Tưng bừng lễ hạ nêu, kết thúc Tết Nguyên đán
Người xưa coi lễ hạ nêu là nghi thức kết thúc Tết Nguyên đán, mọi người trở lại nhịp sinh hoạt hàng ngày. Lăng Ông vẫn gìn giữ truyền thống này suốt 200 trăm năm nay, mỗi dịp tết đều dựng nêu, hạ nêu theo nghi thức truyền thống.
Tại TPHCM, Lăng Ông Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) là một trong rất ít nơi còn tổ chức lễ dựng nêu, lễ hạ nêu mỗi dịp Tết Nguyên đán. Tổng trấn Lê Văn Duyệt từ khi cai quản thành Gia Định đã chọn ngày mùng 7 tết là ngày hạ nêu (còn gọi là lễ khai hạ), kết thúc mọi hoạt động vui chơi tết, bắt đầu công việc thường ngày.
Đông đảo quan khách và đại diện chính quyền thành phố đến Lăng Ông đến Lăng ông dự lễ hạ nêu, lễ cầu an tại Lăng Ông vào mùng 7 tết (6/2/2014)
Tết nào cũng tham gia lễ hạ nêu tại Lăng Ông, Giáo sư Trần Văn Khê giải thích: “Cây nêu dựng lên để trừ tà ếm quỷ, ngày tết dựng nêu để giữ cửa không cho ma quỷ tới nhà, gia đình ăn tết bình yên. Hạ nêu để xả cái xui đi, để mọi việc năm mới được bắt đầu với sự may mắn, tốt lành”.
Nếu lễ dựng nêu thực hiện vào ngày 30 tết thì lễ hạ nêu thường tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Mọi công việc hàng ngày chỉ bắt đầu sau lễ này nên còn gọi là lễ khai hạ. Ngày nay, nhiều nơi không còn lễ hạ nêu nữa, tuy nhiên tại các gia đình Việt Nam nhất là những nơi kinh doanh, buôn bán, vào ngày mùng 7 tháng Giêng vẫn có cúng lễ, cầu buôn may bán đắt quanh năm.
Ban tế lễ cúng lạy quỷ thần, ngày tết đã hết xin phép hạ nêu
Video đang HOT
Cây nêu hạ xuống phải đem vứt đi, không giữ lại trong nhà
Tại Lăng Ông, sau lễ hạ nêu là lễ cầu an quốc gia thịnh trị, nghi thức khai bút, khai ấn, lễ xây chầu và phục vụ hát bội
Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó bí thư Quận ủy – Chủ tịch UBND Quận Bình Thạnh thực hiện nghi thức khai ấn
Đây là hoạt động tín ngưỡng theo nghi thức truyền thống dân tộc, với ý nghĩa chấm dứt cuộc vui xuân, dân chúng tạ ơn trời đất, tổ tiên để trở lại công việc hàng ngày, cầu sự tốt lành cho một năm mới.
Hồng Nhung
Ảnh: Ngọc Hân
Theo Dantri
Đầu năm xin lộc ngựa thần
Tại các đình chùa Nam bộ, sau lời khấn nguyện, mọi người chạm vào lục lạc ngựa thần rồi thò tay vào chiếc túi bên yên ngựa để xin lộc cho năm mới.
Người Việt có truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", không chỉ ghi ơn các vị anh hùng dân tộc đã khai hoang mở cõi, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, họ còn tôn kính những con ngựa đã phò tá tiền nhân làm nên công trạng. Cũng như các vị chủ nhân, ngựa được thần thánh hóa, được nhân dân cung kính tôn xưng là "ông ngựa" "ngựa thần", "thần mã"...
Tại TPHCM rất nhiều tượng ngựa thần tại các cơ sở thờ tự: đền thờ đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (quận 1), Lăng Ông (quận Bình Thạnh), đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp), đình Hưng Phú (quận 8)...
Ngày đầu năm, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (đường Võ Thị Sáu, Q.1) đón rất nhiều khách thập phương đến lễ bái. Nơi đây có phòng trưng bày lịch sử nhà Trần, ghi nhớ công lao và dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.
Hai bên hương án là hai "ông" xích thố (ngựa đỏ) và bạch mã (ngựa trắng) đứng uy nghi. Sau khi lễ bái Đức Thánh Trần và các vị danh tướng, mọi người thường xoa tay vào mình ngựa rồi vuốt lên người để cầu mong mạnh khỏe, may mắn.
Tả quân Lê Văn Duyệt đã có công lớn giúp Nam bộ Việt Nam ổn định và phát triển. Sau khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, việc thờ cúng và tế lễ ông tại Lăng Ông (ngay cạnh chợ Bà Chiểu - quận Bình Thạnh) mang nghi thức thờ thần và tế thần. Tại đây hiện có 3 ông ngựa thần (trước kia là 4 ông, mỗi bên tả hữu 2 ông).
Khách viếng lăng vào các ngày lễ tết sau khi chiêm bái đức Tả quân Lê Văn Duyệt thường đến bên ngựa thần khấn nguyện, sau đó họ chạm tay vào lục lạc, rung những quả chuông nhỏ để được ông chứng giám. Những người muốn làm ăn phát tài thì thò tay vào chiếc túi bên hông, gọi là "xin lộc ngựa thần".
Nhiều người tin tưởng rằng việc chui dưới bụng ngựa thần sẽ giúp trẻ con học giỏi, người lớn minh mẫn. Các cụ già còn cọ lưng vào vó ngựa, cầu xin bệnh đau lưng mau khỏi.
Đình Thông Tây Hội tại quận Gò Vấp ngày xưa là một ngôi đình làng, thờ hai vị hoàng tử Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là con vua Lý Thái Tổ đã có công khai khẩn mở mang bờ cõi nơi phương Nam. Người dân miền Trung khi tiến vào Nam bộ đã đưa theo trên thuyền bài vị của hai vị thành hoàng này.
Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ngày nay được xem như là ngôi đình cổ nhất của TPHCM và Nam bộ và hiện đang xuống cấp khá nhiều. Đến viếng đình thường là người dân nguyên quán tại quận Gò Vấp chứ ít có khách thập phương.
Trong đình có 3 ông ngựa thần. Cụ Nguyễn Văn Tý, trưởng ban trị sự cho biết: "Hai ông ngựa thần ở trong có nhiệm vụ trông coi đình, còn ông ở trước cửa là để các ngài cưỡi đi ra ngoài".
Không chỉ ở đình và đền, tại các ngôi chùa, ngựa thần cũng được Phật tử tôn kính vì có công phò tá Đức Phật Thích Ca, bảo vệ đạo pháp.
Việt Nam Quốc Tự (quận 10) có tượng ngựa thần bên cạnh thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc. Phật tử thường cầu xin ngựa thần trợ giúp cho công việc tiến triển, học hành tấn tới.
Theo Dantri
Sắp tháo dỡ cầu Bông - cây cầu lịch sử của Sài Gòn Cầu Bông bắc qua rạch Thị Nghè là 1 trong những cây cầu đầu tiên ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định, nay là TPHCM. Cây cầu này mang đậm dấu ấn của vùng đất Sài Gòn, đã đi vào lịch sử và thơ ca như 1 địa danh nổi tiếng. Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng...