Từng bỏ học vì nhà nghèo, cậu học trò người Mông quyết quay về trường tìm con chữ và đạt được thành tích tốt
Hoàn cảnh khó khăn khiến cậu học trò người Mông từng bỏ học giữa chừng. Khi nhận ra tầm quan trọng của việc học, cậu học trò quay trở về tìm con chữ.
Sùng A Hồng, cậu học trò người dân tộc Mông chính là gương mặt sáng nhất và duy nhất của Trường THPT Mường Lát – ngôi trường huyện biên giới xứ Thanh, trong năm học này. Bởi, nam sinh lớp 11A đã xuất sắc giành giải Ba, môn Giáo dục công dân tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, năm học 2022-2023.
Cảm nhận đầu tiên của tôi về cậu học trò Sùng A Hồng đó là sự thật thà, sâu sắc ở độ tuổi đôi mươi. Ít ai biết rằng, hành trình đi tìm “con chữ” của cậu học trò nghèo xứ Thanh lại gian nan đến vậy, A Hồng từng phải bỏ học giữa chừng vì nhà quá nghèo.
Bỏ dở việc học vì gia đình quá nghèo
A Hồng sinh ra và lớn lên ở bản Khằm 1, xã Trung Lý – là một trong những xã xa xôi và khó khăn nhất của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cậu học trò là con thứ 6 trong gia đình có tới 12 anh, chị em. Một nửa trong số anh, chị em của A Hồng đang trong độ tuổi “tìm con chữ”.
A Hồng bày tỏ, gia đình đông con song chi phí học hành của mấy anh, em chỉ phụ thuộc vào vài sào ruộng cùng 2 con trâu phục vụ sản xuất. Các anh, chị của A Hồng đều lập gia đình nhưng công việc cũng chỉ là làm nông, một số người đi làm ăn xa ở các tỉnh phía Nam nên cũng không hỗ trợ được gì nhiều.
Nhà quá nghèo nên hành trình đi tìm “con chữ” của cậu học trò người Mông Sùng A Hồng cũng gian truân, khúc khuỷu. Đặc biệt là khi học cấp 2, A Hồng phải trèo đèo, lội suối vượt quãng đường hàng chục km mới đến được trường. Để thuận tiện cho việc học, cậu học trò xin ở lại khu nội trú của trường, cứ cuối tuần lại đi bộ về nhà đỡ đần bố mẹ và các em.
“Đi bộ dưới trời nắng khiến làn da chân em nhiều lần phồng rộp, đau nhói. Vào ngày mưa thì đường trơn trượt, đất bắn lên lấm lem khắp người. Nhiều lần, em phải đi đường tắt, bơi qua suối để về nhà nhanh hơn, nhưng chỉ dám bơi vào mùa nắng, khi con suối còn ít nước”, A Hồng bộc bạch.
Năm A Hồng lên lớp 7 cũng là thời điểm gia đình cậu học trò khó khăn nhất. Lúc này, người mẹ cùng 2 anh trai của A Hồng đổ bệnh, phải nhập viện cấp cứu. Vì vậy, cuộc sống của cậu học trò nghèo lại càng trở nên khó khăn hơn. Suốt thời gian dài, A Hồng phải ăn cơm độn sắn, bữa đói bữa no đến trường “tìm chữ”.
Cậu học trò kể, trận lũ lịch sử xảy ra tại Mường Lát những năm 2018 đã khiến gia đình cậu trở nên khốn đốn. Căn nhà xập xệ đã bị lớp đất đá vùi lấp khi cơn lũ tràn qua, trước tình cảnh đó, gia đình A Hồng đành phải tránh trú tại nhà văn hóa xã.
“Khi con lũ đi qua, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình em đã sửa chữa, xây cất lại căn nhà, nhưng cũng phải đến lần thứ 4 mới yên ổn”, nam sinh nhớ lại.
Lên lớp 10, A Hồng quyết định bỏ học để phụ giúp gia đình. Cậu xin làm thời vụ cho một công ty điện tử tại Bắc Ninh với tiền lương được nhận mỗi tháng là 5 triệu đồng. Tại nơi làm việc, A Hồng nhận ra những người có trình độ và bằng cấp luôn được các công ty trọng dụng với mức lương tương xứng. Khi ấy, chàng trai dân tộc Mông mới nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành và càng có động lực, quyết tâm đi học.
Cậu học trò quay trở về tìm con chữ
A Hồng xin về Trường THPT Mường Lát, cách nhà hơn 40 km. Được nhà trường chấp thuận, cậu học trò người Mông vui mừng khôn xiết. Thế nhưng, hành trình trở về tìm con chữ của cậu học trò nghèo không dễ dàng, sau thời gian bị ngắt quãng.
