Tủi nhục mẹ già nuôi con 37 tuổi trong cũi sắt
“Có lần nó phá cũi ra trèo lên tầng 2 nhà bác Anh rồi giằng lấy cháu Linh ném xuống sân, may sao mà có giàn cây đỡ lại…” – bà ĐàoThị Ái nói trong nước mắt.
Bà Ái bé nhỏ bên cũi sắt nhốt con trai 37 tuổi
Năm 20 tuổi, bà Ái (SN 1939, thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) mắc bệnh phong phải vào viện chữa trị 1 năm bệnh tình mới khỏi. Ra viện, bà may mắn được tuyển dụng vào làm chuyên môn y tế tại bệnh viện phong Da Liễu Vân Môn – huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Năm 1961, ông Nguyễn Văn Bút (SN 1937) bị bệnh phong phải lên viện Vân Môn chữa trị. Một mình ông Bút trong viện lúc đó không có ai qua lại chăm sóc, thương cảnh ngộ giống mình ngày trước, hàng ngày bà Ái đến động viên chăm sóc ông.
Sau khi bệnh ông Bút khỏi hẳn, thấy hợp nhau hai ông bà thành hôn. Cưới nhau xong, bà Ái xin nghỉ việc về nhà làm ruộng. Năm 1971, bà sinh người con gái đầu lòng là chị Nguyễn Thị Hợi, 4 năm sau sinh thêm anh Nguyễn Văn Hợp (1975).
Hơn 10 năm nay anh Hợp bị tâm thần khiến cho cuộc sống đè nặng lên người mẹ già. Chị Hợi lấy chồng ở xa nên không giúp được gì cho mẹ.
Tâm sự về đứa con trai điên dại, bà nói trong nước mắt: “Trước nó không điên dại như vậy. Từ ngày vào tỉnh Gia Lai đào vàng ở trong đó được 3 tháng đến khi trở về nhà thì tâm trí nó “mất dần” và ít tháng sau thành ra người điên dại”.
Hàng ngày bà Ái đưa cơm cho con vào cũi sắt qua song cửa sổ
Hợp ngày trước khỏe mạnh, được mọi người đánh giá là đứa con hiếu thảo. Ngôi nhà bà đang ở đều do một đôi bàn tay chịu khó của anh làm ra. Làm xong cho mẹ ngôi nhà cũng là lúc anh quay ra bị tâm thần.
Video đang HOT
Anh Hợp suốt ngày la hò, nhảy múa. Bà Ái đã đưa anh đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm. Ngày trước bệnh chưa nặng, anh loanh quanh trong nhà, xuống bếp. Nhưng vài ba năm trở lại đây anh rất dữ dằn. Đồ đạc trong nhà đều bị anh đập vỡ, nhiều lúc còn đánh cả bố mẹ.
Anh Hợp từng ném đứa trẻ hàng xóm từ trên tầng xuống
Bả vai bà Ái vẫn còn đau buốt do bị Hợp cột chặt người vào song sắt rồi giật mạnh.
Bà Ái kể, Hợp trốn ra ngoài thì phá cột điện của làng, vào chùa thì phá vỡ cả tượng. Một hôm, anh gặp cháu Hà bên hàng xóm đi chơi về đánh cháu vỡ cả đầu.
“Bệnh nó mỗi ngày một nặng, không còn cách nào khác tôi đành nhốt con vào cũi. Phải nhìn con như vậy tôi đau đớn, xót xa nhiều. Nhốt con được chừng nửa tháng, nhìn đến thấy tội nghiệp, tôi lại thả cho ra. Nhưng nó vừa ra lại đã chửi bới, đập phá đánh người rồi. Cuối cùng tôi phải rốt nó vào lại cũi sắt”.
Theo ANTD
Sự thật "thánh cô" chữa bách bệnh bằng hương và nước lã
Từ một người có thâm niên làm ruộng cả chục năm, hành nghề thầy bói, Đinh Thị Dung (sinh năm 1973) ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam bỗng "hóa thánh" chữa bách bệnh bằng hương và nước lã.
