Từng bước hiện đại hóa công tác hướng dẫn, xử lý vi phạm TTGT
“Công an Hà Nội sẽ sớm hoàn thiện, đưa vào ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hướng dẫn, xử phạt vi phạm giao thông từ 1-7-2013″, Đại tá Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP Hà Nội cho biết tại hội nghị sơ kết 15 ngày thực hiện đợt cao điểm đảm bảo TTATGT dịp cuối năm, Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và các lễ hội đầu năm, diễn ra sáng 2-1.
Từ ngày 3-1-2013, nữ CSGT sẽ có mặt phân luồng trong giờ cao điểm tại 10 nút giao thông trọng điểm
Thông tin tại hội nghị sơ kết, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT nêu rõ, trong 15 ngày qua, toàn thành phố xảy ra 16 vụ TNGT đường bộ – đường sắt, giảm 22 vụ giảm 7 người bị thương và giảm 12 người chết so với cùng kỳ năm 2011. Địa bàn không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài, không xảy ra đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, không xảy ra TNGT đường thủy nội địa.
“Chuyển biến, kết quả về TTATGT địa bàn Hà Nội thời gian qua, đặc biệt trong 15 ngày cao điểm, có được nhờ sự hy sinh thầm lặng của lực lượng CSGT Hà Nội nói riêng, và toàn lực lượng Công an Thủ đô”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đánh giá. Khẳng định trong thời gian tới, UBATGTQG sẽ phối hợp với CATP Hà Nội đẩy mạnh việc tuyên truyền gương người tốt – việc tốt điển hình trong lực lượng CSGT, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cũng kiến nghị Công an Hà Nội cần quan tâm, xử lý hiện tượng mua bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng đang diễn ra khá tràn làn, bởi việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng đồng nghĩa với nguy cơ khó hạn chế thương tích trong trường hợp gặp sự cố.
Phát biểu giao nhiệm vụ cho lực lượng CSGT, đồng chí Giám đốc CATP nhấn mạnh: Năm 2013, CATP xác định là năm: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm người thi hành công vụ”, bám sát chủ đề Năm an toàn giao thông 2013 mà UBATGTQG phát động. Để hoàn thành nhiệm vụ, Giám đốc CATP yêu cầu toàn lực lượng CSGT Thủ đô thực hiện tốt 6 giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp xuyên suốt: chấn chỉnh lễ tiết, tác phong của CBCS khi ra đường và tiếp xúc với nhân dân.
Cùng với đó, chỉ huy Phòng CSGT phải rà soát CBCS có biểu hiện sai phạm sắp xếp lại tổ chức, phân cấp, phân công lại các tuyến tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT, Đội CSGT công an các quận, huyện, tăng biên chế xây dựng mới trụ sở, chấn chỉnh, sắp xếp lại nơi ăn, ở, trực của CBCS cấp phát các trang thiết bị mới cho CSGT thực thi nhiệm vụ. Để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của CBCS thi hành công vụ, Giám đốc CATP yêu cầu lực lượng CSGT chủ động nghiên cứu, nắm bắt các thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, nâng cao trình độ pháp luật, quy trình giải quyết khi thi hành công vụ. Công an Hà Nội đang xây dựng các phần mềm tin học, trong năm 2013 sẽ ứng dụng công nghệ giúp CSGT tra cứu thông tin về người vi phạm, tra cứu tang vật. CATP quyết tâm ứng dụng toàn bộ hệ thống xử phạt vi phạm giao thông, biển chỉ dẫn người dân tham gia giao thông ứng dụng tin học từ 1-7-2013, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết.
Video đang HOT
Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị, huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị. Giám đốc CATP yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, đặc biệt là Trưởng công an các quận, huyện, thị xã cần khẩn trương tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo công an các phường, đồn, trạm, tham mưu cho lãnh đạo cơ sở vào cuộc, tham gia giữ gìn TTĐT, xử lý hàng quán bán sau 24h, hàng quán lấn chiếm vỉa hè.
Theo ANTD
Bốn người trong nhà ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội "giết người"
Ngày 28.12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hải Phòng đã tống đạt Kết luận điều tra (KLĐT) vụ án anh em ông Đoàn Văn Vươn "Giết người - Chống người thi hành công vụ" cho bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn, cũng là một bị can).
Vụ án "Giết người - Chống người thi hành công vụ" xảy ra ngày 5.1, tại khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (Cống Rộc, xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, Hải Phòng).
Theo KLĐT, bốn người bị đề nghị truy tố tội "giết người" gồm: Đoàn Văn Vươn (50 tuổi), Đoàn Văn Quý (46 tuổi, em trai ông Vươn), Đoàn Văn Sịnh (53 tuổi, anh trai ông Vươn), Đoàn Văn Vệ (38 tuổi, cháu ruột ông Vươn, cùng ở H.Tiên Lãng).
