Từng bước nới lỏng hạn chế: Người dân Italy vượt qua đại dịch ra sao?
Sau gần hai tháng phải ở nhà, người dân Italy cho rằng các quy định mới không đi đủ xa để phục hồi kinh tế hay sức khỏe tinh thần mà họ phải chịu đựng trong suốt thời gian.
Theo the guardian, lệnh phong tỏa kéo dài ở nhiều quốc gia châu Âu và Italy đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Ảnh minh họa. Nguồn:the guardian
Trong tuần trước, sau khi Thủ tướng Italy – Giuseppe Conte vạch ra các kế hoạch nới lỏng từng bước đối với các hạn chế thì hàng triệu người dân nước này vẫn chưa tránh khỏi các lo lắng về dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống cũng như kinh tế đất nước.
Sau khi nới lỏng hạn chế, người dân Italy có thể đi đến các khu vực khác để thăm họ hàng và quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang vẫn áp dụng. Tuy nhiên, các trường học, hiệu cắt tóc, phòng tập gym và các hoạt động thương mại khác sẽ phải đóng cửa. Các quán cà phê và nhà hàng sẽ chỉ phục vụ đồ ăn, đồ uống mang về. Việc cấm đi lại các khu vực vẫn áp dụng trừ các tình hình khẩn cấp, các vấn đề y tế hay công việc đặc thù khác. Các hạn chế về tổ chức tang lễ sẽ được nới lỏng, áp dụng tối đa 15 người tham dự. Tuy nhiên việc tổ chức lễ cưới sẽ vẫn phải chờ cho đến khi có chỉ thị chính thức cho phép.
Vì lý do này, vào hôm thứ Sáu tuần trước, Pietro Demita, một nhân viên làm việc hỗ trợ các nhà thiết kế trang phục lễ cưới cho biết, dịch bệnh đã khiến cho ngành công nghiệp phục vụ đám cưới bên bờ vực phá sản.
Người dân Italy mong muốn nhanh chóng trở lại cuộc sống đời thường, đặc biệt người dân phía nam Italy – khu vực ít ca nhiễm Covid-19 hơn phía bắc.
Theo tờ the guardian, tâm trạng ảm đạm không chỉ bởi vì dịch bệnh mà là quy định phải ở nhà hơn 50 ngày khiến cho người dân căng thẳng và tâm trạng thất thường. Nhịp sống đang chậm lại và nhiều lúc người dân tỏ ra bức bối.
“Điều này có chút khó khăn. Nới lỏng hạn chế là khi người dân có thể ra ngoài nhưng lại vẫn khuyến cáo nên ở nhà. Thời gian cách ly thực sự đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của chúng tôi nhưng khó khăn nhất là ví tiền. Nếu chúng ta không trở lại công việc sớm thì dịch bệnh Covid-19 không chỉ giết chế hàng nghìn người mà còn bóp nghẹt cả nền kinh tế”, ông Costantino Montalbano, một chuyên gia làm tóc ở Palermo cho biết.
Giống với các quán bar và nhà hàng, các cửa hiệu tóc có thể trở lại hoạt động vào ngày 1/6; các bảo tàng và cửa hàng bán lẻ sẽ trở lại vào ngày 18/5.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa ở Italy đã khiến cho hàng triệu người Italy đối mặt với rủi ro vì họ không thể nhận được lương thường xuyên và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các trợ cấp thất nghiệp. Phần lớn những đối tượng này đều ở Nam Italy.
Khi mùa hè sắp đến, các chuyên gia cũng đưa cảnh báo, ảnh hưởng của Covid-19 đối với du lịch – một trong số các ngành quan trọng nhất của Italy có thể đối mặt với thách thức. Giới quan sát cho rằng khách du lịch nước ngoài đến Italy vào khoảng tháng Bảy và tháng Chín dự báo sẽ giảm đi đáng kể. Hàng nghìn khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro vì vẫn bắt buộc phải đóng cửa trong tương lai.
Ông Paolo Bianchini, một chủ nhà hàng ở Viterbo, Lazio và là người phát ngôn cho MIO đã nói rằng bệnh viện đang phải nỗ lực để vượt qua thời gian quá tải bệnh nhân.
“Chúng tôi chỉ mong muốn khi nào chúng tôi mới có thể trở lại cuộc sống bình thường. Chẳng hạn như, nhà hàng vẫn đảm bảo chỗ ngồi nếu khách đến và đảm bảo giãn cách. Nếu cửa hàng vẫn tiếp tục mở cửa thì tôi sẽ không đủ sức trang trải chi phí. Chúng tôi cần cuộc sống trở lại bình thường. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh giống như Anh đang cố gắng để hỗ trợ giúp đỡ các ông chủ doanh nghiệp”, ông Paolo Bianchini nói thêm.
“Chúng ta vẫn có thể đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới và đại dịch bùng phát trở lại nếu không cẩn thận. Nếu chúng ta không nhận ra điều này thì có thể sẽ quay trở lại điểm xuất phát của dịch bệnh. Trong tình hình đó, chúng tôi lo ngại không đủ sức để quay cuồng với dịch bệnh”, ông Tullio Prestileo – một chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho biết.
