Từng bị bắt nạt vì ngoại hình kém sắc, cô gái chi gần 900 triệu “đập mặt đi xây lại” cực xuất sắc
Với diện mạo mới xinh xắn, cô gái này sẽ không còn tự ti như ngày xưa nữa.
Phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) để lột xác luôn là chủ đề nóng được dân tình hết sức quan tâm. Ai nấy đều tỏ ra tò mò với việc một người có thể thay đổi ngoạn mục tới cỡ nào sau quá trình “ dao kéo” đau đớn.
Mới đây, một cô gái Nhật Bản có tên Mikishi cũng đã gây chú ý khi công bố ảnh loạt ảnh trước và sau khi phẫu thuật thành công của mình. Nhìn nhan sắc hoàn thiện hiện tại của Mikishi, nhiều người không khỏi trầm trồ rằng trông cô nàng như thể vừa được đầu thai lại lần nữa vậy.
Hình ảnh của Mikishi trước và sau khi PTTM
Tất nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, đặc biệt là cái đẹp. Được biết, Mikishi phải chi tới 4 triệu yên (khoảng 880 triệu VNĐ) cho hàng loạt các ca đại phẫu, tiểu phẫu nhằm “trùng tu” nhan sắc. Cụ thể, cô nàng đã gọt cằm và tạo khuôn V-line, cắt mí, nâng mũi cũng như làm lại hàm răng của mình.
Về lý do khiến Mikishi quyết định bỏ ra số tiền lớn tới vậy để “đập mặt đi xây lại”, theo lời kể của cô thì chính là vì chuỗi ngày đen tối hồi còn đi học. Những ngày tháng ở trường học, Mikishi thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, thậm chí bị gọi bằng những biệt danh như “yêu quái xấu xí”, “kẻ lập dị”… Cứ thế, càng ngày Mikishi càng trở nên trầm cảm và tự ti hơn.
Mikishi từng là nạn nhân của bắt nạt học đường chỉ vì ngoại hình kém sắc
“Mỗi lần ra ngoài tôi chẳng dám tiếp cận ai, gặp người quen cũng sẽ cúi đầu đi nhanh qua để khỏi phải chào hỏi. Không ít lần, tôi đã nghĩ đến chuyện tự tử. Tôi luôn nghĩ vì sao cùng là con người mà người ta lại sống cuộc đời khác tôi đến thế?”, Mikishi tâm sự.
Mong muốn được làm đẹp ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong lòng Mikishi, ý tưởng phẫu thuật thẩm mỹ cũng bắt đầu bén rễ từ đây. Tuy nhiên, khi đó Mikishi chỉ là một học sinh bình thường, làm gì có tiền để thực hiện ước mơ. Kết quả là Mikishi đã dùng hơn 1 năm còn lại của thời kì trung học để làm công tác tư tưởng với gia đình. Thời điểm Mikishi lên đại học cũng là lúc cô thuyết phục bố mẹ thành công.
Cô nàng đã cắt mí
Nâng mũi, làm răng và nhiều cuộc tiểu phẫu khác
Có được sự ủng hộ từ bố mẹ, có kinh phí, công cuộc PTTM thuận lợi diễn ra. Đau đớn, nỗi lo biến chứng, xót tiền… nhiều cảm xúc đan xen trong Mikishi. Nhưng thành quả cuối cùng cho thấy quyết định của Mikishi là không hề sai. Bởi hiện tại, cô nàng thực sự đã “lột xác” hoàn toàn rồi!
Phẫu thuật xong mà xinh thế này thì cũng đáng lắm chứ!
Ảnh: Zhihu
"Giang ơi" tố bị bạn cấp 2 "ruồng bỏ" nhưng cô giáo bảo làm gì có: Ơ kìa, đâu phải cứ kéo nhau ra cổng trường đấm đá mới là bắt nạt?
Đôi khi kẻ bắt nạt không cần dùng lời nói hay hành động mà vẫn có thể khiến nạn nhân sợ hãi, suy sụp về mặt tâm lý.
