Tung ảnh “nóng”, clip sex: Mang người yêu cũ ra “chào hàng”
Một phút nhẹ dạ nghe lời người yêu quay cảnh ái ân để “làm kỷ niệm”, nhiều cô gái đã phải trả giá đắt khi bạn trai cũ dùng nó làm vũ khí tống tình và tống tiền.
Hoảng loạn khi chuyện phòng the bị phơi bày
Tình yêu sụp đổ, níu kéo không được, không ít người đàn ông quay ngoắt lại hận người yêu, tìm mọi cách để trả thù tình. Chuyện đưa thông tin người yêu lên các trang web đen, rêu rao người yêu là “gái gọi” để hạ nhục đã không còn là chuyện hiếm.
Mới đây nhất, PV nhận được đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị L. (SN 1988, quê ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Trong lá đơn dài năm trang giấy, chị L. đã tố cáo đối tượng Phạm Văn D. (SN 1982, trú huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) sau khi chia tay vẫn liên tục dùng hình ảnh ái ân của hai người để ép chị “phục vụ” nhu cầu sinh lý của hắn. Thậm chí, D. còn không ít lần cướp đoạt tài sản của chị hoặc đe dọa và đánh đập…
Ban đầu chị sợ mất danh dự cho bản thân, gia đình, sợ bị tai tiếng sẽ mất việc nên cố nhịn và chiều ý D.. Đỉnh điểm vừa qua trên facebook xuất hiện hình ảnh lõa thể của mình, chị L. buộc lòng phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Thổn thức trong nước mắt, chị L. kể, chị và D. quen nhau vào tháng 9/2011. Lúc đầu chị L. cũng có cảm tình với D. vì anh này luôn miệng giới thiệu rằng mình vẫn độc thân. Đến tháng 5/2012, khi phát hiện ra D. đã có vợ con ở quê nhà. Chị L. đã chủ động chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên D. không đồng ý mà còn thường xuyên sử dụng những hình ảnh ái ân của hai người để khống chế, ép buộc chị đi nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Những hình ảnh này chị L. cho rằng D. đã lén lút ghi lại ở nhà nghỉ khi hai người còn mặn nồng với nhau.
Quá sợ hãi, tháng 9/2014, chị L. đã xin nghỉ việc để về ở với bố mẹ. Tuy nhiên, D. vẫn không buông tha mà luôn theo dõi, khủng bố tinh thần khiến cô gái trẻ bị khủng hoảng trầm trọng, đêm nằm nói mê sảng, không dám ra ngoài đường… Do nhiều lần bị D. hành hung, chiếm đoạt tài sản nên chị L. đã làm đơn lên cơ quan công an để trình báo sự việc.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin qua điện thoại, Trung tá Đào Đình Đại (Trưởng Công an huyện Nam Sách) xác nhận sự việc chị L. tố cáo anh D. là có thật. Hiện cơ quan này vẫn đang phối hợp với Công an TP.Hải Dương (nơi xảy ra sự việc trên) để điều tra, làm rõ.
Chị Nguyễn Thị L. đắng cay gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng trước việc mình bị người tình cũ tống tình, tống tiền
Mang người yêu cũ ra “ chào hàng”
Một bi kịch khác mà báo Người Đưa Tin ghi nhận đó là trường hợp nữ sinh Nguyễn Thị Th. (20 tuổi, thuê trọ tại xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội).
Video đang HOT
Trước đó, Th. được người bạn mới quen là Ngô Thanh Định rủ đi ăn ốc tại một quán ở thôn Tu Hoàng, xã Xuân Phương. Trong lúc chuyện trò vui vẻ, Định mời chị Th. vài chén rượu làm quen nên chị Th. bị say không thể tự đi về phòng trọ và được Định đưa về.
Tại phòng trọ của chị Th., lợi dụng lúc nữ sinh viên bị say mềm, Định đã thực hiện hành vi hiếp dâm, rồi hắn dùng điện thoại di động quay lại toàn bộ cảnh đó và nằm ngủ qua đêm ngay tại phòng nạn nhân.
