“Tụi tui cũng ế mắc chết đây nè…”
Anh bạn tôi than thở: “Mấy cô, mấy chị cũng chê tụi tui nghèo, mần không đủ ăn ở đó mà đèo bồng! Tụi tui cũng ế mắc chết đây nè”.
Chị chủ tịch Công đoàn bất ngờ xuất hiện ở nhà trọ khiến anh em hết hồn. Ai cũng đinh ninh công ty sắp sửa cắt giảm lao động. May quá, lần này không phải vậy. Chị vừa trông thấy anh em quây quần, đã kêu lên: “Trời ơi, nhậu nữa hả?”. Rồi chị sà xuống ngồi bên cạnh :”Cho chị một ly coi”.
Không khí tự nhiên cởi mở hẳn. Tụi tôi lăng xăng lấy chén đũa, gắp mồi, rót rượu cho chị. Chắc cũng phải hơn 1 năm rồi mới thấy chị chủ tịch của chúng tôi xuất hiện ở nhà trọ. Lần trước là khi trong khu trọ có một nữ công nhân sinh con mà không có tác giả. Chị xuống hỗ trợ làm giấy khai sanh, đăng ký tạm trú cho hai mẹ con.
“Lâu lắm rồi không có ai đẻ nữa nên chị không xuống phải không?”- thằng bạn cùng phòng của tôi nói đùa. Chị chủ tịch háy nó: “Tui cũng không ham đi thăm mấy trường hợp như vậy đâu. Dù sao thì có chồng, có vợ đàng hoàng vẫn tốt hơn. À, mà nè, sao lâu quá không có đứa nào mời đám cưới hết vậy ta?”.
Chưa ai lên tiếng trả lời thì chị đột ngột chỉ mặt tôi: “Thằng Tuấn chừng nào cưới? Định để con gái người ta chờ hoài sao?”. Tôi thật sự rất cảm động trước sự quan tâm này nhưng cũng rất bối rối: “Dạ, tụi em… chia tay rồi”. Nghe tôi nói vậy, chị tròn mắt: “Sao lại chia tay? Hồi trước công ty đi chơi, chị thấy hai đứa gắn bó lắm mà?”. Tôi đành thù thiệt: “Xa xôi quá chị ơi. Em theo cô ấy về ngoài kia một lần, sợ luôn”.
Nhà Hương, người yêu cũ của tôi ở Quảng Bình. Khi quen nhau, Hương cũng kể với tôi về gia cảnh của mình. Cha mẹ làm nông, nhà còn 4 đứa em đang tuổi ăn học. Hàng tháng, Hương phải dành dụm để gửi tiền về phụ giúp cha mẹ nuôi em. Thoạt nghe tôi nghĩ chuyện đó cũng bình thường vì bạn bè của tôi, 10 người thì hết 9 người đi làm công nhân là để lo cho gia đình. Hương của tôi cũng không ngoại lệ.
ó đúng là chúng tôi kén chọn quá nên… ế cả hội hay không? (Ảnh minh họa)
Vì yêu thật lòng và quyết đến với nhau nên dịp Tết hai năm trước, tôi theo Hương về thăm gia đình, cũng là để “ra mắt” cha mẹ vợ tương lai. Năm đó mãi đến 28 Tết chúng tôi mới được nghỉ. Lúc đó xe cộ cũng khó khăn nên đành phải đu theo xe dù. Sau hai ngày 1 đêm bị quăng quật trên xe, tôi cũng về tới quê của Hương.
Video đang HOT
Ở chơi mấy ngày Tết, lại vật vã đón xe trở vào. Sau lần đó, chẳng hiểu sau, tôi bỗng thấy… nản nản. Tôi nghĩ tới đường xá xa xôi, nghĩ tới bầy em nheo nhóc của Hương, nghĩ tới cha Hương bị bệnh cột sống có khi phải nằm một chỗ… Tự dưng tôi mất khí thế. 6 tháng sau, tôi quyết định nói lời chia tay.
Thằng Phong, bạn tôi thì bị người yêu bỏ sau 2 năm tìm hiểu. Lý do là vì lương công nhân bèo bọt quá, Phong không chăm sóc tốt cho người yêu nên cô ấy đi với người khác.
Trong khu trọ của chúng tôi ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM cũng có mấy cặp để ý nhau nhưng mãi cũng không thấy cưới. Phần vì không muốn bị ràng buộc, phần vì công việc vất vả quá không còn sức để yêu, phần vì nhìn gương những người đi trước thấy nheo nhóc cực khổ quá nên sợ.