Ngôi nhà 2 tầng nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ thôn Giáp Nhất, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, vừa là nơi ở cũng vừa là nơi hành nghề chữa bệnh của "thánh cô" tự xưng Đinh Thị Dung. Khách đến được hai "cò" dắt lên tầng 2 của ngôi nhà nơi "thánh cô" đang hành nghề.
Trong điện thờ của "thánh cô" có rất đông người ngồi chờ đến lượt, có người bộc bạch rằng ở đây tận 4 ngày mà vẫn chưa được "cô" chữa vì đông quá.
"Thánh cô" áo vàng đang dùng hương thổi vào người bệnh để "truyền năng lượng sinh học" cho người bệnh. Ảnh: Văn Định.
Thủ tục thăm khám rất đơn giản, người bệnh chỉ cần ghi họ tên và bệnh vào quyển sổ. "Thánh cô" chữa bệnh không lấy tiền nào mà là tùy tâm ở mỗi người để cô lo tiền hương khói, nhưng tối thiểu cũng phải từ 20 nghìn trở lên. Ngoài ra, người bệnh phải mua thêm khăn mặt và nước để chữa bệnh, mà tất cả những gì cần mua đều có bán ngay tại đây.
Nhìn qua một người bị chứng ù tai, bà Dung nói: "Bệnh này của con nặng lắm, nhiều người có khi bó tay, nhưng cô được cô Chín đền Sòng ban lộc về cứu dân, độ thế nên cô sẽ chữa khỏi cho con. May mà con đến cô sớm không thì nguy, chỉ vài hôm nữa là không nghe thấy gì nữa đâu".
Nhanh chóng, bà lấy ra 7 nén hương đốt lên rồi phù phép, thổi phù khói hương vào chỗ đau của người bệnh, mà theo bà đó là cách truyền năng lượng sinh học vào cơ thể người này. Đau chỗ nào bà thổi vào chỗ đó. Sau đó bà lấy một cái kéo múa máy cắt lên trên chỗ đau rồi lấy nước trong bát xoa vào chỗ bị đau.
Sau khi đã làm phép xong, bà Dung rót từ trong chai 3 chén nước rồi rắc tàn hương vào cốc cho người bệnh uống. Bà cho biết những loại hương này được đặt làm bằng những loại thuốc đặc biệt thay cho thuốc chữa bệnh (bề ngoài giống hệt hương thông thường).
Người bệnh phải uống hết số bát nước tẩm tàn hương, sau khi uống hết lại đến xin bà Dung tiếp cho đến khi khỏi bệnh. Ảnh: Văn Định.
Sau đó, bà cũng "ban lộc" tàn hương vào chai để người bệnh đem về uống dần, không cần thêm bất cứ thứ thuốc nào khác và không quên dặn người bệnh phải lui tới cô nhiều lần nữa để xin cô ban lộc "nước thánh".
"Nếu như các con đi viện chữa trị thì hết cả hàng chục triệu đồng mà bệnh tình chưa chắc đã khỏi, nhưng đến với cô chữa chỉ cần các con tin thì cô sẽ chữa khỏi cho, cô không lấy tiền mà cô chỉ làm phúc!", "Thánh cô" trấn an một người bệnh.
Bà còn khoe thêm: "Lúc sáng có một cháu bé bị mù không nhìn thấy gì nhưng cô chữa đến giờ đã khỏi luôn và có thể nhìn thấy bình thường và đang ngồi đợi về" .
Với cách này, mỗi ngày "thánh cô" chữa bệnh cho hàng trăm người. Ai chữa xong cũng đều phải tạ lễ dù bệnh có khỏi hay không. Tuy vậy, một người dân (dấu tên) trong làng cho biết, thực chất những người ngồi trong nhà "thánh cô" đa phần là người nhà bà Dung, là các "cò" được bà phân công rõ công việc, kể cả đứa bé được "chữa khỏi bệnh mù" mà bà này tuyên bố.
Điều đáng nói là "bệnh nhân" của bà Dung đều là người từ các nơi khác đổ về, chứ người địa phương thì không hề có. Năm 2011, do tin đồn bà chữa bệnh lan rộng nên cả ngày lẫn đêm hàng trăm người tìm đến, gây náo loạn cả một vùng trước đây vốn yên ắng.