Hôm sau, Định tiếp tục mò đến phòng trọ của chị Th. đòi được quan hệ tình dục. Chị Th. không đồng ý, lập tức Định cho xem và đe dọa sẽ tung ảnh, clip cảnh chị Th. và Định quan hệ tình dục đêm hôm trước lên mạng. Quá sợ hãi, chị Th. buộc phải để Định thỏa mãn thú tính.
Những ngày sau đó, Định liên tục đến phòng chị Th. ép buộc nạn nhân phải quan hệ tình dục với hắn thêm vài lần nữa. Sau mỗi lần quan hệ về nhà, Định lại gọi điện, nhắn tin đe dọa nếu chị Th. có ý định bỏ trốn hay cự cãi không đáp ứng nhu cầu thì hắn sẽ tung ảnh và clip lên mạng cho mọi người xem.
Không thể chịu đựng được bị làm nhục, chị Th. đã quyết định tố cáo Ngô Thanh Định đến cơ quan công an. Qua xác minh thông tin và các chứng cứ của những người liên quan đúng như kêu cứu của nạn nhân Th., cơ quan điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã tạm giữ hình sự Ngô Thanh Định để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó là một vụ việc xảy ra tại TP.Phủ Lý, Hà Nam, do níu kéo tình yêu không được, Lê Văn Kiên đã rêu rao số điện thoại của người yêu mình là gái mại dâm để ai có nhu cầu thì liên hệ.
Đối với các vụ clip sex bị dư luận lên án, những nhân vật trong đó hầu hết được cho là “nạn nhân”. Một số thủ phạm tung clip cũng đã bị “điểm mặt” và sẽ phải chịu án phạt.
Lối sống buông thả, gây hậu quả lớn! Ở góc độ tâm lý học, chuyên gia Đinh Đoàn cho rằng, khi được “đề xuất” ghi lại những cảnh đắm say các bạn trẻ cần phải nghĩ chuyện clip có thể bị lộ và họ phải hứng chịu hậu quả này. Bởi lẽ khi quyết định đặt góc quay “cảnh nóng” của mình, có nghĩa là những thước phim đó không hoàn toàn là bí mật nữa. “Nếu như nhìn từ khía cạnh đạo đức, thuần phong mỹ tục, thì điều này không được chấp nhận. Phải khẳng định rằng việc tự ghi và lưu giữ lại clip đó thể hiện lối sống buông thả, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và là điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội”, ông Đinh Đoàn nhấn mạnh. Vẫn theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, rất khó dẹp được “nạn clip sex”, bởi khi còn nhiều người tò mò tìm xem, thì sẽ còn nhiều người cố “khai thác” chủ đề này. Tuy nhiên, cần thiết xây dựng kỹ năng ứng phó trước “dịch sex” nói chung và clip sex trong giới trẻ. Điều này bao gồm cả việc hiểu biết rõ về công nghệ thông tin, về pháp luật phòng chống truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và quan niệm tình yêu – tình dục lành mạnh, để không tự biến mình thành nạn nhân hoặc tội phạm của các hành vi trên.
Sự hỗn loạn về chuẩn giá trị Trao đổi với PV xoay quanh những vụ scandal mà phụ nữ là nạn nhân của những người đàn ông “xấu”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (viện Xã hội học) cho rằng, không thể chỉ gói gọn câu chuyện bằng lời than về sự xuống cấp của đạo đức. Cũng không thể nói do sự tác động của xã hội. Đơn giản, đó là chuyện về sự hỗn loạn của các chuẩn giá trị bây giờ. Từ khi báo giới bắt đầu đưa tin về câu chuyện này, mọi người vẫn nói đùa với nhau: “Trong hàng loạt vấn đề của hội nhập, riêng ở lĩnh vực nhạy cảm này thì chúng ta còn nhanh hơn thiên hạ rất nhiều”.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc trung tâm Điều tra Dư luận xã hội
Thực tế, “quan hệ chăn gối” là chuyện bình thường vì giới nghiên cứu đã chỉ ra, nó là “bạn đồng hành” của chế độ hôn nhân một vợ một chồng đang phổ biến ở hầu hết các nước. Chỉ có một điều khác, chúng ta đang có quan niệm và cách hành xử ngược hẳn với họ.
