Tun Phạm: Chỉ muốn truyền tải thông điệp tích cực – đừng sống một cuộc đời an phận, lười lao động
Tun Phạm cho biết, những phát ngôn của anh không phải là để tranh cãi, mà là để mọi người nhìn nhận và đối diện từ đó có lối sống, suy nghĩ tích cực hơn.
Cách đây ít ngày, khi xuất hiện trong một chương trình với vai trò khách mời, MC Tun Phạm đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi khẳng định Tiền mua được hạnh phúc. Tun Phạm cũng đưa ra minh chứng rõ ràng về tình bạn để bảo vệ quan điểm của mình.
Video: MC Tun Phạm chia sẻ về quan điểm Tiền mua được hạnh phúc (Nguồn: Tài Tám Tếu)
Phát ngôn của Tun Phạm đã được nhiều fanpage, diễn đàn chia sẻ lại đã thu hút được sự tương tác lớn từ phía cộng đồng mạng với nhiều luồng ý kiến: người đồng tình, người phản bác, cũng có người nghi ngờ rằng đây chỉ là kịch bản nhằm tạo hiệu ứng cho chương trình.
Mang theo những thắc mắc của khán giả, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với MC Tun Phạm về chính những phát ngôn của anh.
Tun Phạm – hiện đang là MC, Influencer với gần 600.000 follow Facebook; 2,8 triệu follow TikTok
ĐƯA RA QUAN ĐIỂM THEO… FORMAT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Khi thấy quan điểm của mình được viral một cách mạnh mẽ như vậy, Tun có suy nghĩ, cảm nhận gì?
Tun Phạm: Mình cảm thấy vấn đề đó không có gì đáng để bàn tán cả. Tiền có mua được hạnh phúc hay không là do quan điểm mỗi người. Riêng mình thì ở thời điểm hiện tại, mình cảm thấy phải có tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình, và xa hơn là còn có thể giúp đỡ mọi người xung quanh. Mình đã, đang và sẽ lao động chăm chỉ để kiếm thật nhiều tiền.
- Liệu có phát ngôn nào đã bị cắt ghép khiến mọi người hiểu sai hay không? Hoặc là kịch bản của chương trình? Hay đó hoàn toàn là suy nghĩ, là quan điểm của Tun?
Tun Phạm: Những đoạn cắt mà mọi người đang chia sẻ trên mạng là từ cuộc trò chuyện của mình với các anh chị trong chương trình. Format chương trình là mỗi tập sẽ có một chủ đề, ban biên tập sẽ đưa ra hai quan điểm trái chiều về chủ đề đó. Host và các khách mời sẽ chia thành hai team và tuỳ theo lá thăm bốc được mà mỗi team sẽ phải bảo vệ một quan điểm, đối đầu với team còn lại.
Chủ đề của tập hôm đó là Tiền có mua được hạnh phúc không ?. Với luận điểmTiền mua được hạnh phúc, mình đã cùng tranh luận với các anh chị để bảo vệ ý này. Trong chương trình mình nói nhiều lắm, còn câu nói mọi người đang chia sẻ trên mạng đã được cắt bớt đi nhiều rồi. Dù vậy mình thấy đoạn được cắt vẫn giữ ý đúng, nên mình không cảm thấy có vấn đề gì.
NHƯNG… LÀ THỰC THẾ CẦN NHÌN NHẬN VÀ ĐỐI DIỆN
- Chia sẻ về tình bạn của của Tun đã nhận được sự đồng thuận của đa số khán giả, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chỉ những người lúc nào cũng nghĩ đến tiền, coi tiền là tất cả thì mới có suy nghĩ đó, Tun nói sao về điều này?
Tun Phạm: Không hẳn như thế, không phải vì xem tiền là tất cả nên mình mới có suy nghĩ đó. Mình chỉ nói về thực tế xã hội. Và rõ ràng là khi ý kiến của mình được chia sẻ trên mạng xã hội, có đến 80% bình luận đồng tình. Nên mình nghĩ đây hoàn toàn là tình hình thực tế mà chúng ta cần nhìn nhận và đối diện.
- Có quan điểm khác cho rằng giàu nghèo không quan trọng, quan trọng là cách chơi, thực tế cho thấy có nhiều mối quan hệ bạn bè mỗi người một hoàn cảnh nhưng vẫn gắn bó với nhau lâu dài. Bạn có muốn phản bác?
