Tung 1.000 quân đến Ukraine, Mỹ-NATO đang “đổ dầu vào lửa”?
Trong bối cảnh tình hình Ukraine đang căng thẳng tột độ, Mỹ và NATO vừa tuyên bố kế hoạch chả khác gì “đổ dầu vào lửa”, là gửi 1.000 quân nhân đến Ukraine tham gia tập trận chung.
Hãng tin Anh Reuters vừa cho biết, Hoa Kỳ tiếp tục chuẩn bị cho việc tham gia cuộc tập trận “Rapid Trident” ở miền tây Ukraine, dự kiến được tổ chức từ 16- 26 tháng 9. Sẽ có khoảng 1.000 quân nhân Mỹ và các nước NATO tham gia cuộc tập trận này.
Theo hãng tin này, cuộc tập trận sẽ có sự tham dự của 200 quân Mỹ và binh lính của Ukraine, Azerbaijan, Anh, Canada, Georgia, Đức, Latvia, Lithuania, Moldova, Na Uy, Ba Lan, Romania và Tây Ban Nha.
Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ đưa xe tăng và 600 binh sĩ tới Ba Lan và các nước Baltic dự cuộc tập trận dự kiến vào tháng 10. Cuộc tập trận được tổ chức hàng năm sẽ tập trung vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và kịch bản xử lý bom mìn.
Tuy đây là một cuộc tập trận chung thường niên nhưng trong bối cảnh căng thẳng ở miền đông Ukraine và mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và NATO đang ngày càng trầm trọng, nó có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực làm xấu thêm tình hình.
Tung 1.000 quân đến Ukraine tập trận, phải chăng Mỹ và NATO đang khiêu khích Nga?
Mới 2 hôm trước Nga và EU đã có những tranh cãi nảy lửa về phát ngôn của ông Putin là có thể “chiếm Kiev trong vòng 2 tuần”. Trong khi EU tuyên bố đây là biểu hiện thái độ “hung hăng” và sẵn sàng can thiệp quân sự vào Ukraine, thì Nga lại cho rằng EU đã bóp méo sự thật khi trích dẫn kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Phương Tây cho rằng, phát biểu của ông Putin về việc có thể “chiếm Kiev trong 2 tuần” là lời cảnh báo, đe dọa trước việc NATO thông báo kế hoạch thiết lập một lực lượng tinh nhuệ phản ứng nhanh lên tới 4.000 quân, có khả năng triển khai khắp Đông Âu trong vòng 48 giờ đồng hồ để đối phó với “sự xâm lược” của Nga.
Trước đó, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức cho biết, NATO sẽ thành lập thêm 5 căn cứ quân sự mới ở Đông Âu. 4.000 binh sĩ NATO trong số 10.000 quân thuộc lực lượng phản ứng nhanh vừa được thành lập cách đây không lâu, sẽ được triển khai đến các căn cứ này nhằm ngăn chặn các nguy cơ phát sinh từ phía Nga .
Video đang HOT
Trong mấy ngày gần đây, Mỹ và NATO đã liên tiếp đưa ra nhiều động thái mang tính “dằn mặt” Nga, khi Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rassmussen tuyên bố, Liên minh quân sự này dự kiến sẽ thành lập một lực lượng phản ứng nhanh gồm ít nhất 10.000 quân lấy từ 7 thành viên của khối này, với tính năng cơ động cao và khả năng tác chiến mạnh mẽ.
NATO tiếp tục đe dọa tăng quân uy hiếp Nga (Ảnh: Lính dù Mỹ hạ cánh ở sân bay quốc tế Riga ở Latvia hồi tháng 4)
Các quốc gia hiện đã xác nhận sẽ tham gia lực lượng này gồm Anh, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Latvia, Estonia, Lithuania. Một nước khác là Canada hiện cũng để ngỏ khả năng tham gia. Thêm nữa, mới ngày hôm qua – 2/9, Tông thông Estonia Toomas Hendrik Ilves còn “mời” NATO triên khai cac căn cư quân sư thương trưc trên lanh thô cua ho, đê đôi pho lai cac môi đe doa tư Nga.
Theo Financial Times, quyết định của NATO là động thái nhằm đối với phó với căng thẳng đang leo thang, trong mối quan hệ với Nga do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. NATO vừa qua cáo buộc Moscow đã triển khai hơn 1.000 quân can thiệp vào miền đông Ukraine. Ngược lại, Moscow đã bác bỏ cái gọi là sự bịa đặt “Nga can thiệp quân sự vào Ukraine” nói trên.
Ngay 2-9, phat biêu trong chuyên thăm Na Uy, Tông thông Estonia Toomas Hendrik Ilves cho biêt, cac căn cư quân sư của NATO ở nước này se bao vê Estonia va lam giam cac môi đe doa hậu Ukraine, khi các nươc Baltics rất dễ biên thanh môt khu vưc xung đôt.
Những động thái này của Mỹ và NATO rất có thể bị Nga coi là “hành động khiêu khích gây nguy hại cho an ninh quốc gia của Nga và làm gia tăng căng thẳng ở đông Ukraine”. Moscow rất dễ đưa ra nhận định NATO đưa quân đến “can thiệp quân sự” ở miền đông nước này.
Trong khi cáo buộc Nga là thủ phạm gia tăng căng thẳng ở đông nam Ukraine thì Mỹ và NATO lại điều quân đến Ukraine tập trận
Tuyên bố của ông Putin về việc “Nga có thể đánh chiếm Kiev trong vòng 2 tuần”, có thể là một tuyên bố đáp trả trong lúc đang tranh cãi với vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, nhưng không ai nghi ngờ là Moscow hoàn toàn có đủ thực lực để làm vậy.
Trong khi Mỹ-EU và Kiev đang ra sức cáo buộc Nga gửi quân sang miền Đông Ukraine, cung cấp vũ khí trang bị hạng nặng cho quân ly khai đông nam nước này, thì hành động đưa 1.000 quân đến Ukraine tập trận rất có thể sẽ đẩy mâu thuẫn vượt ngưỡng điều hòa của nó.
Rất có thể hôm trước ông Putin chỉ muốn giải thích với ông Barroso rằng: “Tôi không thèm làm cái trò mèo “ném đá giấu tay” đó (chỉ hành động ngấm ngầm tham chiến ở miền đông Ukraine), vì nếu muốn, tôi có thể đánh chiếm Kiev trong vòng 2 tuần”. Nhưng Mỹ và NATO tung vào Ukraine 1.000 quân để tập trận, thì có phải là “đổ dầu vào lửa” khiến căng thẳng lên đỉnh điểm hay không?
Theo ANTD
Obama tới châu Âu bàn tình hình Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 3/9 đã tới Estonia, để tham dự các cuộc hội đàm về Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic, trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn biến ngày một khó lường.
Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet (trái) đón ông Obama tại sân bay
Ông Obama dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống các nước Estonia, Latvia và Lít-va tại thủ đô Tallinn của Estonia.
Các phóng viên cho biết 3 quốc gia trên, vốn gia nhập NATO năm 2004, đang cảm thấy lo ngại trước sự can thiệp của Nga vào Ukraine.
Sau cuộc họp này, ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, và có khả năng sẽ ủng hộ kế hoạch hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh của tổ chức này, với mục tiêu có thể triển khai trong vòng 48 giờ.
Mới đây NATO đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng trên nhằm bảo vệ các quốc gia thành viên Đông Âu chống lại nguy cơ xâm chiếm từ Nga.
Đáp lại, Nga tuyên bố sẽ thay đổi học thuyết quân sự của mình để tương ứng với việc "cơ sở hạ tầng của NATO đang áp sát hơn biên giới Nga"
"Không hề ổn"
Lực lượng phản ứng nhanh và các biện pháp an ninh khác sẽ được thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra trong 2 ngày tại Wales, bắt đầu từ thứ Năm tới.
Nhà Trắng cho biết, ông Obama sẽ nhân chuyến đi tới Estonia, nơi có khoảng 25% là người gốc Nga, để khẳng định rõ ràng rằng "hoàn toàn không ổn khi các nước lớn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng nhỏ hơn".
Các phần tử ly khai thân Nga tại các vùng Donetsk và Luhansk đã giao tranh với lực lượng chính phủ Ukraine từ tháng 4 vừa qua, sau khi tuyên bố tách khỏi Ukraine để trở thành quốc gia độc lập. Đến nay, khoảng 2600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Trong ngày thứ Ba, Liên Hợp Quốc khẳng định cuộc xung đột đã khiến hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa tại Đông Ukraine.
Nga đến nay vẫn bác bỏ các cáo buộc của Ukraine và phương Tây rằng họ đang điều động binh sỹ và thiết bị quân sự qua biên giới, để hỗ trợ cho các tay súng ly khai.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
NATO điều vạn quân, Ukraine liên tục thỏa hiệp EU đã ra tối hậu thư yêu cầu Nga dừng can thiệp vào Ukraine ít nhất 1 tuần, trong khi đó Ukraine tiếp tục xuống nước với các yêu cầu của Nga. EU ra tối hậu thư, NATO điều quân một vạn Tại cuộc họp của 28 nhà lãnh đạo trong Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Chủ tịchEU Herman Van...