“Sau những vụ scandal như hoa hậu bán dâm, ca sỹ bị lộ ảnh nóng… rồi đến bây giờ tình trạng những kẻ xấu tung clip sex, ảnh nóng để tống tình, tống tiền càng phổ biến. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay để xử lý hành vi này để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật cũng như việc bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh, đời tư của cá nhân”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình bày tỏ.
CAO TUÂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
6.200 ca nhập viện do đánh nhau dịp Tết: Lỗ hổng trong giáo dục văn hóa?
"Tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là do văn hóa ứng xử của bộ phận không nhỏ con người Việt Nam hiện đại đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tôi tin rằng số ca nhập viện trên là do nhiều người đã sử dụng men rượu..." - PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định.
Trong dịp nghỉ Tết Ất Mùi 2015 vừa qua, lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu ngành y tế báo cáo kết quả về số ca nhập viện do đánh nhau, ẩu đả trên phạm vi cả nước. Và con số mà ngành y tế đưa ra lên đến 6.200 ca nhập viện, trong đó có 15 trường hợp đã tử vong do đánh nhau, ẩu đả trong mấy ngày nghỉ Tết.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này và liệu có giải pháp nào ngăn chặn được tình trạng này? PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: "Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các vụ ẩu đả trong dịp Tết vừa qua là do văn hóa ứng xử đang bị xuống cấp"
Con số 6.200 ca nhập viện, trong đó có 15 trường hợp đã tử vong, do liên quan đến hành vi đánh nhau, ẩu đả diễn ra trên phạm vi toàn quốc chỉ trong mấy ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua. Đây là con số lần đầu tiên ngành y tế công bố theo yêu cầu của Chính phủ. PGS có đánh giá gì về con số này?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Do đây là lần đầu tiên ngành y tế công bố theo yêu cầu của Chính phủ, nên những năm trước đó chúng ta không biết. Vì vậy ta không có dữ liệu để so sánh với những năm trước đó. Nhưng với con số 6.200 ca nhập viện, 15 trường hợp đã tử vong do liên quan đến hành vi đánh nhau, ẩu đả mà chỉ diễn ra trong mấy ngành nghỉ Tết thì thực sự là con số báo động. Ta làm một phép toán đơn giản, lấy con số trên chia cho 9 ngày nghỉ Tết, thì trung bình mỗi ngày có tới gần 700 ca nhập viện do đánh nhau, gần 2 người đã tử vong liên quan đến hành vi này. Thực trạng này đang vẽ lên một "bức tranh" rất đáng buồn cho không gian xã hội, không gian văn hóa, không gian giao tiếp của con người Việt Nam hiện đại.
Vậy theo PGS đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này?
Có rất nhiều nguyên nhân cộng lại dẫn đến những hành vi này, nhưng theo tôi nguyên nhân sâu xa là do văn hóa trong cách ứng xử của bộ phận không nhỏ con người Việt Nam hiện đại đang bị lệch chuẩn, xuống cấp nghiêm trọng. Lẽ ra những ngày nghỉ Tết là thời điểm con người ta được nghỉ ngơi, tổng kết lại 1 năm, rồi ăn uống sum vầy; họ phải ở trong trạng thái thăng hoa rạng rỡ, giao tiếp với nhau bằng nụ cười thay vì nắm đấm, hung khí...
Nhưng chúng ta có thể nhìn thấy thực trạng là trong mỗi dịp Tết đến, rất nhiều người đã sử dụng rượu bia. Trong trạng thái mất kiểm soát, mượn rượu để làm càn, có những vấn đề người ta tích cóp từ lâu đến lúc mượn chén rượu để nói ra, không nhịn được, không có sự kiểm soát mình, không có văn hóa kiểm soát bản năng, tức khí, ích kỷ của bản thân là dễ dẫn đến ẩu đả ngay.
Thời gian vừa qua, theo số liệu thống kê của ngành công an, tội phạm ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tôi tin chắc rằng, trong số 6.200 trường hợp nhập viện nêu trên thì giới trẻ sẽ chiếm 1 tỷ lệ đáng kể.