Đồng thời, cơ quan điều tra đề nghị truy tố tội "Chống người thi hành công vụ" đối với Phạm Thị Báu (31 tuổi, tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý) và Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ Đoàn Văn Vươn, cùng ở H.Tiên Lãng).
Bình gas ông Quý sử dụng để kích nổ hôm 5.1
Cơ quan CSĐT cũng đã ra quyết định truy nã đối với Đoàn Văn Thoại (em trai ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thái (anh vợ ông Đoàn Văn Quý), là những người bỏ trốn ngay khi xảy ra vụ việc.
Theo KLĐT, ngày 7.4.2009, UBND H.Tiên Lãng ra quyết định 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Ngày 24.11.2011, UBND huyện ra quyết định 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế để thu hồi diện tích đất trên.
Tuy nhiên do không chấp hành quyết định của UBND H.Tiên Lãng nên từ tháng 12.2011 đến 4.1.2012, ông Đoàn Văn Vươn đã tập hợp Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái để bàn bạc, thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị chống lại lực lượng cưỡng chế.
Theo kế hoạch này, anh em Đoàn Văn Vươn sẽ dựng các hàng rào bằng tre để ngăn cản không cho người thi hành nhiệm vụ tiếp cận khu đất rải rơm, rạ ra lối đi và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo tưới xăng đốt và kích điện gây nổ mìn, nổ bình gas, bắn súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế.
Để thực hiện kế hoạch, Đoàn Văn Vươn chỉ đạo Đoàn Văn Vệ đi mua súng, còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương và một số người thân khác làm 5 hàng rào. Sau đó, anh em Đoàn Văn Vươn chôn mìn tự tạo xuống, phía trên đặt bình gas, trên bình gas chèn bằng những bao đá (loại đá đổ bê tông), đồng thời chuẩn bị sẵn 2 khẩu súng hoa cải.
Ngôi nhà Quý, Thoại và Thái ẩn nấp để bắn vào lực lượng cưỡng chế hôm 5.1
Đoàn Văn Vươn cũng phân công, Quý, Thoại, Thái ở lại khu vực nhà Quý. Vươn và Sịnh ở ngoài khu vực để chỉ đạo. Sau đó, vào buổi sáng cưỡng chế, 5.1.2012, toàn bộ người nhà Vươn rút khỏi khu đầm chỉ còn Quý, Thoại và Thái ở lại.
Cũng theo KLĐT, khoảng 7 giờ 30 phút sáng 5.1, khi lực lượng cưỡng chế hơn 10 người gồm: công an, bộ đội được phân công đi trước để rà phá vật liệu cháy nổ, tiếp cận vào hàng rào thứ nhất chắn lối vào khu nhà của Đoàn Văn Quý thì Quý chập điện cho nổ mìn và bình gas.
Tuy nhiên, bình gas không phát nổ nên không xảy ra thương vong. Khi đoàn công tác tiếp tục tiến vào hàng rào thứ hai thì Quý, Thoại cùng Thái dùng súng hoa cải bắn 4 phát vào đoàn công tác làm 7 người bị thương.
Sau đó Quý, Thoại và Thái chạy trốn vào khu rừng phòng hộ phía sau nhà Quý, thoát ra biển. Trong quá trình chạy trốn, Quý đã mang hai khẩu súng đến bãi dứa thuộc bờ sông Hóa, thuộc thôn Đồng Xuân, xã Thụy Trường, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cất giấu.
Công an đã thu hồi hai khẩu súng giấu tại tại bãi dứa, bình ắc qui dùng để kích nổ kíp nổ mìn tự tạo, 4 vỏ đạn đã bắn vào đoàn công tác, vật liệu chế tạo đạn hoa cải...
Trong số 7 người thuộc đoàn cưỡng chế bị thương, nặng nhất là ông Lê Văn Ghi, cán bộ Ban chỉ huy quân sự huyện tổn hại 43% sức lao động ông Lê Văn Mải, trưởng công an huyện bị tổn hại 25% sức lao động ông Đỗ Xuân Trường, cán bộ công an huyện giảm 35% sức lao động...
Tôi không ở nhà thì làm sao chống đối
Trao đổi với Thanh Niên Online chiều nay 28.12, bà Phạm Thị Báu ( tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý) cho biết: "Tôi đã đọc KLĐT vừa tống đạt cho chúng tôi. Tôi thấy trong KLĐT kết luận tôi và chị Thương chống người thi hành công vụ. Nhưng thực tế sáng 5.1, khi xảy ra cưỡng chế, chúng tôi không có mặt tại hiện trường. Chúng tôi không ở nhà thì làm sao có thể chống đối người thi hành công vụ?
Theo TNO
Siêu lừa liên quan đến bầu Kiên bị đề nghị truy tố Với sự giúp sức của nhiều cán bộ ngân hàng, bà Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của nhiều tổ chức, cá nhân Ngày 14-12, Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) cho biết vừa kết thúc điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, trú tại TPHCM), nguyên phó Phòng Quản lý rủi ro Chi nhánh...