Để thuận tiện cho việc học, A Hồng xin ở trọ gần trường. Ngoài thời gian học tập trên lớp, cậu học trò chăm chỉ đọc lại sách để bù lấp lỗ hổng kiến thức. Nhiều hôm, A Hồng miệt mài học tới 1-2 giờ sáng.
“Từ trong hoàn cảnh khốn khó đã giúp em nhận ra một điều rằng, dù cuộc sống có khó khăn nhường nào thì cũng nhất định phải vượt qua. Bởi, những khó khăn ấy chính là thử thách mà cuộc đời mang đến để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn”, cậu học trò bộc bạch.
Bằng sự nỗ lực cố gắng, A Hồng rất vui vì kết quả học tập khá tốt. Đặc biệt, cậu học trò còn là học sinh duy nhất của ngôi trường vùng cao đoạt giải Ba cấp tỉnh môn Giáo dục công dân trong năm học này.
“Giây phút đợi chờ kết quả, em hồi hộp lắm. Đến khi biết tin mình đoạt giải, em đã nhảy cẫng lên vì vui sướng. Thành tích đạt được ở kỳ thi này đã khẳng định sự lựa chọn trở về tìm con chữ của em là đúng đắn”, A Hồng vui vẻ nói.
Video đang HOT
Chia sẻ về hoài bão của mình, cậu học trò người Mông thổ lộ: “Em ước mơ sau này sẽ trở thành thầy giáo gieo con chữ cho các em nhỏ ở bản làng mình. Đồng thời, truyền động lực để các bạn mạnh mẽ theo đuổi ước mơ của mình.
Để đạt được ước mơ này, trước mắt em cần phải học tập thật tốt, thi đỗ vào trường đại học. Về lâu dài, khi đã có công việc ổn định, em muốn bù đắp những khó khăn mà bố mẹ đã hi sinh vì mình”.
Nói về cậu học trò, thầy Quách Hồng Ngọc (giáo viên chủ nhiệm) chia sẻ: ” A Hồng là cán bộ lớp rất năng nổ trong các hoạt động, phong trào. Em cũng là một trong những học sinh ưu tú của lớp. A Hồng không chỉ học tốt môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội, em cũng học tốt các môn tự nhiên, thành tích học tập luôn nằm trong tốp đầu của lớp”.
Chán nhà mặt phố, cặp vợ chồng dọn về nơi hoang vắng xây nhà vườn
Thay vì mất vài trăm nghìn tiền chợ mỗi ngày như trước, kể từ khi chuyển về quê sinh sống, chị Nguyễn Thảo tự nuôi gà, vịt, trồng rau củ quả, mỗi ngày hầu như không tốn một đồng tiền chợ mà vẫn được ăn ngon, sạch.
Cảm thấy ngột ngạt khi sống ở phố thị, đôi vợ chồng có quyết định mà nhiều người cho là "khờ khạo"
Như một lẽ tự nhiên, phần đông người trẻ có xu hương bị hấp dẫn bởi nhịp sống năng động, nhộn nhịp ở phố thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những cửa hàng, cửa hiệu lung linh, tụ điểm vui chơi xa hoa... luôn có sức hút với giới trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống nơi thành thị đôi khi cũng khiến người ta cảm thấy ngột ngạt với nhiều áp lực đè nặng lên vai.
Chính vì vậy, ngày nay có không ít người đi ngược xu thế. Họ có xu hướng rời bỏ nội đô ồn ào và chật chội để kiếm tìm không gian sống riêng tư mà thoáng đãng, an nhiên giữa thiên nhiên, cỏ cây, nắng gió.
Bà mẹ bỉm sữa Đắk Lắk yêu thích cuộc sống bình yên, hòa cùng thiên nhiên.
Chị Nguyễn Thị Thảo (29 tuổi), bà mẹ hai con đến từ Đắk Lắk chính là một người yêu thích phong cách sống chậm giữa thiên nhiên như thế.
Trước đây, gia đình chị sống trong một căn nhà mặt phố, ở ngay trung tâm huyện. Hằng ngày, chị ở nhà vừa chăm sóc hai con nhỏ vừa kinh doanh online mặt hàng cho mẹ và bé, kiêm bán đồ ăn sáng trước cửa nhà.
