‘Túi tiền’ trúng đòn tấn công, cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu
Kinh tế Nga sẽ giữ “kiên cường” được trong bao lâu trước hàng loạt biện pháp trừng phạt không có tiền lệ?
‘Túi tiền’ trúng đòn tấn công hàng loạt, cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu. (nguồn: Investopedia)
Hy vọng của Moscow rằng doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ giúp nền kinh tế Nga vượt qua “ cơn bão trừng phạt” liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như đã bị “thâm hụt” nặng nề vào tháng 12/2022, khi doanh số bán nhiên liệu hóa thạch sụt giảm chưa từng có.
Lung lay?
Doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã giảm 17% trong tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ trước khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bắt đầu (2/2022), theo một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Phần Lan chuyên về năng lượng và ô nhiễm.
Sau khi EU áp đặt các hạn chế mới đối với năng lượng của Nga vào tháng 12, doanh thu xuất khẩu năng lượng ròng của Nga đã giảm 160 triệu Euro (172 triệu USD) mỗi ngày. Nga tiếp tục thu về số tiền khổng lồ từ buôn bán nhiên liệu hóa thạchkhoảng 640 triệu Euro (689 triệu USD) mỗi ngàynhưng nghiên cứu cho thấy, các chính sách thậm chí nghiêm ngặt hơn đối với năng lượng của Nga sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này và có khả năng làm suy yếu khả năng của Nga trong việc duy trì chiến dịch quân sự tốn kém ở Ukraine.
“Lợi nhuận ngắn hạn được tạo ra do giá nhiên liệu hóa thạch cao ngất ngưởng vào năm 2022 đang bắt đầu cạn kiệt. Do đó, việc cắt giảm thêm doanh thu của Điện Kremlin đã trực tiếp “đánh vào túi tiền”, sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Nga đối với những tính toàn trong chiến dịch quân sự và giúp đưa cuộc xung đột đến hồi kết”, nghiên cứu của CREA nhận định.
Các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga hầu như không có tiền lệ. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, những biện pháp trừng phạt này có thể được coi là đòn giáng mạnh mẽ nhất và lớn nhất đối với nền kinh tế của một cường quốc.
“Cơn sóng thần” trừng phạt đã bao trùm gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế đã từng được biết đến, bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính ngăn chặn, cấm đầu tư, hạn chế ngành, cấm xuất khẩu nhiều loại hàng hóa và dịch vụ sang Nga, hạn chế nhập khẩu của Nga, cấm phát sóng các phương tiện truyền thông Nga, trừng phạt vận tải và thị thực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các công cụ mới cũng đã xuất hiện, chẳng hạn như áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Các biện pháp trừng phạt chính thức đã tạo ra xu hướng tẩy chay doanh nghiệp và cuộc di cư ồ ạt của các công ty phương Tây ra khỏi thị trường Nga.
Những lo ngại về các biện pháp trừng phạt thứ cấp và mối lo bị cưỡng chế do vi phạm cơ chế trừng phạt dẫn đến một thực tế là ngay cả ở các quốc gia thân thiện, các doanh nghiệp tỏ ra thận trọng quá mức trong giao dịch với Nga. Việc chậm trễ hoặc hủy bỏ các khoản thanh toán qua ngân hàng đã trở nên phổ biến, do chuỗi cung ứng truyền thống bị gián đoạn và thị trường bị mất.
Tính độc đáo của tình hình áp đặt trừng phạt lại càng được củng cố bởi tốc độ đưa ra các hạn chế. Nếu để trừng phạt chống lại Iran hoặc Triều Tiên, các biện pháp này đã được tích luỹ trong nhiều thập kỷ, thì để chống lại nước Nga, số lượng các biện pháp này được áp đặt trong thời gian ngắn kỷ lục.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là sự ổn định của kinh tế Nga, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát, tỷ giá đồng ruble, giá cả hàng hóa, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số khác dù có những biến động khó chịu, nhưng nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát.