Trần Lê Thu Giang, hay còn được biết tên "Giang ơi", sinh năm 1991. Cô hiện là một trong những Vlogger nổi tiếng nhất Việt Nam, sở hữu kênh Youtube với hơn 1,3 triệu người đăng ký. Giang sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng hiện sinh sống, làm việc ở TP.HCM.
Được biết, Giang từng học đại học, rồi học lên Thạc sĩ ở Anh. Cô nói tiếng Anh thành thạo và đạt 8.5 IELTS Speaking. Nhờ vậy mà thời gian gần đây Giang là khách mời thường xuyên của chương trình đình đám IELTS FACE-OFF.
Cũng chính trong chương trình này, cô đã kể lại thời đi học đầy biến động của mình. Cô cho biết, bản thân từng bị bạn bè tẩy chay hồi cấp 2. Bị xa lánh ở lớp, đến khi về nhà cô cũng không tìm được ai để sẻ chia nỗi buồn.
"Một trong những động lực thúc đẩy tôi sang Anh học chính là việc tôi bị bắt nạt tại trường và tôi luôn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó. Tôi cảm thấy như một đứa trẻ bị ruồng bỏ, tôi luôn cảm thấy mình là một người kỳ quặc nên tôi muốn tìm đến một nơi khác là nước Anh. Sang Anh cho tôi cơ hội được hòa đồng với mọi người với nhiều màu sắc khác nhau", Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Vlogger Giang ơi.
Tuy nhiên sau những lời tâm sự của Giang, bạn học cũ và cả cô giáo chủ nhiệm đều lần lượt lên tiếng. Cựu thành viên sáng lập ST.319 - Zoie (tên thật là Lê Việt Hà) - một người bạn cùng lớp cấp 2 của Giang khẳng định: "Giang Ơi không hề bị bắt nạt" mà chính xác là các bạn trong lớp "ái ngại về việc chơi với Giang".
Zoie cho biết: "Giang có lối cư xử khá là... ngạo mạn và có phần làm quá sự tự tin của bản thân. T hậm chí những sự góp ý chân thật của bạn bè cũng bị Giang coi là xúc phạm. Trẻ con mà, thấy đứa này đứa kia hơi "dị dị" thì kiểu gì cũng trêu chọc, nhưng cười với nhau một cái là lại quên ngay".
Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, giáo viên chủ nhiệm 4 năm cấp 2 của Giang cũng cho rằng Giang không bị bắt nạt mà "nhạy cảm nên có suy nghĩ như vậy".
Cô bạn cùng lớp Zoie (tên thật Lê Việt Hà).
Hiện tại dư luận đang vô cùng quan tâm đến vụ việc. Phần đông cư dân mạng đều ủng hộ Giang và tin rằng cô nàng đã thực sự bị bắt nạt học đường - một sự bắt nạt không lời, không xâm phạm thể xác nhưng gây tổn thương nặng về mặt tâm lý. Tuy nhiên một số người nhìn nhận khách quan hơn, nghi ngờ liệu phải chăng Giang không hề bị bắt nạt mà vì cô quá khác biệt nên không thể hòa nhập với tập thể?
Giữa bão phốt, nhiều người bắt đầu nhìn nhận lại về khái niệm bắt nạt học đường...
Bắt nạt học đường: Muôn hình vạn trạng!
Nhiều người trước giờ vẫn lầm tưởng, bắt nạt học đường chỉ gói gọn ở việc dùng ngôn từ tục tĩu hay bạo lực thể xác. Tuy nhiên bắt nạt học đường thực chất muôn hình vạn trạng và có nhiều khía cạnh hơn bạn tưởng. Đôi khi kẻ bắt nạt không cần dùng lời nói hay hành động mà vẫn có thể khiến nạn nhân sợ hãi, suy sụp về mặt tâm lý.