Tun Phạm: Tun từng thấy rất nhiều trường hợp rồi, hai người gọi nhau là bạn thân nhưng nếu có khoảng cách tài chính lớn thì họ chỉ tìm đến nhau khi cần thiết thôi, còn lúc có gì đó vui hay chuyện buồn thì họ sẽ chọn chia sẻ với những người có cùng khả năng tài chính với mình. Ví dụ như người giàu sẽ thường xuyên đi du lịch hay có những thú vui xa xỉ khác, và những người đồng hành với họ trong những cuộc vui đó sẽ là người cùng sẻ chia nhiều câu chuyện với họ hơn. Mây tầng nào gặp mây tầng đó – mình thấy câu này luôn đúng.
Mình chỉ đề cập đến thực tế xã hội
- Theo quan điểm mà Tun chia sẻ, thì hiện tại các mối quan hệ bạn bè của Tun đều là những người có tiền?
Tun Phạm: Ở thời điểm hiện tại, những người thực sự thân với mình như anh Long Chun chẳng hạn đều là những người đang có nguồn tài chính như mình, công việc tương đồng, cách kiếm tiền cũng như mình – kinh doanh và sáng tạo nội dung cùng lúc. Đó là những người bạn chơi thân với mình. Ngoài ra thì mình vẫn có những mối quan hệ bạn bè bình thường khác.
Không chỉ chơi thân, Tun Phạm và Long Chun còn kết hợp với nhau trong kinh doanh
ĐỪNG AN PHẬN, LƯỜI LAO ĐỘNG
- Về phát ngôn giàu không mua được hạnh phúc là câu mà người giàu nghĩ ra để an ủi người nghèo – đây cũng là quan điểm cá nhân của Tun hay bạn đã trích dẫn ở đâu đó?
Tun Phạm: Câu này là mình đã nghe được một thời gian lâu trước và ấn tượng nên nhớ mãi trong đầu. Còn cụ thể trích từ đâu ra thì mình không rõ.
- Có ý kiến cho rằng, đây là câu mà chính người nghèo nghĩ ra để an ủi chính mình thì đúng hơn, bạn có nhận xét gì về ý kiến này?
Tun Phạm: Thật ra thì người giàu hay người nghèo nghĩ ra thì mình đều thấy hợp lý.
Mình đã, đang và sẽ lao động chăm chỉ để kiếm thật nhiều tiền
- Trước Tài Tám Tếu, Tun thường chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình ở đâu để những người yêu quý Tun có thể tìm đến và lắng nghe những điều đó?
Tun Phạm: Vì format chương trình có tính tranh luận nên mình cũng thể hiện ý kiến hơi dồn dập một chút. Còn nếu các bạn muốn nghe những chia sẻ nhẹ nhàng, hiểu rõ hơn về con người và quan điểm của mình thì các bạn có thể tìm đến kênh Youtube Tun Cảm Ơn để lắng nghe series podcast Đắp Chăn Nằm Nghe Tun Kể. Mình mong là series có thể giúp chữa lành, tiếp thêm năng lượng tinh thần cho nhiều người.
- Từ những phát ngôn của Tun, mình có thể thấy rằng những điều bạn nói không phải là để những người nghèo, những người không có tiền cảm thấy nhụt chí, mà dường như là lời động viên mọi người suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, phải hướng tới việc hoàn thiện mình, để kiếm tiền nhiều hơn… Điều này có đúng với suy nghĩ của Tun không, hay Tun có suy nghĩ gì khác?
Tun Phạm: Đúng ý của mình là như thế. Trong tập Tài Tám Tếu đó mình cũng chia sẻ với mọi người rằng đừng dựa vào câu Tiền không mua được hạnh phúc để sống một cuộc đời an phận, lười lao động, không chịu kiếm tiền chăm lo cho gia đình.
Chúng ta phải cố gắng trở thành những người có ích, lao động chăm chỉ, đem đến cho bố mẹ niềm tự hào. Đó là thông điệp chính thức mà mình muốn gửi gắm đến tất cả mọi người, hi vọng mọi người sẽ đón nhận những điều tích cực mà mình muốn truyền tải.
