Từng có một nhà báo bị vợ đốt ở Long An vào năm 1992
Cách đây 19 năm, vào ngày 23/4/1992, cũng ngay tại ấp Bình Cư, phường 6, thành phố Tân An (cách nhà của nhà báo Hoàng Hùng khoảng 500 mét), đã xảy ra một vụ vợ đốt chồng vào giữa đêm khuya, nạn nhân cũng là một nhà báo, hung thủ cũng là một người vợ vô công rồi nghề. Sau khi thủ ác, người vợ đã kêu người đưa chồng đi cấp cứu, còn mình thì đến cơ quan công an đầu thú. Nạn nhân đã thoát khỏi số phận sau 3 tháng chống chọi với thần chết bởi những vết phỏng sâu tại bệnh viện Chợ Rẫy…
Sự trùng hợp lạ lùng
Những người đã từng chứng kiến vụ đốt chồng 19 năm về trước, giờ theo dõi vụ bà Thúy Liễu đốt nhà báo Hoàng Hùng cách đây 3 tháng, ai cũng cho rằng có những điều trùng hợp đến lạ lùng. Thứ nhất, vụ án cùng xảy ra ở ấp Bình Cư, phường 6, thành phố Tân An (trước đây là xã Lợi Bình Nhơn, thị xã Tân An). Thứ hai, đây cũng là vụ vợ đốt chồng vì những mâu thuẫn trong gia đình. Thứ ba, nạn nhân cũng là một nhà báo đang cộng tác cho các tờ báo ở Long An và TP.HCM lúc đó. Thứ tư, hung thủ cũng là người vợ vô công rồi nghề, thích đua đòi. Thứ năm, vụ đốt chồng cũng xảy ra đúng vào 1 giờ sáng.
Thứ sáu, nạn nhân cũng được đưa đi sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Long An và được chuyển đi ngay đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào lúc 3 giờ sáng. Thứ bảy, ngày ấy nạn nhân cũng được nằm điều trị tại khoa Phỏng (Bệnh viện Chợ Rẫy) giống như nhà báo Hoàng Hùng sau này. Thứ tám, khi mới đến Bệnh viện Chợ Rẫy, cả nạn nhân N vào năm 1992 và nhà báo Hoàng Hùng sau này đều rất tỉnh táo. Thứ chín, họ cùng vào sốc sau 6 ngày điều trị tại bệnh viện, họ cũng trải qua những giờ phút hấp hối vì vết phỏng quá nặng.
Thứ mười, hai người vợ thủ phạm trong hai vụ án nói trên là bạn thân của nhau, từng làm công nhân chung trong một nhà máy, trong khi ông N và nhà báo Hoàng Hùng cũng là bạn bè đồng nghiệp. Giữa 2 vụ án nói trên chỉ có 2 điều khác nhau cơ bản.
Thứ nhất, sau khi đốt chồng, bà D (trong vụ án năm 1992) đã chạy đi kêu những người xung quanh đến chở nạn nhân đi cấp cứu, còn mình thì đến đầu thú tại cơ quan công an địa phương, chứ không lẩn tránh trách nhiệm như bà Liễu trong vụ án năm 2011.
Thứ hai, tỉ lệ phỏng của ông N vào năm 1994 ít hơn (phỏng độ II và độ III chưa tới 30%) so với vết phỏng khoảng 50% của Hoàng Hùng ở vụ án năm 2011. Ngày ấy ông N còn trẻ, là cầu thủ bóng đá phong trào, có nền tảng thể lực tốt, vì vậy mà ông đã vượt qua được số phận sau 3 tháng ròng chiến đấu và chiến thắng thần chết, chứ không “ra đi” tức tưởi như đồng nghiệp của ông sau này.
Ngày ấy, bà D đã bị bắt tạm giam ngay sau khi gây án. Sau khi ông N bình phục từ bệnh viện trở về, Tóa án Nhân dân thị xã Tân An đã mở 2 phiên tòa cách nhau không lâu để xét xử vụ án hình sự bà D cố ý gây thương tích cho chồng và vụ ly hôn của họ (ông N là người xin ly hôn, bà D không đồng ý ly hôn). Bà D đã chống án cả 2 bản án.
Video đang HOT
Tòa án Nhân ân tỉnh Long An sau đó đã xét xử phúc thẩm và tuyên y án cả 2 vụ án: bà D bị tuyên phạt 5 năm tù giam; chấp thuận cho ông N ly hôn bà D. Ngày ấy, những lần tòa án xét xử các vụ án liên quan tới ông N và ba D, hàng ngàn người dân hiếu kỳ ở thị xã Tân An đã tập trung tới dự phiên tòa, gây ùn tắc giao thông trên đường Nguyễn Trung Trực. Tại các phiên tòa, bà D cho rằng mình đốt chồng chỉ vì muốn cảnh cáo chồng, do bà nghe nói ông N bay bướm đào hoa, chứ bà không có ý định giết chồng.
Bà nói: “Tôi đốt chồng vì muốn giữ chồng”. Tại các phiên tòa, ông N luôn miệng xin hội đồng xét xử giảm hình phạt cho bà D, thế nhưng ông không thể chấp nhận tiếp tục chung sống với người vợ nông nổi và xem thường tính mạng người thân như thế. Bà D đã thụ án tại trại giam Thạnh Hòa, bà được ra tù trước thời hạn sau 4 năm thụ án.
Nhà báo Hoàng Hùng đã từng cảnh báo
Ngày ấy, sau khi xảy ra vụ bà D đốt ông N, trên báo Long An có loạt bài viết về vụ án của tác giả PS mà nhiều đồng nghiệp sau này cho là của nhà báo Hoàng Hùng (lúc đó Hoàng Hùng còn làm ở báo Long An và chuyên viết về điều tra). Trong các bài viết của mình, tác giả PS không đi sâu khai thác những chuyện giật gân, những tình tiết nhạy cảm của vụ án, mà quan tâm lý giải nguyên nhân của bị kịch gia đình.
Theo nội dung các bài báo, ông N là 1 kỹ sư, nhưng lại có máu văn chương, báo chí. Vừa làm nghề nghiệp chuyên môn, ông vừa cộng tác viết báo, viết văn, nhờ đó ông có mối quan hệ rộng rãi, giao du nhiều bạn bè, thường đi đó đi đây. Trong khi bà D lại học hành dở dang, mới lớn lên đã vội lấy chồng, không nghề nghiệp ổn định, quanh năm suốt tháng chỉ ở nhà làm cái bóng của chồng. Từ hai hoàn cảnh sống, hai cách sống khác nhau ấy, mâu thuẫn giữa họ đã bắt đầu phát sinh chỉ ít tháng sau ngày cưới.
Theo lý giải của nhà báo PS, bà D “xử” chồng không phải xuất phát từ yếu tố ghen tuông, cũng không phải do bị ông N ngược đãi hay hành hạ. Mà bi kịch này xảy ra do những “va chạm” nhỏ trong cuộc sống vợ chồng đã không được những người trong cuộc quan tâm giải quyết, đã để cho những “sứt mẻ” nhỏ ngày càng lớn hơn và cuối cùng kết thúc bằng vụ án “vợ đốt chồng”.
Ông N giữa những người thân tại Bệnh viện Chợ Rẫy (ảnh chụp lại được sự cho phép của ông N).
Tác giả PS cũng nhận định rằng, một khi người vợ chưa bận bịu chuyện con cái (bà D và ông N chưa có con với nhau) mà người chồng không tạo điều kiện để vợ có một việc làm hàng ngày, cứ để người vợ trẻ quanh năm suốt tháng sống vô công rồi nghề một cách nhàm chán, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những xung đột không đáng có trong cuộc sống vợ chồng. Kết thúc loạt bài điều tra về vụ án “vợ đốt chồng” năm 1992, nhà báo Hoàng Hùng trích dẫn câu ca dao: “Chồng giận thì vợ bớt lời – Cơm sôi lửa nhỏ có khê bao giờ”. Như là định mệnh, những điều nhà báo Hoàng Hùng phân tích, nhận định về nguyên nhân bất hòa dẫn đến bi kịch gia đình trong vụ án năm 1992, gần như đã lặp lại đầy đủ trong vụ bi kịch gia đình còn bi thảm hơn xảy ra đối với chính nhà báo sau đó 19 năm.