Sống ở trung tâm huyện, khu dân cư nhộn nhịp, đông người qua lại, do đó công việc kinh doanh quán ăn mang đến cho chị thu nhập khá ổn định. Suốt gần 4 năm sinh liền hai con nhỏ, chị vừa ở nhà nội trợ, vừa buôn bán.
Tuy kinh tế ổn định, nhưng đôi khi chị Thảo cảm thấy ngột ngạt khi sống giữa phố huyện đông đúc, xô bồ: "Mình luôn cảm thấy buồn và bức bối. Với công việc bán đồ ăn sáng và kinh doanh online, mỗi ngày mình đều thức dậy từ 3 giờ sáng, loay hoay tới 10 giờ trưa.
Nhà ngoài phố, không có sân vườn. Cửa cổng lúc nào mình cũng phải đóng chặt vì xe cộ qua lại suốt ngày, bụi bặm và rất ồn ào.
Bố mẹ bận rộn, thành ra hai bé nhà mình cứ bị "nhốt"" một góc trong nhà. Rất nhiều lần bé than vãn là con chán, con buồn, sao bố mẹ không cho con ra ngoài đi chơi như các bạn, con không có chỗ vui chơi.
Chồng mình cũng buôn bán, thu mua trái cây, hôm nào bố ở nhà con còn vui được chút. Hôm nào bố đi làm cả ngày là 3 mẹ con chỉ biết đóng chặt cửa. Buồn vô cùng".
Thương hai con nhỏ quanh năm suốt tháng lớn lên trong 4 bức tường, không có không gian vui chơi, khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, chị Thảo nhiều khi muốn trồng hoa, trồng rau, nuôi thêm gà, vịt... cũng không có chỗ vì đất chật, nhà nhà sát vách nhau.
Đôi vợ chồng trẻ có quyết định khiến nhiều người cho là "khờ khạo": Bán nhà mặt phố, về nơi hẻo lánh, không điện, nước... sống.
Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, đặc biệt là thiếu môi trường để con cái phát triển toàn diện, chị Thảo bàn với chồng và đưa ra quyết định khiến nhiều người bất ngờ:
"Cuộc sống của mình có lẽ cứ trôi qua tẻ nhạt, mấy mẹ con sống thu mình trong 4 bức tường, muốn ăn gì từ cọng hành trở đi cũng phải chạy đi mua... như thế. Cho đến một ngày, hai vợ chồng bàn nhau mua mảnh đất nào rộng một chút, có thể tự trồng trọt, chăn nuôi, làm những điều mình muốn để cuộc sống ý nghĩa.
Đặc biệt, con nhỏ sẽ có nơi chạy nhảy, nô đùa, hoà mình cùng thiên nhiên để con thấy hạnh phúc hơn".
Nghĩ là làm, đôi vợ chồng trẻ đến từ Đắk Lắk quyết định chuyển về vùng ven, cách xa phố huyện. Lựa chọn này khiến nhiều người bất ngờ. Thậm chí, họ còn cho rằng chị Thảo và chồng quá khờ khạo, lạ lùng khi đang sống nơi trung tâm phố huyện, mọi tiện nghi đều đầy đủ lại bỗng dưng "chui" về nơi buồn tẻ, hẻo lánh sống.
Tuy nhiên, chị Thảo cho hay, vợ chồng chị vẫn "chốt" mảnh đất rộng 3 sào, quyết tâm khai hoang, cải tạo nơi hoang vắng này thành căn nhà vườn hằng ao ước.
Hạnh phúc với cuộc sống "tự cung tự cấp", mỗi ngày không tốn một đồng tiền chợ vẫn tha hồ ăn ngon, sạch
Theo bà mẹ bỉm sữa đến từ Đắk Lắk, cuộc sống này không quá dài, nhưng cũng không phải ngắn để duy trì lối sống tạm bợ, qua ngày. Vợ chồng chị muốn xây một chốn bình yên để hai con nhỏ có không gian sống hòa cùng thiên nhiên.
Bán căn nhà phố, gia đình nhỏ dọn về nơi hoang vắng hơn xây nhà vườn. Thời điểm ấy, kinh tế của họ không mấy dư dả. Việc cải tạo, xây dựng tổ ấm mới chủ yếu do vợ chồng chị tự lên ý tưởng rồi bắt tay vào làm dần dần.
Để có được khu vườn xanh tốt như hiện tại, vợ chồng chị Thảo đã phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" ròng rã 2 tháng trời để cải tạo đất, gieo trồng
"Để quyết định mua mảnh đất này chuyển đến ở, mình cũng suy nghĩ, đắn đo mất cả tháng trời. Sợ sức mình không đủ bắt đầu mọi thứ từ đầu. Rồi mảnh đất rộng 3 sào này bỏ hoang đã rất lâu, nếu về sẽ mất rất nhiều công sức, tiền bạc cải tạo.