Nhưng lý do lớn nhất mà mấy thằng đực rựa ngại lấy vợ là vì nhắm mình không kham nổi vai trò trụ cột trong gia đình. Anh Huỳnh, lớn tuổi nhất đám, năm nay đã 42 tuổi mà vẫn là “chiến sĩ phòng không”, nói với chị chủ tịch: “Cưới vợ mà không lo nổi cho vợ con thì cưới làm gì? Hơn nữa, mấy cô, mấy chị cũng chê tụi tui nghèo, mần không đủ ăn ở đó mà đèo bồng! Buồn lắm chị ơi. Tụi tui cũng ế mắc chết đây nè”.
“Vậy hỏng lẽ tụi bây ở vậy luôn? Buồn chết…”- giọng chị chủ tịch buồn buồn. Bữa nhậu bỗng lặng đi. Đúng là tới tuổi dựng vợ, gả chồng mà kiếm không ra người để làm chuyện đó thì cũng buồn. Ba má tôi cứ hối thúc về quê cưới vợ. Nhưng nghĩ tới cô gái mà ba má định cưới cho mình, tôi đã muốn trốn luôn ở trên này. Không quen biết, không có tình cảm, cưới về tôi lại bỏ con người ta đi biền biệt thì có phải là mang tội hay không?
“Chị có cách gì làm cho tụi em… có giá lại không chị?”- bạn Phong của tôi hỏi chị chủ tịch. Chị nói thân tình: “Ở công ty có cả bầy con gái mà tụi bây kiếm không ra thì chị cũng… thua! Thôi thì cố gắng làm lụng, dành dụm; bớt nhậu nhẹt, hút thuốc, chơi bời linh tinh thì may ra có dư chút đỉnh mà cưới vợ. Người ta sống được, mình sống được. Chỉ tại tụi bây kén chọn quá đó thôi”.
Có đúng là chúng tôi kén chọn quá nên… ế cả hội hay không? Nhưng phải nói thật rằng cuộc sống bây giờ có quá nhiều khó khăn, rào cản mà những người trẻ như chúng tôi khó thông cảm và cũng không có ý chí để vượt qua.
Lâu lắm rồi quanh tôi chẳng còn thấy chuyện “Yêu nhau mấy núi cũng trèo; mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Bây giờ người ta sống thực dụng hơn, sức chịu đựng kém cỏi hơn và nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn là vì người khác…
Theo Khampha
Tôi ế vì quá ngoan
Những lời anh đồng nghiệp nói tôi và mấy chị em cùng phòng cũng thấy có lý. Vậy là các chị em bắt đầu đưa tôi vào công cuộc cách tân để làm cú bật cuộc đời, công cuộc thoát ế, ế vì quá ngoan.
Tôi được mọi người khen là gái ngoan. Tôi xinh xắn, duyên dáng, ăn nói nhỏ nhẹ lễ độ, đi khẽ cười duyên, trong công việc thì chăm chỉ tận tụy, trong quan hệ bạn bè thì lành mạnh trong sáng. Hồi tôi mới đi làm, các chị em cùng phòng vẫn thường khen tôi: "Con bé đến là ngoan, đứa nào có phước lắm mới lấy được nó". Ấy vậy mà từ đó đến giờ, tôi từ cô gái 24 tuổi đã thành gái già 29 tuổi vẫn chưa tìm được người "có phước". Tôi là gái ế trong mắt mọi người.
Công ty tôi có mấy em trẻ trung mới vào làm. Em nào em nấy váy áo xúng xính, mắt xanh, môi hồng đào. Các bà chị đã có chồng hoặc ế chồng như tôi thì nhìn các em ấy với con mắt khó chịu, không mấy thiện cảm. Có chị còn nói: "Cái ngữ ấy thời đi học chắc chỉ phấn với son chứ học hành nỗi gì, may mà ra được trường". Có chị lại nói: "Đến lạ với thời nay. Mấy đứa tử tế thì đám con trai không ngó mắt tới, chỉ chăm chăm vây quanh mấy em váy ngắn hay áo trễ ngực". Có chị lại bảo tôi: "Đấy, cô nhìn mấy em ý mà học tập nhé, chắc ngày nay phải hơi hư tý mới dễ lấy chồng. Chị mà là đàn ông thì giúp cô chống ế lâu rồi". Thế là cả phòng lại cười rộ lên, tôi được dịp hả hê. Tôi hả hê vì tôi cũng không ưa mắt mấy em gái kia. Tôi thầm nghĩ người như mình sao lũ con trai chưa vợ trong công ty mù mắt hết rồi hay sao mà không nhìn tới. Tôi hả hê vì ít nhất cũng có một đội ngũ đồng minh hùng hậu như vậy.