Gặp lại người trong cuộc
Chúng tôi đã tìm đến nhà của cha mẹ bà D trên đường Nguyễn Đình Chiểu – phường 3 – thành phố Tân An. Người thân của bà D cho biết, sau khi ra tù, bà đã đi làm ở TP.HCM và đã có chồng con, hiện đang sống yên ổn trên ấy. Chúng tôi đã tìm gặp được ông N, hiện ông đang sống hạnh phúc với vợ và 2 con ở thành phố Tân An.
Nhắc lại chuyện xưa, ông N bùi ngùi nói: “Thực lòng tôi cũng nghĩ rằng trong bi kịch gia đình năm 1992, tôi cũng có lỗi một phần. Cứ nghĩ rằng cho cô ấy nghỉ đi làm, ở nhà chăm sóc mái ấm gia đình là cách tôi thể hiện tình yêu thương đối với vợ, nhưng đó thật sự là sai lầm lớn của tôi. Khi một người phụ nữ không có việc làm gì cụ thể, bị tù túng trong bốn bức tường gia đình, dễ làm cho phát sinh ra những điều không hay mà mình không thể lường hết được. Tôi không trách gì cô ấy, nhưng để tiếp tục sống chung cuộc sống vợ chồng thì không thể. Vì vậy tôi xin giảm nhẹ hình phạt cho cô ấy nhưng đồng thời cũng xin được ly hôn”.
Ông N cũng cho biết, ngoài những lần gặp mặt ở tòa án, ông còn có 1 lần tìm đến thăm bà D ở trại giam, khuyên bà nên chấp hành tốt qui định của trại để sớm ra tù làm lại cuộc đời. Từ đó tới nay, ông và bà D có 1 lần tình cờ gặp nhau giữa đường khi cả 2 đều đã có mái ấm mới cho riêng mình. Lần ấy họ nói chuyện với nhau bình thường, không ai còn trách hờn gì ai và mong muốn là bạn của nhau trong cuộc đời còn lại. Những vết sẹo trên cơ thể do bị “vợ đốt” năm nào giờ vẫn còn sần sùi, thỉnh thoảng có gây ngứa ngáy mỗi khi ông N uống rượu vào. Ông N cho rằng, nếu phải sống lại những năm tháng ấy, chắc chắn ông không để bi kịch xảy ra bằng cách quan tâm, để ý đến vợ nhiều hơn, tạo việc làm và niềm vui cho cô ấy.
Ông N cũng kể cho chúng tôi nghe về những ngày ông chiến đấu với thần chết ở khoa Phỏng Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông cho biết, trong tuần lễ đầu tiên, các vết phỏng chưa thật sự tác hại đến cơ thể, ông cảm thấy “không có gì”, ăn uống bình thường. Thế nhưng, đến ngày thứ 7, ông bắt đầu “vào sốc”, các vết bỏng bắt đầu hoại tử, trở nên đau nhức dữ dội, người ông hết sốt rồi lại lạnh run, cả đêm không thể chợp mắt được, chỉ biết nằm rên, cố nén tiếng la. Ông đã sống trên lằn ranh giữa sự sống và cái chết như thế suốt 1 tuần lễ.
Các bác sĩ cho biết, nhờ thể trạng của ông rất tốt (lúc đó ông còn trẻ, hàng ngày đều tập luyện thể thao), cùng với sự tận tình chữa trị của các bác sĩ, nên ông đã thoát được số phận. Sau 3 tháng điều trị ở bệnh viện, ông tiếp tục có hàng năm trời điều trị tại nhà cho đến khi các vết bỏng lành hẳn.
Ông cũng cho biết, ông có quen biết nhà báo Hoàng Hùng, khi nghe nhà báo bị phỏng nặng đang trải qua “sốc” trong bệnh viện, ông hình dung nhà báo đang chịu đựng đau đớn cỡ nào và ông linh cảm nạn nhân khó thoát khỏi bàn tay tử thần, vì thể trạng của Hoàng Hùng không được tốt, anh cũng đã lớn tuổi. Ngày nhà báo qua đời, ông N có đến viếng và đưa tang.
Người viết cũng đã trò chuyện với bà T – người vợ hiện tại của ông N. Bà T cho biết, ngày ấy bà đã theo dõi kỹ vụ ông N bị “vợ đốt”, bà cảm thấy đồng cảm trước bi kịch gia đình ông N hơn là trách lỗi lầm của 2 người. Ba năm sau, tình cờ bà và ông N gặp nhau, sự cảm thông và hài hòa tính cách giữa 2 người đã vun đắp tình yêu của họ và họ đã đi đến hôn nhân năm 1997. Bà cho biết, mình không “ác cảm” hay “ghim gút” gì về chuyện cũ của chồng, mà có khi nhờ đã 1 lần “dang dở trong đau thương” mà sau này chồng bà luôn hết lòng quan tâm chăm sóc, yêu thương vợ con, trân trọng hạnh phúc gia đình.
Theo Phunutoday.vn
Sự trùng hợp của hai vụ án thiêu chồng
Nhìn lại vụ hai nạn nhân bị vợ thiêu sống (nhà báo Hoàng Hùng, ở tỉnh Long An và Nguyễn Thế Hùng, tỉnh Nghệ An - PV), bất chợt thấy rùng mình vì hai bi kịch ở hai vùng quê khác nhau nhưng có sự trùng hợp đến xót xa...
Nạn nhân xấu số khiến dư luận bàng hoàng suốt một thời gian dài là nhà báo Hoàng Hùng. Anh có một bi kịch mà dư luận thêu dệt khá ly kỳ, đúng có, sai có. Nhưng có một sự thật mà cả gia đình nhà nội, nhà ngoại đều thừa nhận, anh là người đàn ông ít nói, chỉn chu và sống có trách nhiệm với gia đình, yêu thương vợ con. Vợ nhà báo Hoàng Hùng là Trần Thúy Liễu, người đàn bà sau thời gian dài im lặng, cuối cùng phải thành thật tự thú rằng mình chính là thủ phạm "giết chồng". Nếu cái chết của nhà báo Hoàng Hùng chỉ là "đâm, chém, tai nạn" thì câu chuyện sẽ gây cảm giác thương tâm trong một chừng mực nào đó. Nhưng anh đã bị chính vợ mình tẩm xăng thiêu sống. Sau hơn một tháng lắng nghe dư luận buộc tội, cuối cùng hung thủ cũng ra đầu thú vì lương tâm cắn rứt. Lúc bấy giờ, dư luận mới bàng hoàng. Điều khiến dư luận căm phẫn Thúy Liễu là bà ta được chồng yêu thương, chiều chuộng nhưng đã phản bội lại tình yêu thương ấy và còn gây ra một hành động khó tha thứ, đó là hành vi giết chồng dã man.
Hai cái chết ở hai địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau (Long An và Nghệ An, PV) nhưng xét về độ tội phạm thì tâm hồn hai người vợ ấy đều xét vào hàng "quỷ dữ" dù phần quỷ kia chỉ là giây phút "bất thình lình". Cả hai người đàn bà tên Liễu kia đều chỉ thấy day dứt và bàng hoàng trước tội lỗi của mình khi bị dư luận lên án, căm phẫn. Điều đáng tiếc là đến khi lương tri của họ tỉnh ngộ thì cũng là lúc mọi sự quá muộn mằn. Và một gia đình đã vĩnh viễn tan nát cùng với những dư chấn kinh hoàng lên cuộc đời những đứa trẻ tội nghiệp.
Hai nạn nhân tên Hùng đều đã yên nghỉ và hai người vợ độc ác đã phải đền tội trước pháp luật. Nhưng sau hai vụ "thiêu chồng" vừa qua, dư luận sẽ đặt câu hỏi về sự xuống cấp đạo đức của những kẻ phạm tội, vì suy nghĩ ích kỷ và nông cạn họ đã gây ra những cái chết đớn đau và oan ức cho chính chồng họ - người đàn ông từng một thời "đầu gối má kế"???
Nhà báo Hoàng Hùng từng phát hiện "bản án lạ" Trước khi gặp nạn, nhà báo Hoàng Hùng đã phát hiện hai bản án khác nhau trong cùng một vụ án ly hôn với giá trị tài sản phân chia cực lớn. Thẩm phán Lê Quang Hùng Ngày 7.4, thẩm phán Lê Quang Hùng - Phó Chánh án TAND tỉnh Long An cho biết, đang tiến hành kiểm điểm một thẩm phán vì...