ vút lên cao rồi xuyên qua vòng tròn trên ngọn tre thì chủ động buông còn. Trò chơi chỉ dừng lại khi có 5-10 người chiến thắng, nhận phần thưởng là bao lì xì 50.000- 250.000 đồng. Đây là món quà tượng trưng cho may mắn đầu năm.
Ông Nghiệp Văn Bạch (ấp Phước Tâm, xã Tân Phước) cho biết nhờ lễ hội tung còn mà có được người vợ thảo hiền. Mùng 1 Tết năm ấy, thầy giáo này cùng thanh niên trong làng đi bộ hơn 20 km qua làng khác để hát đối đáp với những cô gái tuổi trăng tròn. Những lời ca “có cánh” vang lên từ sáng đến tối và hôm sau mọi người bước vào hội tung còn.
Hội tung còn ở Bình Phước. Ảnh: Chế Bắc
Lúc đó vạch vôi bên này có 5-7 thanh niên sẵn tiền trong túi. Vạch vôi bên kia là những thiếu nữ, mỗi người mang theo chiếc khăn tay.
“Khi cô nào chọn được &’ý trung nhân’ thì tung còn về hướng người mình chọn nhưng quả còn phải chui qua lỗ trên cột tre. Lúc ấy, người con trai phải lấy tiền buộc vào quả còn ném trở lại là đồng ý kết duyên”, ông Bạch nhớ lại và cho biết lễ hội tung còn hơn chục năm trước cứ thế kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng mới thôi. Nửa tháng sau, vào ngày 30 tháng Giêng hội làng lại dựng cột để tung còn thêm một ngày nữa. Sau đó, trai làng nào trở về làng đó để bắt đầu mùa vụ mới.
Ngày nay, do ảnh hưởng cuộc sống hối hả thời “ công nghiệp hóa”, hội tung còn của người Tày, Nùng… định cư ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Tây nguyên chỉ kéo dài một ngày hoặc một buổi tối. Dù thời gian không dài nhưng mọi người đều nô nức vì kết thúc hội tung còn vẫn có những trò chơi dân gian như nhảy bao, kéo co… Phần thưởng cho người chiến thắng là những viên kẹo kèm ly rượu cay nồng làm ấm lòng ngày xuân.
Theo xahoi
"Ăn Tết theo dương lịch không phải là đánh mất truyền thống"
Đó là quan điểm của nhà báo Nguyễn Lưu về đề xuất ăn Tết ta theo dương lịch do GS Võ Tòng Xuân khởi xướng.
Chia sẻ quan điểm "đón tết cố truyền theo dương lịch" của GS Võ Tòng Xuân, nhà báo Nguyễn Lưu viết: Bất chợt nghe lao xao chuyện tết âm tết dương, đại khái nên chăng dân ta ăn theo tết Tây? Quả là một đề tài lý thú trong khung cảnh đất nước ta đang hội nhập tích cực vào một thế giới ngày càng "phẳng".
Và tất nhiên tôi cũng kịp đọc được một số suy nghĩ thật sự nghiêm túc của nhiều người, đại thể chia ra làm hai xu hướng, nên và chưa nên.
Tôi tôn trọng sự lo lắng của những người thuộc xu hướng chưa nên, cũng phải, có thể các bạn ấy đã dũng cảm bảo vệ truyền thống và lo chúng ta sẽ bị "hòa tan" nếu ăn tết dương lịch thay tết âm lịch như lâu nay. Tuy thế, xin được nêu ý kiến cá nhân về điều này.
Trên thế giới, việc vui tết dương đang ngày càng được toàn cầu hóa liệu có chứa sự khác biệt về văn hóa không? Tất nhiên là có, tuy nhiên sự khác biệt này không thể làm triệt tiêu thứ văn hóa truyền thống của mỗi nước.
Đâu chỉ mỗi Việt Nam mà ai cũng có thể chỉ ra thật nhiều dân tộc có những truyền thống văn hóa độc đáo chẳng kém gì chúng ta, song họ đã tự nguyện vui tết dương mà chẳng cao giọng cho rằng dân tộc mình bị xâm lăng văn hóa, theo một cách hiểu.
Ai cũng biết nói nôm na thì âm lịch là lịch mặt trăng và dương lịch là lịch mặt trời, lịch mặt trăng chứa đựng yếu tố thuần nông và điều ngược lại là dành cho lịch mặt trời, hằng năm không có khái niệm nhuận.
Thế nên sự khác biệt này chừng mực nào đã mang nét dị biệt cho nên thế giới chỉ tồn tại vỏn vẹn mấy quốc gia vẫn giữ tết âm, chỉ điều này cho thấy Việt Nam có thể từng bước thoát ra khỏi thứ ốc đảo khi vui tết kiểu này. Bài học từ Nhật bản chẳng đã cho ta thấy rõ cái lợi nhỡn tiền của thái độ hội nhập đó sao?
Cũng đã từ lâu, cộng đồng tín đồ thiên chúa giáo đã vui tết Giáng sinh và dịp vui ấy đã tiếp nhận sự hòa đồng của cộng đồng người Việt, thế nên tôi chia sẻ suy nghĩ của một số bạn trẻ, theo đó chúng ta chẳng cần quan tâm đến cái gọi là Văn hóa Giáng sinh làm gì.
Đi cùng nhân loại trong ngày vui đón chào năm mới không có nghĩa là phủ nhận những giá trị tích cực của tết âm lịch. Cần hiểu như vậy đế tránh sự lên gân nào đó hoặc giả là sự cố chấp khi đề cập sự thối lui theo nghĩa hẹp của văn hóa cổ truyền nếu chúng ta đến một thay đổi bằng cách tiệm tiến đến thói quen mới là vui tết dương lịch.
Tôi cũng đọc đâu đó những kiến giải đa dạng, tựu trung bày tỏ sự lo lắng nếu quá nhanh chóng dương lịch hóa ngày tết của người Việt mình, kể cả những luận điểm chuẩn xác của các nhà sử học hay chuyên gia kinh tế.
Để bảo vệ một quan điểm, người ta có thể viện dẫn hàng mớ lý luận và các thứ có liên quan, tuy nhiên những điều đó sẽ không thực sự thuyết phục nếu ta đem so sánh lợi ích kinh tế trước và sau khi chuyển tết âm lịch qua dương lịch.
Cái đáng bỏ thì cần bỏ, bởi truyền thống văn hóa hay cái gì đó cũng như con đường mà thôi, Lỗ Tấn bảo trên trái đất làm gì có đường...duy có điều sự chuyển đổi này là chuyện lớn, cần hết sức thận trọng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và vào cuộc của thật nhiều bên, trong đó có thái độ của quần chúng và của dư luận xã hội.
Quả thực, khi xưa chúng ta vẫn ngâm nga "tháng Giêng là tháng ăn chơi" và xem đó là thói quen ngày Tết dân tộc, thì nay thói quen ấy xem ra đã lỗi thời vì gây lãng phí về thời gian và tiền bạc, không phù hợp với xu thế chung của một xã hội công nghiệp hóa.
Đổi mới cách vui tết sẽ không phải là đánh mất truyền thống. Vì thế, tình yêu và lòng dũng cảm đối với truyền thống văn hóa dân tộc cũng cần phải đặt đúng chỗ. Xin được hoan nghênh cách nhìn mới mẻ của GS Võ Tòng Xuân.
Theo xahoi
Có 24.000 tiến sĩ vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi "Thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia" - đại biểu Hoàng Thị Tố Nga phát biểu. Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội...