Tưng bừng ngày hội việc làm
Sáng nay, 12-9 tại trường THCS Vân Hồ (số 1 Cao Đạt, Hai Bà Trưng), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức “ Ngày hội hướng nghiệp và việc làm” lần thứ XVII với chủ đề “Mang tương lai đến gần bạn” đã thu hút hàng ngàn sinh viên, người lao động và nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia
Ngày hội việc làm là cầu nối giữa sinh viên, người lao động với doanh nghiệp. Tại đây người lao động có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp, thể hiện năng lực và tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành. Ngược lại, doanh nghiệp có thể lựa chọn, tuyển dụng những nhân sự trẻ trung, năng động và giỏi chuyên môn tạo đà cho việc phát triển trong tương lai.
Phát biểu khai mạc, bà Trịnh Lan Hương, Phó tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô (LĐTĐ), Trưởng ban tổ chức đưa ra thông điệp: “Chúng tôi mong muốn sẽ là nhịp cầu mang niềm vui, mang tương lai hạnh phúc đến cho những người cần việc làm. Các bạn hãy tin tưởng vào sự tư vấn, kết nối của báo Lao động Thủ đô và tin ở tương lai, bởi “ngày mai bắt đầu từ hôm nay”.
Ông Ngô Văn Tuyến phát biểu tại lễ khai mạc
Đánh giá cao việc tổ chức Ngày hội việc làm lần thứ XVII của Báo LĐTĐ, ông Ngô Văn Tuyến- Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Việc làm là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, tuy nhiên tìm kiểm việc làm là điều không dễ dàng, bởi trên thực tế luôn có sự “lệch pha” giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. LĐLĐ Thành phố đánh giá cao hoạt động của Báo LĐTĐ cũng như LĐLĐ quận Hai Bà Trưng trong việc tổ chức Ngày hội việc làm lần thứ XVII, mong Báo LĐTĐ tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối để góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố, cũng như hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức công đoàn luôn hướng về người lao động. Qua đây, tôi mong các cấp các ngành luôn tiếp tục đồng hành và giúp đỡ báo LĐTĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ vai trò cầu nối “mang tương lai đến gần bạn” “.
Ngày hội việc làm lần thứ XVII thu hút sự tham gia của hơn 60 nhà tuyển dụng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; tạo hàng ngàn cơ hội công việc cho người lao động ở các vị trí như: kế toán, nhân viên văn phòng, nghiệp vụ khách sạn, giáo viên mầm non…
Điểm mới của Ngày hội việc làm năm nay là không chỉ tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động mà còn định hướng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố. Ngày hội thu hút sự quan tâm của hơn 700 học sinh sinh viên của 4 trường PTTH: Đoàn kết – Hai Bà Trưng; THPT Thăng Long, THPT Mai Hắc Đế, THPT Tạ Quang Bửu; và 6 trường ĐH: Bách Khoa, Xây Dựng, Viện đại học mở, Kinh tế QD, Kinh doanh công nghệ, Kinh tế KT công nghiệp.
Ngày hội việc làm thu hút sự chú ý của khá đông học sinh, sinh viên
Video đang HOT
Ban tổ chức đi thăm quan các bàn tuyển dụng
Trong buổi sáng ngày 12-9, chị Nguyễn Lan Anh đã ứng tuyển vào khách sạn Hà Nội sky Hotel và khách sạn Niko (Hà Nội). Chị cho biết mình khá hài lòng với mức lương nhà tuyển dụng đưa ra và hi vọng sẽ trúng tuyển đợt này. Chị Lan Anh cũng cho biết thêm chị sẵn sàng thử sức sang các lĩnh vực khác như kinh doanh, tiếp thị…
Nghiệp vụ khách sạn là một trong những công việc thu hút đông người lao động
Vũ Huy Hoàng – sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Bách khoa Hà Nội cũng tỏ ra hào hứng bởi nhu cầu tuyển dụng tại hội chợ việc làm lần này có khá nhiều các vị trí dành cho nhân viên kinh doanh – một lĩnh vực Hoàng rất đam mê.