Một anh đồng nghiệp ngồi cạnh tôi nghe cuộc buôn chuyện rôm rả của chị em thì nói xen vào: "Mày mà nghe mấy bà kia là còn ế dài dài đấy. Nên học làm gái hư để thoát ế đi em. Anh nói thật, mày đoan trang quá, anh có vợ rồi mà cũng còn sợ, huống chi mấy thằng chưa vợ kia". Câu nói của anh đồng nghiệp làm tôi giật mình, tôi đoan trang quá ư? Nghe từ đoan trang mà tôi thấy mình giống như người thế hệ trước, già nua, cũ kĩ. Tôi cãi lại anh: "Em đoan trang cái gì chứ?".
Một anh đồng nghiệp ngồi cạnh tôi nghe cuộc buôn chuyện rôm rả của chị em thì nói xen vào: "Mày mà nghe mấy bà kia là còn ế dài dài đấy. Cẩn thận ế vì quá ngoan" (ảnh minh họa)
"Này nhé, mày ăn mặc thì toàn kín cổng cao tường, anh nhìn cũng phát ngốt. Rồi mày rụt rè bẽn lẽn quá. Đàn ông bọn anh rất ngại giao tiếp với những đứa con gái rụt rè. Hồi mày mới vào làm, anh còn nghĩ mày khá khó tính và khó gần cơ đấy. May mà làm cùng phòng, chứ không chắc anh chẳng bao giờ dám bắt chuyện với mày. Mà con gái gì, lại cứ trưa thì mang cơm nhà đi ăn, tối chỉ lăm le về nhà ăn cơm với bố mẹ. Chẳng thấy mày giao lưu bạn bè cùng công ty bao giờ nhỉ. Anh thấy các phòng khác, chúng nó trưa hay đi ăn tập thể, tối về có khi tụ tập đàn đúm. Ăn uống xong lại tăng 2 tăng 3 nữa chứ. Đấy, gái trẻ thì phải sống theo phong cách trẻ, đừng có theo mấy chị có chồng ở đây mà khổ đấy em gái ạ".
Những lời anh đồng nghiệp nói tôi và mấy chị em cùng phòng cũng thấy có lý. Vậy là các chị em bắt đầu đưa tôi vào công cuộc cách tân để làm cú bật cuộc đời, công cuộc thoát ế.
Đầu tiên là thay đổi ngoại hình. Các chị khuyên tôi nên thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc, rồi phải trang điểm khi đi làm. Tôi thấy hợp lý nên cũng nghe theo. Qua ngày chủ nhật, tôi đi làm với kiểu tóc uốn trẻ trung được nhuộm nâu đỏ rực rỡ thay vì mái tóc đen túm sau đầu như trước. Tôi cũng tranh thủ chọn cho mình vài bộ váy bó sát tôn dáng. Cả phòng ồ lên khi nhìn thấy tôi. Anh đồng nghiệp cười tít mắt khen: "Hóa ra mày cũng có dáng hotgirl ý nhỉ". Còn mấy bà chị thì tủm tỉm cười: "Kiểu này khối chú em mắc câu rồi đây".
Quả thực chỉ thay đổi ngoại hình một chút mà tôi cũng nhận thấy khác biệt. Đi trong thang máy tôi xách đồ nặng được một anh chàng phòng khác ga lăng đỡ hộ. Chỉ có việc ấy thôi mà tôi đã thấy mát mặt rồi. Vậy là tôi cố gắng trở nên cởi mở dễ gần với mọi người hơn. Cuối cùng thì cũng có một anh chàng ở phòng khác hẹn hò tôi. Chỉ là mời đi ăn tối mà tôi như bắt được vàng. Mấy chị em cùng phòng lại xúm lại tư vấn cho tôi mặc gì tối đó, nói chuyện gì để chàng kia không còn đường chạy thoát. Khỏi phải nói, khi đến chỗ hẹn anh chàng kia đã tròn mắt ngạc nhiên: "Hôm nay em xinh quá, tý nữa anh không nhận ra".