Dưới đây là 4 kiểu bắt nạt học đường phổ biến nhất mà nạn nhân thường giấu nhẹm và không dám kể với bố mẹ:
Bắt nạt bằng lời nói
Hành vi bao gồm: Là việc bắt nạt người khác bằng những lời nói khiếm nhã, đặt cho họ những biệt danh không hay ho, có phần xúc phạm. Ngoài ra kẻ bắt nạt liên tục đưa ra những bình phẩm thiếu tôn trọng về đặc điểm ngoại hình, giới tính, sắc tộc,... của nạn nhân.
Ví dụ: Khi một đứa trẻ nói: "Sao cậu xấu thế, cậu không soi gương hàng ngày à?", hoặc đặt biệt danh cho bạn là "A béo phì",...
Cách phát hiện các dấu hiệu: Trẻ thường ở một mình, ủ rũ và chán nản, có thể chán ăn hoặc thay đổi khẩu vị. Trẻ có thể hỏi bố mẹ vài điều xung quanh vấn đề bị bắt nạt như: " Con có xấu không? Con có béo không?".
Bắt nạt bằng lời nói nguy hiểm chẳng kém bắt nạt bằng vũ lực.
Bắt nạt bằng hành động
Hành vi bao gồm: Những việc như đánh, đá, chặn đường, đẩy và chạm cơ thể người khác một cách không phù hợp khi họ phản đối.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị bạn xấu đẩy ngã và cười nhạo trong giờ chơi ở giữa sân trường.
Cách phát hiện các dấu hiệu: Nhiều em nhất quyết không chia sẻ cho bố mẹ biết về việc mình bị bắt nạt. Chính vì vậy bố mẹ cần theo dõi những vết thương không rõ nguyên nhân như bầm tím, trầy xước, vết hằn đỏ, hay quần áo bị hỏng, thiếu. Trẻ cũng có thể thường xuyên bị đau bụng, đau đầu không rõ nguyên nhân.
Bắt nạt bằng các mối quan hệ
Hành động bao gồm: Cố ý cô lập người khác, ngăn họ tham gia vào một cộng đồng nhỏ hay một nhóm nhỏ. Không để họ tham gia các trò chơi chung, các hoạt động học tập, không cho ngồi cùng bàn khi ăn trưa,...
Ví dụ: Một nhóm các bé gái cô lập người bạn mới đến, phớt lờ đề nghị xin gia nhập và yêu cầu bạn bè khác không chơi với bạn mới.
Cách phát hiện các dấu hiệu: Trẻ hay có tâm trạng bất ổn, không sinh hoạt chung với tập thể mà thường ở một mình nhiều hơn. Thông thường, các nữ sinh hay bị cô lập kiểu này nhiều hơn so với nam sinh. Tuy không phải bạo lực thể xác nhưng sự tổn thương của kiểu bắt nạt này gây tổn thương tâm lý kéo dài và âm ỉ hơn nhiều.
Bắt nạt trên mạng
Hành động bao gồm: Gây phiền nhiễu cho người khác bằng việc tung những tin bịa đặt, sai lệch thông qua e-mail, tin nhắn và các bài đăng trên mạng xã hội. Những câu chuyện thường là phân biệt giới tính, giàu nghèo, chê bai ngoại hình,... Nạn nhân thường sẽ bị khủng hoảng tâm lý khi bỗng chốc bị công kích bởi cả những người không hề quen biết.
Ví dụ: Khi ai đó đăng lên facebook: "A là một kẻ nói dối. Tránh xa cô ấy ra!",... Thực tế A vì không cho kẻ bắt nạt chép bài nên bị đặt điều nói xấu.
Cách phát hiện các dấu hiệu: Trẻ dành nhiều thời gian lên mạng hơn nhưng sau đó thường tỏ ra bồn chồn, lo lắng. Bên cạnh đó, trẻ có thể mất ngủ, thường xuyên xin nghỉ học hoặc đột ngột bỏ các hoạt động ngoại khóa mà mình yêu thích.
Bắt nạt trên mạng nguy hiểm chẳng kém bắt nạt thể xác.