Đất lại xa trung tâm, không gần đường sá, bất tiện cho công việc hiện tại. Nhưng vốn yêu thiên nhiên, thích làm vườn và thực hành lối sống đơn giản, đồng thời muốn con có nơi thoáng mát, rộng rãi, tha hồ vui chơi chạy nhảy, mình quyết định dọn dẹp về đây ở." - Bà mẹ 2 con nhớ lại.
Ròng rã 2 tháng trời, chị Thảo cùng chồng phải nghỉ việc, dành toàn tâm toàn ý xây dựng tổ ấm mới. Ban đầu, họ bắt tay dọn dẹp, phát hoang bụi rậm, cây cối, làm đất.
"Mỗi ngày, vợ chồng mình tranh thủ phát quang, làm đất, sau đó lên luống rau luôn. Mình trồng tất cả các loại rau củ quả như: Bầu, bí mướp, xà lách, rau cải, cà chưa, dưa leo, mồng tơi... Nuôi thêm gà, vịt, bồ câu, ngỗng...
Vườn rộng nên mất nhiều thời gian. Mỗi ngày, vợ chồng mình đều thức dậy từ tờ mờ sáng, chăm chỉ trồng trọt, chăn nuôi như những người nông dân chính hiệu."
Trong vườn tràn ngập rau, củ, quả và hoa tươi đua nhau khoe sắc rực rỡ
Hiện tại, bao nhiêu mồ hôi, công sức của đôi vợ chồng trẻ đến từ Đắk Lắk đã giúp họ thu được nhiều "quả ngọt". Chị Thảo cho hay, trước đây, mỗi ngày chị mua thức ăn hết từ 150.000 - 200.000 đồng. Tuy nhiên, đã từ lâu, gia đình 4 người hầu như không tốn chi phí cho tiền chợ.
"Hằng ngày, mình cùng các con sẽ dạo quanh vườn, tự tay hái rau củ sạch, trái ngọt do chính tay mình trồng. Sau đó mình sẽ vào bếp nấu một bữa cơm cho chồng con, cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, ý nghĩa thực sự.
Nhưng từ khi về đây trồng trọt, chăn nuôi, mình đã tự cung tự cấp được, lâu rồi không mất đồng nào mua thức ăn cả.
Nhà mình ăn cũng đơn giản, rau củ sạch, thêm chút thịt gà, vịt, hay trứng gà... là đã có bữa cơm ngon, siêu sạch".
Bữa cơm tự cung tự cấp, được nấu hoàn toàn từ nguyên liệu nhà trồng và nuôi được
Không chỉ tiết kiệm chi phí ăn uống, từ khi chuyển về ngoại ô, chị Thảo hạnh phúc khi nhìn thấy hai con nhỏ được chơi đùa vui vẻ, hít thở không khí trong lành và sống hoà mình giữa thiên nhiên, đất trời.
Hằng ngày, chị sẽ dẫn con cùng ra vườn trồng, chăm sóc và tự tay hái quả ngọt quanh do vườn mẹ trồng.
Đôi vợ chồng trẻ cho hay, họ cảm thấy bao vất vả, cố gắng giờ đây đã được đền đáp xứng đáng. Họ có cuộc sống an nhiên, đầy sắc màu mỗi ngày. Tinh thần, sức khỏe cũng được cải thiện theo thời gian.
Cuộc sống tại nơi ở mới giống như một kỷ nghỉ dưỡng bất tận, nơi chị Thảo cùng gia đình nhỏ được hàng ngày tận hưởng trọn vẹn không gian sống thư thái với mùi hương của cây lá, màu sắc của hoa, hương vị ngọt lành của những món ăn chế biến hoàn toàn tự nguyên liệu tự nuôi trồng.
Các con chỉ chị Thảo cũng rất yêu thiên nhiên, thích quan sát, trải nghiệm những điều thú vị khi sống gần với thiên nhiên.
Vì sao trà mãng cầu được săn đón giữa cái nóng "đổ lửa" tại Hà Nội? Cơn sốt mang tên "trà mãng cầu" đang được săn đón nồng nhiệt, đặc biệt là ở giới trẻ, khiến cho loại trái cây này liên tục khan hiếm và tăng giá. Mùa hè nóng bức, các loại nước thanh mát giải nhiệt quen thuộc như trà đào, trà tắc, rau má đậu xanh, trà dâu, trà bí đao, trà sữa, sữa chua...