Quả thực chỉ thay đổi ngoại hình một chút mà tôi cũng nhận thấy khác biệt. Đi trong thang máy tôi xách đồ nặng được một anh chàng phòng khác ga lăng đỡ hộ. (ảnh minh họa)
Sau khi ăn tối, anh ta rủ tôi đi bar. Gần 30 tuổi đầu tôi chưa từng bước chân vào bar, gái ngoan mà. Nhưng để vừa lòng anh ta, tôi cũng gật đầu đồng ý. Không khí trong bar làm tôi không quen và khá khó chịu. Khi những bản nhạc sôi động nổi lên, anh ta kéo tay tôi ra nhảy. Tôi không biết nhảy, chỉ đứng như trời trồng giữa đám người đang uốn éo xung quanh. Những cái đụng chạm làm tôi khó chịu và bực mình. Tôi gạt đám người ra và tìm cho mình một cái bàn trống ngồi chờ anh bạn kia. Rất lâu sau anh ta quay lại bàn với tôi và ra về.
Tôi biết anh ta thất vọng với tôi, và tôi cũng chẳng thấy hứng thú khi hẹn hò với anh ta nữa. Sau hôm đó chúng tôi gặp nhau ở công ty cũng chỉ như người quen bình thường. Các chị trong phòng nói tôi đúng là người thế kỷ trước, nhảy cũng không biết thì làm sao kiếm được chồng. Vậy là các chị lại khuyên tôi đi học nhảy. Mà phải học những điệu nhảy nóng bỏng khoe được ưu điểm của mình, để cho khối gã phải lác mắt ra. Thế là tôi đăng kí một lớp học belly dance. Mới đầu tôi không quen với điệu nhảy nóng bỏng đầy khiêu khích đó lắm. Nhưng một chị bĩu môi: "Thế mới bốc lửa, cô có muốn lấy chồng không vậy?". Nghe thế tôi lại tặc lưỡi "thôi thì cứ thử xem sao". Những động tác uốn éo, những chiếc váy sexy đúng là làm tôn lên vẻ nóng bỏng của người phụ nữ.
Tôi cũng thấy mình quyến rũ hơn với điệu nhảy này. Và rồi chàng trai thứ hai cũng sa lưới. Đó là một anh chàng trong lớp học nhảy. Chúng tôi nói chuyện khá ăn ý, anh ta cũng hay chỉ dẫn giúp tôi những động tác khó. Cuối cùng sau gần 1 tháng chúng tôi hẹn hò. Lần ấy anh ta đưa tôi đi ăn, sau đó nói về nhà anh ta, anh ta có một đĩa nhạc rất hay để phối với điệu nhảy mới. Vì chưa từng yêu ai, nên tôi không nghĩ anh ta có ý đồ gì khi rủ mình về nhà. Lên phòng, anh ta đề nghị chúng tôi tập lại điệu nhảy của ngày hôm trước.
Lúc tập anh ta cố tình va chạm vào những chỗ nhạy cảm của tôi. Một lần, hai lần, đến lần thứ ba thì tôi nghĩ anh ta cố tình. Rồi hết điệu nhảy, anh ta ôm chầm lấy tôi đòi hỏi. Tôi giãy ra và cho anh cái bạt tai. Anh vừa đau vừa nhìn tôi cười mỉa mai: "Em tưởng mình là bà đồng trinh chắc, đúng là đã ế rồi còn kiêu. Tôi tưởng những cô gái như em đi học nhảy là tìm bồ cho mình, muốn trai rồi lại còn giả bộ e thẹn". Tôi chạy khỏi nhà anh ta và khóc. Từ lần đó tôi cũng không còn đến lớp học nhảy nữa.
Người ta nói tôi ngoan vậy ế là phải. Nhưng tôi sẽ vẫn là gái ngoan, thà ế còn hơn phải thay đổi trở nên hư hỏng để tìm người yêu. Tôi tin trên đời này vẫn sẽ có những người đàn ông biết trân trọng những cô gái như tôi, gái ế vì quá ngoan...
Theo Khampha
Liệu có thật anh muốn cưới tôi? Anh 36 tuổi còn tôi 30, chẳng còn trẻ trung để tính toán thiệt hơn nữa. Tôi đã quá tuổi lấy chồng. Cứ nói con gái 30 chẳng lo ế, nhưng tôi thật sự lo là mình sẽ không thể lấy được chồng. Không phải vì tôi xấu mà vì tôi xinh. Tôi xinh nên nhiều người mới không muốn lấy tôi. Vì...