Túi khí bên ngoài bảo vệ xe và hành khách hoạt động ra sao?
Túi khí bên trong ô tô vốn đã quen thuộc với chúng ta nhưng nếu túi khí được bung bên ngoài xe thì có giảm được thương vong khi xảy ra tai nạn?
Từ cuối năm 2018, hãng ZF đã từng giới thiệu về mẫu túi khí bên ngoài xe hơi đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, mãi đến hôm nay, hãng này mới chính thức công bố phiên bản thực tế và video thử nghiệm của mẫu túi khí này. Kết quả thu được khá khả quan và công chúng hứa hẹn sẽ được sở hữu loại túi khí ngoài này trong tương lai gần.
Theo thống kê, chỉ tính riêng tại Đức hàng năm có gần 700 người chết vì các vụ tai nạn liên quan đến đâm từ bên hông xe. Con số này chiếm 1/3 số lượng người chết vì tai nạn giao thông nói chung. Như đã biết, ở châu Âu và Đức nói riêng, các xe hầu hết đều được trang bị túi khí đầy đủ, cả phía trước lẫn bên hông xe. Do đó, có thể thấy túi khí trong chưa phải là giải pháp tối ưu để bảo vệ hành khách khi bị tông từ bên hông.
Hãng ZF cho rằng, túi khí ngoài của họ có thể là phương pháp mới để bảo vệ an toàn cho hành khách, giúp giảm tỷ lệ thương vong đến 40%. Lý do là khi bung ra, túi khí ngoài có thể giảm thiểu độ va chạm của xe khác vào xe mình đến 30%.
Túi khí bên ngoài sẽ giúp giảm tỷ lệ thương vong đến 40%.
Nguyên tắc hoạt động của loại túi khí này là nó sẽ nổ rất nhanh trước khi va chạm để tạo một khoảng không an toàn giữa xe đâm và xe bị đâm. Để làm được điều này, ZF sẽ kết nối túi khí với hệ thống cảm biến của chiếc xe và “phát triển một thuật toán nhằm xác định vật đang đến gần có phải là va chạm hay không và khi nào thì bung túi khí”. Đây cũng là thách thức lớn nhất mà hãng này phải đối mặt khi phát triển loại túi khí bên ngoài xe. Hệ thống này chỉ có khoảng 150 mili giây (bằng thời gian 1 cái chớp mắt) để quyết định xem có nên bung túi khí hay không.
Video đang HOT
Ngoài ra, dung tích túi khí bên ngoài xe cũng khá lớn, từ 280 đến 400 lít. Con số này lớn gấp 5-8 lần so với dung tích trung bình của túi khí bên trong xe. Do đó, túi khí ngoài cũng cần thời gian lâu hơn để nổ đầy. Sử dụng máy ảnh, radar cùng với các thuật toán trong phần mềm, hệ thống có thể quyết định liệu đây có phải là va chạm nguy hiểm hay không để bung túi khí. Nếu hệ thống khẳng định đây là va chạm nguy hiểm, nó sẽ nổ và bơm hơi đầy túi khí. Túi khí bên hông có kích thước mở rộng từ bên bước lên gần kính cửa sổ, ở khu vực giữa các cột A và C.
Theo Thanhnien
Túi khí và dây an toàn, hai thứ không được chủ quan bỏ qua khi lái xe
Túi khí và dây an toàn có liên quan với nhau về cơ chế hoạt động, khi cảm biến điện tử trên xe phát hiện ra giảm tốc đột ngột (như khi bị tai nạn) sẽ tạo ra một dòng điện nhỏ làm phồng túi khí. Lúc này, túi khí sẽ bung ra với tốc độ lên tới 322km/h.
Vì sao lại có tốc độ bung ra nhanh tương đương với tốc độ của xe đua F1 như vậy? Hãy đặt giả thiết khi xe chạy với tốc độ là 100km/h và đâm trực diện
Nếu KHÔNG THẮT DÂY AN TOÀN thì tài xế sẽ chịu lực va chạm với túi khí là 322 100 = 422km/h, lực va chạm này sẽ khiến tài xế gãy cổ, rạn xương ức, gãy mũi và vỡ xương mặt, xương quai hàm thậm chí là tử vong.
Nếu CÓ THẮT DÂY AN TOÀN thì cơ thể của tài xế sẽ được giữ lại giảm thiểu tối đa tác động lao về phía trước, đồng thời túi khí bung ra làm giảm lực va đập đáng kể sẽ giữ được tính mạng cho tài xế.
Nhiều trường hợp xe chạy với tốc độ cao và đâm trực diện túi khí bung ra nhưng tài xế bị bay ra khỏi xe hoặc máu me bê bết,tử vong... đó đều là do chủ quan không thắt dây an toàn.
Riêng đối với khách ngồi sau đặt biệt là trẻ em, nếu không thắt dây an toàn mà xe lại không có túi khí sau thì tỉ lệ tử vong cao gấp nhiều lần tài xế.
Những điều bí mật về túi khí trên ô tô
- Kể từ năm 1995, túi khí trên ôtô ghi nhận đã nổ khoảng 800.000 lần, cứu sống 1.700 người.
- Túi khí nổ với tốc độ lên đến khoảng 320 km/h, nhanh hơn một cái chớp mắt.
- Thời gian nhận thông tin đến khi túi khí nổ chỉ khoảng 0,05 giây.
- Túi khí tài xế có thể tích khoảng 55 lít, túi khí hành khách là 120 lít.
- Từ năm 1998, ôtô bán tại Mỹ phải trang bị 2 túi khí phía trước. Xe bán tải áp dụng luật này từ năm 1999.
Tuy nhiên, túi khí không được thiết kế để thay thế dây an toàn, mà có tác dụng hỗ trợ dây an toàn, giảm chấn thương vùng đầu và ngực.
Do đó, hãy bảo vệ tính mạng của mình và người thân, hoặc hành khách trên xe bằng việc cài dây an toàn bất cứ khi nào ngồi trên xe nhé!
Theo Khampha
Đi xe bán tải nên lắp thêm các trang bị gì? Phân khúc xe bán tải đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, nhờ vào giá thành không cao, nhưng được trang bị tiện nghi khá cao cấp. Tuy nhiên, tùy thuộc nhu cầu mà các chủ nhân xe bán tải có thể cân nhắc trang bị thêm những tiện ích dưới đây. Nắp thùng Một chiếc xe bán tải sẽ luôn...