Các thách thức của virus chủng mới này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Italy.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhấn mạnh: “Hiện tại đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta không thể lơ là cảnh giác trong phòng chống dịch bệnh”.
Trước đó, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã công bố giai đoạn 2 của tình trạng khẩn cấp dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại nước này sẽ bắt đầu từ ngày 4/5, đồng thời khẳng định cách duy nhất để sống chung với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 là duy trì khoảng cách xã hội ít nhất 1m.
Sắc lệnh mới cũng nêu rõ trường học sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9 và chính phủ đang làm việc để xác định phương thức tiến hành các kỳ thi quốc gia một cách an toàn.
Theo the guardian, kinh tế Italy nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề nhiều hơn cả những năm 1930 suy thoái toàn cầu.
Mối lo ngại về tình trạng thất nghiệp gia tăng vì diễn biến dịch bệnh ở nước này. Người dân Italy đang phải trải qua giai đoạn khó khăn kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Cho đến hiện tại, các biện pháp nới lỏng hạn chế cũng chưa thể khiến cho tâm trạng của người dân cải thiện hơn.
Nắng xuân kéo người Mỹ, châu Âu ra đường sau nhiều tuần phong tỏa
Tiết xuân tươi đẹp cùng với sự bí bách sau nhiều tuần ở nhà vì dịch bệnh đã thúc đẩy người dân ra đường ở cả Mỹ và châu Âu, giữa lúc các biện pháp hạn chế đã bắt đầu được nới lỏng.
Người dân ở Mỹ và châu Âu đã ra đường tận hưởng nắng xuân ấm áp sau nhiều tuần buộc phải ở nhà "cách ly" vì đại dịch virus corona. Trong ảnh là Tượng đài Washington và khu National Mall nhìn từ Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington của Mỹ hôm 2/5.
Người dân vẫn đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, từ hội chợ ở New York đến bãi biển ở phía nam nước Mỹ. Trong ảnh, người dân đi mua sắm tại hội chợ nông sản Union Square Green Market ở New York hôm 2/5.
Người dân đổ ra công viên Domino ở New York. Ảnh: New York Times.
New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh tại Mỹ. Giữa lúc nhiều người ra đường vì tiết trời ấm áp, cảnh sát đã điều động 1.000 sĩ quan để giám sát việc giãn cách xã hội và tránh tụ tập đông người nơi công cộng. Trong ảnh, người mua sắm đứng cách nhau theo quy định khi xếp hàng tại chợ nông sản Grand Army Plaza ở New York hôm 2/5.
Biệt đội Blue Angels của Hải quân Mỹ và biệt đội Thunderbirds của Không quân Mỹ bay diễu hành trên bầu trời các thành phố Atlanta, Baltimore và Washington để vinh danh các nhân viên y tế. Sự kiện khiến nhiều người đổ ra đường quan sát với sự phấn khích.
Bang New Jersey của Mỹ đã mở cửa trở lại các công viên công cộng hôm 2/5. Do giới hạn lượng xe vào bãi đổ chỉ xuống còn 50%, nhiều công viên đã buộc phải yêu cầu người dân quay về.
Một nhà hàng ở Houston, Mỹ, mở cửa trở lại với sự giới hạn số lượng thực khách hôm 1/5. Lệnh ở nhà tại bang Texas đã hết hiệu lực và chính quyền đã nới lỏng hạn chế đối với nhiều cơ sở kinh doanh.
Người bán hàng ngồi chờ khách tại một chợ nông sản ở Kansas. Chợ này đã chuyển địa điểm tổ chức từ khu nhà mọi khi đến một bãi đỗ xe rộng hơn để thực hiện "giãn cách xã hội" và cho phép người dân mua hàng khi vẫn ngồi trong xe của họ.
Người dân tập thể dục trong công viên Madrid Rio ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha hôm 2/5. Đây là ngày đầu tiên người dân Tây Ban Nha được phép ra ngoài tập luyện trong 7 tuần từ khi lệnh phong tỏa được áp dụng.
Tây Ban Nha là nước có số người nhiễm virus nhiều nhất châu Âu và thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lắng xuống những ngày gần đây.
Tại Barcelona, người dân đã kéo đến các địa điểm ven biển để dạo chơi dù các bãi biển vẫn bị cấm hoạt động.
Châu Âu "đau đầu" nới lỏng phong tỏa: Lý do một số nước vẫn chưa sẵn sàng? Trong khi một vài quốc gia châu Âu đã nới lỏng các hạn chế thì một số khác như Đức vẫn cho rằng vẫn còn sớm để đi tới quyết định. Theo the guardian, các tiệm cắt tóc của Thụy Sĩ đã mở cửa trở lại. Trường tiểu học Na Uy đã cho học sinh đến lớp. Cộng hòa Czech đã cho phép...