Giáo dục văn hóa cho giới trẻ hiện nay đang rất phiến diện, một số chức năng giáo dục con trẻ của gia đình đang bị suy giảm như: chức năng giáo dục, chức năng chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trước kia gia đình người Việt thường rất cầu kỳ, chỉn chu, nắn nót trong giáo dục con trẻ. Nhưng ngày nay, các thành viên trong gia đình đang bị "giằng xé" bởi 1 loạt các mối quan hệ xã hội, họ ít quan tâm tới nhau hơn, người ta mải lo làm ăn tăng trưởng, phó mặc giáo dục con em họ cho nhà trường, cho xã hội nhiều hơn.
Ngày nay nhà trường lại chỉ lo dạy "chữ", ít quan tâm đến dạy người hơn. Người ta đang trở nên chuyên nghiệp hơn đối với bài giảng của họ, chuyên nghiệp hơn đối với hoạt động tìm cách bán cái năng lực dạy học, dạy chữ của họ để có thu nhập nhiều hơn là chăm lo đến con người học sinh.
Giới trẻ thì thường thích thể hiện mình, khi chưa được giáo dục đầy đủ, bị đứt gãy trong hệ giá trị xã hội, tôn thờ xu hướng chủ nghĩa cá nhân, chạy theo đồng tiền,... cùng với sự lơ là trong giáo dục trong gia đình như nói trên. Giới trẻ họ đang thiếu sự sâu sắc, thực ra nếu muốn được sâu sắc người ta phải trải nghiệm, nhưng trải nghiệm buộc lòng phải đi qua những kinh nghiệm của những thế hệ đi trước; hoặc các thiết chế xã hội như đoàn đội giúp giới trẻ trang bị. Nhưng tất cả các lĩnh vực đều đang có sự hời hợt, bởi ta đang trải ra rất nhiều mối quan tâm. Thế thì cộng tất cả chúng ta có được "bức tranh" chung của giới trẻ hiện nay khá phức tạp. "Lỗ hổng" trong giáo dục văn hóa cho giới trẻ là nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn thiếu văn hóa của họ.
Theo quan điểm của PGS thì liệu có giải pháp nào "điều trị" được thực trạng này?
Chúng ta thường nói vui là "chữa bệnh" cho xã hội. Thế thì trong trường hợp này với con số 6.200 ca nhập viện nêu trên thì tôi nghĩ "bệnh" cũng tương đối nặng rồi (cười). Trong y tế, bệnh nặng thì phải dùng thuốc tây, thậm chí nếu thuốc không được phải tiến hành nhiều biện pháp khác mạnh hơn để cứu chữa. Trong trường hợp này, chúng ta phải tăng cường các hình phạt nghiêm minh hơn, đủ sức răn đe mạnh hơn đối với các hành vi ẩu đả, đánh nhau; để thói côn đồ, hung hãn trong cách giải quyết mâu thuẫn bị đẩy lùi. Ngoài ra, phải "đông - tây y kết hợp", chúng ta phải nhìn nhận đúng và khắc phục những chỗ chưa được trong giáo dục văn hóa đạo đức cho giới trẻ như đã nêu trên.
Đồng thời, xã hội cần tích cực chung tay đẩy lùi những tiêu cực, nạn tham nhũng. Để tạo ra môi trường sống thực sự công bằng, dân chủ, văn minh cho con người. Khi đã có công bằng, dân chủ thì sẽ không còn chỗ cho bực dọc, ấm ức trong mỗi con người và sẽ hạn chế rất nhiều những vụ ẩu đả như trên.
Xin cảm ơn PGS!
Nguyễn Dương (thực hiện)
Theo Dantri
Mang quan tài diễu phố: Trào lưu bắt chước đám đông? Việc đưa người chết vào quan tài mang đi diễu phố đang có xu hướng lây lan, bắt chước lẫn nhau là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến xã hội". PGS.TS chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình phân tích Liên tiếp những ngày gần đây xảy ra hai vụ việc người nhà nạn nhân mang quan tài...