Từng là bệnh nhân của bà Dung, cô Nguyễn Thị Nga ở xã Thanh Phong cho biết: "Nghe lời đồn, khoảng tháng 6-2011 tôi đến chữa nhà bà Dung một tuần nhưng bệnh tình không những không đỡ chút nào mà càng nặng hơn. Sau đó bà Dung đã điện vào số điện thoại của tôi bảo đến chữa cho khỏi. Thấy bệnh tình không tiến triển nên tôi chỉ tạ lễ 100 nghìn, bà Dung liền bảo nếu như có ai hỏi thì cứ bảo là khỏi, nếu không bà ấy sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Sợ nhỡ bà ấy làm phép gì đó thì mang họa vào thân nên tôi chẳng dám nói cho ai biết".
Một trường hợp khác, chị Nguyễn Thị Oanh ở thôn Giáp Nhất, xã Thanh Phong kể: "Tôi đưa cháu trai bị viêm khớp xương chậu đi chữa ở đó, nhưng cả tháng trời mà bệnh tình của cháu vẫn không đỡ đi chút nào. Sao đó bà Dung bảo phải chữa từ từ thì bệnh mới khỏi, nhưng tôi không cho cháu chữa nữa vì thực chất đó chỉ là trò lừa bịp".
Rất đông người tụ tập ở nhà bà Dung xin chữa bệnh, trong đó nhiều người được người dân ở đây cho biết chính là người nhà của "thánh cô" đóng vai cò. Ảnh: Văn Định.
Ông Nguyễn Văn Khương, trưởng công an xã Thanh Phong cho biết trước đây bà Dung làm nhiều nghề, từ làm ruộng, sau học lớp ngắn hạn tại trường Y Ninh Bình, về bán thuốc rồi hành nghề thầy bói. Từ tháng 3-2011 bà này chuyển sang hành nghề dưới hình thức đội lốt "cô Chín ngự đồng" để chữa bệnh.
"Hình thức và cách thức chữa bệnh này không có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh và tin cậy. Mặt khác nó khiến nhiều người mê muội", ông Khương nhận xét.
Cũng theo ông, tháng 4 vừa qua, xã đã nhiều lần triệu tập, xử phạt hành chính bà Dung và cấm chữa bệnh tại nhà vì cho đó là hoạt động mê tín dị đoan.
"Nhưng sau đó bà Dung có lên Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người xin được tờ giấy kiểm tra khả năng của mình nên chúng tôi cũng bất lực. Nhiều người mắc bệnh từ các nơi đổ về khiến công tác kiểm soát và quản lý gặp rất nhiều khó khăn", ông Khương nói.
Còn theo bà Đỗ Thị Mai Hương - Trạm Trưởng trạm y tế xã Thanh Phong: "Bà Dung chữa đủ các bệnh chỉ bằng hương và nước lã là hoàn toàn phản khoa học và bị cấm trong luật pháp vì mang tính chất mê tín dị đoan".
Trao đổi với phóng viên về việc cấp giấy chứng nhận "năng lực" cho bà Dung, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: "Đúng là Trung tâm đã có quá trình khảo sát về khả năng chữa bệnh của bà Dung nhưng do Trung tâm đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức hành chính nên mới khảo sát được trong khoảng 15 ngày, vì vậy cũng chưa thể khẳng định được việc bà Dung chữa bệnh bằng phương pháp trên là hiệu quả. Phải có nhiều đợt điều tra khảo sát trong vòng 2 năm mới biết rõ được. Còn giấy xác nhận của trung tâm không có cơ sở pháp lý để bà Dung dựa vào đó hành nghề chữa bệnh".
Theo ANTD
Kinh Ngạc Cách trị bệnh của "thần đấm": Khi "thần y"... tung chưởng "Tiếng tăm" của vị thần y giờ đã vượt xa khỏi xứ Đoài thơ mộng. Nếu chứng kiến cách trị bách bệnh chỉ bằng 3 cú thôi sơn của vị "thần y" có tên Phan Văn Chanh ở thôn Đoài Giáp, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Lương y tiền bối Hải Thượng Lãn Ông sống lại cũng phải giật...