Về phía các nhà tuyển dụng anh Phạm Thanh – quản lý khu vực Hà Nội (công ty CP Phượng Hoàng) cho biết: “Chủ trương của công ty là ưu tiên những người có kinh nghiệm nhưng về cơ bản công việc kinh doanh rất cần sự nhiệt tình, đam mê nên chúng tôi sẵn sàng dành thời gian đào tạo cho nhân sự mới từ 1 – 2 tuần…”
Theo_An ninh thủ đô
Cả trăm người ngâm mình dưới hồ giữa trưa bắt cá
Hàng trăm người dân lội bùn bắt cá trong không khí hào hứng, phấn khởi, với sự chứng kiến của nhiều người dân đứng trên bờ. Lễ hội "Xả Trằm bắt cá" chính vì vậy mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương.
Ngày 6/9, hàng trăm người dân Hải Xuân, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tưng bừng tham gia ngày hội bắt cá tại Trằm Trà Lộc. Đây là khu sinh thái có hồ rộng, rừng nguyên sinh khoảng hàng chục ha. Hiện nơi đây còn có nhiều loại động vật hoang dã sinh sống.
Lễ hội "Xả trằm bắt cá" được tổ chức một lần duy nhất trong năm, sau vụ lúa Hè - Thu
Lễ hội "Xả trằm bắt cá" là ngày hội văn hóa truyền thống của địa phương, được tổ chức một lần duy nhất vào sau vụ lúa Hè - Thu. Lúc này, hầu hết người dân đã thu hoạch xong, công việc đồng áng cũng dần trở nên an nhàn. Bên cạnh đó, ngày hội "xả trằm" cũng mang ý nghĩa mừng cho vụ mùa bội thu và cầu cho vụ mùa mới được thuận lợi.
Ngày hội có sự tham gia của hàng trăm người dân
Người dân địa phương dù công tác và làm ăn xa quê nhưng đến dịp này cũng trở về nhà để chung vui trong ngày hội lớn này.
Mỗi khi bắt được cá to là mọi người cùng nhau reo hò, tạo nên không khí sôi nổi
Không chỉ có người lớn mà các em nhỏ cũng tham gia bắt cá
Tham gia ngày hội "Xả trằm bắt cá", người dân địa phương chỉ sử dụng các dụng cụ thủ công truyền thống như lưới, nơm, rớ... để bắt cá, tôm trong hồ. Ban quản lý nghiêm cấm việc dùng các thiết bị điện để đánh bắt.
Người dân chỉ được dùng các dụng cụ thủ công để đánh bắt
Mỗi khi có người bắt được cá to là những người khác lại hô vang, tạo nên không khí sôi nổi của ngày hội. Đặc biệt, người dân địa phương quan niệm rằng, đã tham gia ngày hội "xả trằm" thì phải lội xuống hồ để bắt cá. Khi có được sản phẩm mang lên bờ, mọi người có thể tặng, biếu, hoặc bán rẻ cho du khách với mục đích mang lại niềm vui.
Khi bắt được cá trong hồ, người dân có thể biếu, tặng cho người khác
Rất đông du khách các nơi cũng tập trung về Trằm Trà Lộc để tận hưởng không khí miền quê thanh bình và thưởng thức những món ngon của địa phương.
Theo các cụ cao niên làng Hải Xuân, lễ hội "xả trằm bắt cá" đã có từ hàng trăm năm nay. Ngày hội vừa mang ý nghĩa vui chơi, vừa để xả cạn, vệ sinh hồ nước cho sạch sẽ.
Lễ hội kéo dài đến tận giữa buổi chiều
Trong những năm kháng chiến, khu vực Trằm Trà Lộc là nơi đóng căn cứ địa cách mạng, nơi để bộ đội ta hoạt động chiến đấu. Hiện nơi này vẫn còn lưu lại nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, các đình, miếu... từng là nơi hoạt động của bộ đội.
Đ. Đức
Theo Dantri
Một mình lắc lư... ngang trời Mưa gió bất thường, máy móc trục trặc là những rủi ro khó lường mà người lái và ráp tháp cẩu trên cao phải đối mặt hằng ngày. Lái cẩu tháp là một nghề nguy hiểm và áp lực cao - Ảnh: Lam Ngọc Yếu tim thì không làm được Cách đây 8 năm, lúc 19 tuổi, Phạm Văn Tuyên rời Thái Nguyên...