Cảm ơn Tun Phạm về bài phỏng vấn. Chúc bạn ngày càng thành công hơn và nhận được sự quan tâm của khán giả nhiều hơn!
CĂNG: Một thanh niên review tiệm bánh Huế của Tun Phạm cho 8/10 điểm bị netizen tố "nhận tiền nên khen thế à?"
Đoạn video review tiệm bánh Huế của Tun Phạm đang khiến netizen phải "nói chuyện nhiều".
Không chỉ có những nghệ sĩ nổi tiếng của showbiz, các TikToker bây giờ cũng đã bắt đầu "lấn sân" sang kinh doanh ẩm thực - quán xá. Tuy nhiên, phản hồi của cư dân mạng có vẻ không mấy tích cực cho lắm. Sau Long Chun, một người bạn thân khác của TikToker này là Tun Phạm cũng vừa khiến netizen phải nói chuyện nhiều về quán ăn của mình.
Mới đây, một TikToker đã đến "trải nghiệm" tiệm ăn bánh Huế của Tun Phạm sau hàng loạt bình luận không mấy tích cực của cư dân mạng. Mặc dù đã có những lời lẽ bênh vực cho quán ăn của Tun Phạm nhưng video review của TikToker này lại vô tình làm người xem... tranh cãi còn nhiều hơn trước.
Tun Phạm và Long Chun cùng mở quán ăn với những review không mấy tích cực của netizen
Clip: TikToker thổi bùng tranh cãi vì review quán ăn của Tun Phạm
Đoạn video review của TikToker này dài hơn 1 phút 30 giây, ghi lại toàn bộ trải nghiệm của tiệm bánh Huế do Tun Phạm vừa mở. Mở đầu clip, người này dùng hàng loạt bình luận tiêu cực của netizen và đi ăn quán của Tun Phạm. Anh chàng mở đầu bằng khay bánh bột lọc có giá 55k, người này nhận xét tôm to, bột bánh dai vừa phải, không bị khô. Tiếp đó, thanh niên ăn phần thập cẩm bao gồm bánh ít và bánh nậm có giá 55k, món này TikToker này "đánh giá khá cao" vì giữ hương thơm thoang thoảng của lá chuối.
Thanh niên này đánh giá cao bột lọc
Lời chê duy nhất trong video dành cho khay bánh bèo có giá 55k, lý do là nó bị mềm, không được độ dai như mong muốn. Tổng thiệt hại cho 3 người ăn là 205k, người này đánh giá chất lượng món ăn là... 8/10 so với những gì đã ăn ở Huế (?). Giá cả người này cũng cho rằng chấp nhận được vì quán nằm ngay Quận 1, TP.HCM.
Khen tôm to
Bánh nậm ngon vì còn mùi lá chuối
Sau khi phần review của thanh niên này đăng tải, nhiều netizen đã tranh cãi dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu đến việc giá thành của tiệm bánh cửa hàng Tun Phạm có giá khá cao so với giá tiền của một phần bánh Huế. Bên cạnh đó, phần review của thanh niên này khi đánh giá 8/10 có phần hơi... "cao tay" so với những phản hồi không mấy tích cực trước đó. Ngoài ra, một số netizen còn cho rằng thanh niên này đã... nhận tiền review nên mới có clip "thảo mai" như vậy.
Những review trái ngược của cư dân mạng
Tất nhiên, chuyện ngon dở - đắt hay rẻ nó thuộc về khẩu vị cá nhân của mỗi người. Chuyện netizen "suy diễn" TikToker trên nhận tiền của Tun Phạm hoàn toàn vô căn cứ. Tuy nhiên nếu là bạn, với một suất bánh Huế có giá 55k/ phần kể trên, nằm ở ngay Trung tâm TP.HCM thì như vậy đắt hay rẻ?
Nguồn: Tổng hợp
Thu nhập khủng của dàn hot TikToker: Từ chục triệu đến trăm triệu Có rất nhiều bạn trẻ ngày nay coi sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok là một công việc kiếm tiền cực lý tưởng. Đi cùng với sự nổi tiếng, các hot TikToker liên tục được các nhãn hàng chú ý đến với những hợp đồng quảng cáo giá trị vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vì thế không khó hiểu...