Từng bước khép lại ‘văn hóa tiền mặt’
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được thông qua, trong đó có lĩnh vực thanh toán. Do đó, các đơn vị liên quan đang thúc đẩy tích cực để tạo ra một mô hình kết nối hiệu quả nhất cho Việt Nam.
Banknetvn đang tích cực để tạo ra một mô hình kết nối hiệu quả nhất cho Việt Nam
Ra mắt thương hiệu thẻ quốc gia
Ông Phạm Tiến Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) cho biết, sau 9 tháng sáp nhập Smartlink và Banknetvn, tính đến tháng 11-2015, công ty đã thực hiện thành công việc hợp nhất hệ thống. Trong thời gian tới, một nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra với Banknetvn là tiến hành xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia. Thương hiệu thẻ quốc gia sẽ được chấp nhận thanh toán ATM/POS của các ngân hàng trong nước và quốc tế kết nối qua Cổng thanh toán quốc gia Banknetvn.
Hiện nay, công ty đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối hệ thống chuyển mạch thẻ với Liên bang Nga. Qua đó, giúp chấm dứt tình trạng mỗi máy ATM/POS của Liên bang Nga lại phải có nhận diện thương hiệu cho từng ngân hàng Việt Nam và ngược lại. “Banknetvn đang thực hiện một cách khẩn trương và hy vọng trong quý I-2016, thương hiệu thẻ quốc gia có thể ra mắt”, ông Phạm Tiến Dũng thông tin.
Bên cạnh đó, Banknetvn cũng đang tiến hành xây dựng Cổng thanh toán quốc gia. Về bản chất, Cổng thanh toán quốc gia có hạt nhân là hệ thống thanh toán bù trừ điện tử bán lẻ nhưng hệ thống này cung cấp các dịch vụ thanh toán online, phục vụ 24/7. Banknetvn cũng dự kiến xây dựng mô hình kết nối, tích hợp giữa Cổng quốc gia về thương mại điện tử, về thuế điện tử với Cổng quốc gia về thanh toán điện tử.
Video đang HOT
Đại diện Banknetvn cho biết thêm, một trong những nhiệm vụ quan trọng Ngân hàng Nhà nước giao cho Banknetvn là kết nối hợp tác với các tổ chức thanh toán quốc tế. “Chúng tôi đang tích cực làm việc để tạo ra một mô hình kết nối hiệu quả nhất cho Việt Nam, xây dựng phương án xử lý, quản lý hiệu quả các giao dịch thẻ quốc tế theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước”, ông Phạm Tiến Dũng chia sẻ.
Sắp có hóa đơn điện tử
Phân tích rõ hơn về tính khả thi của mô hình kết nối, tích hợp giữa Cổng quốc gia về thương mại điện tử, về thuế điện tử với Cổng quốc gia về thanh toán điện tử, ông Đào Minh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cho rằng, cần ban hành một hệ thống chuẩn đồng bộ giữa các bộ, ngành kết nối đến người dân, đồng thời đảm bảo hệ thống giao dịch và thanh toán liên ngân hàng ổn định. Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc để xây dựng hệ thống chuẩn này.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm cùng cộng đồng doanh nghiệp tìm cơ chế khuyến khích thanh toán điện tử. “Đầu tiên, nên chuyển cơ chế, hạ mức được phép khấu trừ chi phí của doanh nghiệp khi thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng như hiện nay xuống 5 triệu đồng. Đây sẽ là công cụ mạnh nhất thúc đẩy thanh toán điện tử bởi về công nghệ, hạ tầng thanh toán của Việt Nam đã cho phép điều này”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng, nên có chính sách hướng đến hóa đơn điện tử bởi đây là tiền đề bắt buộc để phát triển thanh toán điện tử ở Việt Nam. Không chỉ vậy, đã đến lúc nên thay đổi lại cách quản lý thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phân chia như hiện nay, cần học tập kinh nghiệm quốc tế, phân loại nhỏ và siêu nhỏ để có công cụ, chính sách thuế phù hợp.
Ông Bùi Quang Tiên – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) nhận định, hiện nay, tỷ lệ nộp thuế điện tử thấp và tình trạng trả tiền mặt khi mua hàng online còn cao là do sự thiếu kết nối và phối hợp giữa các ngành ngân hàng, tài chính và công thương. Để cải thiện tình hình, theo ông Bùi Quang Tiên, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có sự đồng bộ, kết nối liên thông giữa hệ thống thông tin dữ liệu của Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và hệ thống thanh toán của các ngân hàng. Đồng thời, cần có sự kết nối, tích hợp tốt hơn giữa các website thương mại điện tử với các dịch vụ thanh toán trực tuyến của các ngân hàng.
Theo An Ninh Thủ Đô
Liên doanh Vietsovpetro chây ì gần 2.000 tỷ đồng thuế
"Hiện một số doanh nghiệp lớn có ý thức chấp hành pháp luật về thuế còn kém, cố tình chiếm dụng các khoản thuế phải nộp vào ngân sách. Trong đó chỉ tính riêng Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) trong năm 2014 phải nộp vào ngân sách khoản thuế 86 triệu USD, tương đương gần 2.000 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa nộp...".
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Thông tin trên được ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết tại cuộc họp báo chuyên đề thông tin một số nội dung liên quan đến cân đối thu chi ngân sách nhà nước, do Bộ Tài chính tổ chức sáng nay (26/10).
"Đến nay, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về việc Liên doanh Vietsovpetro phải nộp 86 triệu USD vào ngân sách, nhưng đơn vị này không những chưa nộp, mà còn đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng chi phí khai thác lên hơn mức 35% trong cơ cấu doanh thu như hiện tại, nhằm giảm nghĩa vụ nộp thuế...", ông Tuấn nói.
Liên quan đến vấn đề "nóng" hiện nay là nợ đọng thuế còn nhiều, chậm thu vào ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, trong tổng số 76.000 tỷ đồng thuế nợ đọng, trừ các khoản khó thu, thì có khoảng 34.000 tỷ đồng có khả năng thu, vì có địa chỉ doanh nghiệp cụ thể. Bộ Tài chính đang tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để sớm thu khoản này vào ngân sách, qua đó có nguồn bù đắp cho phần hụt thu ngân sách trung ước năm nay khoảng 31.000 tỷ đồng do giá dầu thô giảm mạnh so với dự toán.
"Qua thanh, kiểm tra, trong tổng số 8.000 tỷ đồng tiền thuế nợ đọng, thì trong 9 tháng đầu năm nay đã thu được 5.000 tỷ đồng, 3.000 tỷ đồng còn lại các doanh nghiệp đã ký biên bản chấp nhận nộp mà không có ý kiến khiếu nại...", ông Tuấn cho biết.
Để đấu tranh mạnh với các hành vi sai phạm về thuế, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã thành lập 5 đoàn thanh tra về chống chuyển giá, trong đó có một đoàn ở cấp tổng cục, còn lại ở cấp cục.
Với việc đến hết năm nay ngành thuế sẽ xây dựng xong cơ sở dữ liệu về 11.500 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, thì trong năm 2016 sẽ có thông tin tốt để triển khai mạnh hơn các hoạt động chống chuyển giá, qua đó góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Năm 2016: Điều chỉnh giá điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo giá thị trường Giá các mặt hàng thiết yếu Nhà nước còn quản lý như điện, than, xăng dầu và giá các dịch vụ công sẽ tiếp tục điều chỉnh theo giá thị trường, không điều hành theo mệnh lệnh hành chính trong năm 2016 Đây là một trong nhiều nội dung chỉ đạo của hội nghị trực tuyến với các địa phương do Bộ Tài...