Bạn có đang bị bắt nạt học đường? Làm ngay bài trắc nghiệm sau để biết
1. Bạn có hay bị trêu chọc ở trường không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
2. Bạn cùng lớp có hay nói những lời gây tổn thương với bạn?
A. Tôi chưa từng nghe thấy
B. Thỉnh thoảng cũng có những lời trêu đùa
C. Thường xuyên, họ chê tôi xấu xí, béo và lập dị mỗi ngày
3. Mức độ bị bắt nạt, trêu chọc bởi bạn cùng lớp?
A. Hầu như là không
B. Thỉnh thoảng tôi cũng bị đám bạn trêu chọc
C. Ngày nào tôi cũng bị trêu chọc
4. Những lời trêu chọc là vô tình hay có chủ đích?
A. Họ trêu chọc cho vui thôi
B. Tôi không chắc
C. Có, họ muốn công kích tôi
5. Họ có đăng những bức ảnh khiếm nhã về bạn lên mạng xã hội không?
A. Không hề
B. Tôi cũng không biết, có thể họ đăng ở đâu đó mà tôi không biết
C. Có đấy, chúng tồi tệ thật sự
6. Bạn bị trêu chọc bởi 1 người đơn lẻ hay cả nhóm?
A. 1 người
B. Thường có khoảng 2 người đi cùng kẻ bắt nạt
C. 1 nhóm đông người
7. Bạn có sợ hãi những kẻ trêu chọc không?
A. Không
B. Một chút thôi
C. Có chứ, tôi lúc nào cũng muốn trốn tránh khỏi họ
8. Cảm xúc mỗi ngày đi học của bạn như nào?
A. Vui vẻ
B. Không hào hứng, cũng không buồn rầu
C. Lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi, chán chường, chỉ mong mau hết giờ học
9. Bạn có sợ hãi khi kể chuyện mình bị trêu chọc, bắt nạt với người khác?
A. Không, chẳng có gì phải ngại
B. Còn tùy xem người nghe là ai. Tôi thường chọn đối tượng để tâm sự
C. Tôi không dám kể với ai cả. Những kẻ bắt nạt ngày nào cũng đe dọa tôi
Đáp án:
Nếu phần lớn đáp án bạn chọn là A thì bạn KHÔNG HỀ BỊ BẮT NẠT. Đôi khi, mọi người có thể nói những câu trêu đùa khiếm nhã với bạn nhưng là vô tình, chứ không phải vì mục đích xấu. Hãy góp ý ngay với người đối diện nếu bạn cảm thấy không thoải mái, để đối phương rút kinh nghiệm kịp thời.
Nếu phần lớn đáp án bạn chọn là B thì có thể bạn ĐANG GẶP PHẢI NHỮNG NGƯỜI XẤU TÍNH. Khi một người có những hành động xấu tính, hãy yêu cầu họ dừng lại với thái độ lịch sự. Nếu những hành động này vẫn tiếp diễn, bạn có thể nhờ người lớn như giáo viên, bố mẹ trợ giúp. Đừng lo, trong trường hợp này, bạn chưa rơi vào tình trạng bị bắt nạt.
Nếu phần lớn đáp án bạn chọn là C thì bạn có thể ĐANG BỊ BẮT NẠT NGHIÊM TRỌNG. Trong trường hợp này, đừng giấu giếm mà hãy thẳng thắn chia sẻ chuyện này với bố mẹ, thầy cô giáo. Bạn cần được giúp đỡ để chống lại những kẻ bắt nạt. Tất nhiên, những kẻ này sẽ giận dữ và càng tìm cách bắt nạt bạn dữ dội hơn nhưng đừng sợ hãi và chùn bước. Không kẻ bắt nạt nào có thể lấn lướt được một người có trái tim mạnh mẽ.
Bạn bè Giang Ơi giải thích chuyện cô kể bị tẩy chay hồi cấp 2 Giang Ơi (tên thật Trần Lê Thu Giang) đã không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt khi là một YouTuber nổi tiếng với kênh cá nhân hơn 1,3 triệu lượt theo dõi. Trái với vẻ ngoài đầy mạnh mẽ và cá tính ở hiện tại, Giang Ơi mới đây đã tiết lộ trên truyền hình về quá khứ từng bị tẩy...