Trong tương lai, rõ ràng là các biện pháp trừng phạt sẽ được mở rộng. Mặc dù việc sử dụng các công cụ mới về cơ bản thực sự khó xảy ra, nhưng sự leo thang của các biện pháp trừng phạt trong các cơ chế hiện có sẽ diễn ra mạnh mẽ. Nói cách khác, các biện pháp trừng phạt sẽ không gia tăng theo chiều rộng mà theo chiều sâu. Kịch bản được dự đoán nhiều nhất là việc bổ sung danh sách những người bị trừng phạt, cũng như nhiều loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu từ Nga.
Những “người chơi” ở phương Tây đã ngừng hoặc hạn chế nguồn cung các nguồn năng lượng quan trọng nhất cho ngân sách Nga, các sản phẩm kim loại màu và các hàng hóa khác. Các gói trừng phạt mới được dự đoán sẽ có rất nhiều, nhưng chúng không có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng hơn nữa đến kinh tế Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Hiệu ứng của chúng sẽ được tích lũy. Nga đã điều chỉnh để chuyển hướng một lượng dầu đáng kể sang các thị trường châu Á, mặc dù nước này phải bán với giá chiết khấu.
Nhìn chung, việc định hướng sang thị trường châu Á là không thể tránh khỏi và không còn lựa chọn nào khác, nhưng thiệt hại sẽ cao hơn và lợi nhuận rất có thể sẽ ít hơn. Sự sụt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, khí đốt, sản phẩm dầu mỏ, than đá, sản phẩm luyện kim màu trong những năm tới là điều khó tránh khỏi.
Thay đổi nhưng vẫn khó kéo dài?
Trang russiancouncil.ru của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế RIAC mới đây có bài viết nhận định, năm 2022 được đánh dấu bằng những thay đổi mang tính kiến tạo trong chính sách đối ngoại của Nga.
Tâm điểm của các sự kiện là cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong quan hệ với các nước phương Tây, vốn đã âm ỉ trong thập kỷ vừa qua. Tấn công và trả đũa bắt đầu từ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, chỉ trong một thời gian ngắn, những biện pháp này đã buộc Nga phải rời xa quá trình toàn cầu hóa lấy phương Tây làm trung tâm.
Nền kinh tế trong nước của Nga đã đương đầu với cú sốc đầu tiên và điều gì đang chờ đợi trong năm 2023? Các chuyên gia cho rằng dường như cuộc đấu tranh sinh tồn của kinh tế Nga mới chỉ bắt đầu.
Vào năm 2022, sự sụt giảm về số lượng xuất khẩu năng lượng được bù đắp bằng giá thành cao. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giá thành cũng sẽ giảm?
Một vấn đề nghiêm trọng khác đối với Nga là sự thiếu hụt hàng hóa và linh kiện công nghiệp và công nghệ cao. Trước hết, chúng ta đang nói về thiết bị điện tử. Do đặc thù của ngành này, cả việc giao hàng từ các nhà cung cấp thay thế ở các quốc gia thân thiện và thay thế nhập khẩu nhanh chóng trong nước đều gặp khó khăn.
Khi năng lực cạn kiệt, tác động của lệnh cấm xuất khẩu máy công cụ, robot, động cơ và một loạt các sản phẩm công nghiệp khác sang Nga cũng sẽ được tích tụ. Các doanh nghiệp Nga đang tìm kiếm nhà cung cấp ở các nước thân thiện hoặc đang cố gắng sắp xếp việc cung cấp các sản phẩm phương Tây cần thiết thông qua các nước thứ ba.
Và tại đây, người Nga đang phải đối mặt với hai “cái bẫy” từ các nhà điều hành phương Tây. Đầu tiên là danh sách đen. Một số lượng lớn các công ty công nghiệp và công nghệ cao có quy mô lớn của Nga đã được đưa vào danh sách trừng phạt. Điều này có nghĩa là các giao dịch tài chính với các công ty này tiềm ẩn nhiều rủi ro trừng phạt thứ cấp đối với các đối tác nước ngoài, kể cả ở các quốc gia thân thiện. Ngoài ra, các công ty này cũng có tên trong danh sách kiểm soát xuất khẩu, vốn tồn tại cùng với các hạn chế chung đối với việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ nói chung vào Nga.
Cạm bẫy thứ hai là việc truy tố hình sự đối với các hành vi lách trừng phạt và giao hàng qua nước thứ ba. Các bộ phận liên quan của phương Tây (đặc biệt là Mỹ) đã phát hiện ra những âm mưu như vậy và trong nhiều năm qua đã ngăn chặn các nỗ lực tương tự nhằm phá vỡ các lệnh trừng phạt đối với họ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là việc tìm kiếm cách lách trừng phạt sẽ kết thúc.
Các biện pháp trừng phạt sẽ không thể cô lập Nga. Nhưng để tăng thiệt hại và làm phức tạp hoạt động thương mại nước ngoài của Nga là hoàn toàn có thể.
Anh Pháp sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau 5 năm gián đoạn
Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Anh - Pháp vào ngày 10/3 tới.
Đây là hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa Anh và Pháp sau 5 năm gián đoạn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ gặp nhau ngày 10/3 tới đây. Ảnh: estonianfreepress.com
Ngày 11/1, Văn phòng Thủ tướng Anh xác nhận Tổng thống Pháp Macron sẽ tổ chức một cuộc họp với Thủ tướng Anh Sunak nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như khí hậu và an ninh. Kế hoạch tổ chức cuộc họp cấp cao theo hình thức trực tiếp đã được hai bên đưa ra trong cuộc điện đàm đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái nhân dịp Thủ tướng Anh Sunak nhậm chức.
Động thái nối lại cuộc họp trực tiếp giữa lãnh đạo Anh-Pháp được cho là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Anh và các đối tác quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU) đang tan băng kể từ khi ông Boris Johnson rời khỏi vị trí Thủ tướng Anh vào tháng 9 năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Pháp và Anh đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có tranh cãi về quyền đánh bắt cá và di cư bất hợp pháp.
Thủ tướng Anh Sunak hy vọng hội nghị sắp tới sẽ là cơ hội để hai bên xây dựng hợp tác trong việc giải quyết vấn đề di cư trái phép qua eo biển Manche và đạt được sự ủng hộ cho quá trình đàm phán về các quy tắc thương mại thời hậu Brexit (Anh rời khỏi EU) trong Nghị định thư Bắc Ireland.
Việc giải quyết bất đồng Nghị định thư Bắc Ireland là chìa khóa để thắt chặt lại quan hệ giữa Anh với Pháp cũng như Anh với EU. Bế tắc trong quá trình đàm phán đã ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền Bắc Ireland, do đảng Liên minh Dân chủ tẩy chay cơ quan điều hành và hội đồng chia sẻ quyền lực cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Cho đến nay, cả Anh và EU đang tìm cách giải quyết vấn đề và hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng trước lễ kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp định hòa bình Thứ Sáu Tốt lành vào ngày 10/4 tới. Tổng thống Pháp Macron luôn khẳng định Anh phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Nghị định thư đã ký kết.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hội nghị sắp tới là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa Anh và Pháp trong nhiều lĩnh vực bao gồm an ninh, khí hậu và năng lượng, kinh tế, di cư và các mục tiêu chính sách đối ngoại chung.
Hội nghị thượng đỉnh Anh - Pháp là sự kiện trước đây được tổ chức khá thường xuyên, nhưng bị gián đoạn kể từ khi ông Boris Johnson lên nắm quyền Thủ tướng Anh. Lần gần nhất hai nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh là khi cựu Thủ tướng Anh Theresa May tiếp đón Tổng thống Macron tại Học viện quân sự Sandhurst (Anh) vào tháng 1/2018.
Điện Élysée hiện đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Vua Charles III tới Pháp, dự kiến cũng được tổ chức vào cuối tháng 3 tới.
Điện Elysee công bối thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Paris để tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương, trong bối cảnh hai nước tìm cách khôi phục quan hệ sau căng thẳng gần đây. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ gặp nhau ngày 10/3 tới đây. (Nguồn: estonianfreepress.com) Reuters dẫn thông...