“Túi cá” Biển Hồ: Chỉ còn trong chuyện kể (!)
Cá Biển Hồ hồi trước nhiều vô kể. Đi một chuyến về, lớp đem ra chợ bán tươi, lớp xẻ làm khô cả tuần không hết.
Tonle Sap là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông, có tầm quan trọng to lớn không chỉ đối với Campuchia. Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á; được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1997. Tonle Sap nghĩa là “sông nước ngọt lớn”; còn “Biển Hồ” là cách quen gọi của người Việt. Biển Hồ được xem như trái tim lớn của Campuchia…
Ghi từ “túi cá” thế giới
Vừa lặn ngụp dưới nước đầu mùa lũ để hoàn tất việc di dời nhà nổi của mình từ hướng lòng Biển Hồ vào bờ, ông Võ Văn Đầy, 68 tuổi, từng có thời gian được người dân tín nhiệm làm Trưởng ấp 7, xã Chong Khơ Nia, huyện cùng tên tỉnh Siêm Riệp (Vương quốc Campuchia), cho biết trung bình mỗi năm dân Biển Hồ có hơn chục lần dời nhà. Mùa khô thì dời ra hướng lòng hồ, mùa lũ về thì dời vô bờ.
Có khoảng nửa triệu người sống quanh Biển Hồ, trong đó nhiều làng người Việt. Làng người Việt sống ở bờ Siêm Riệp được xem là đông nhất với hiện có khoảng 460 gia đình; hầu hết sống bám nghề lưới cá.
Một góc Biển Hồ (Vương quốc Campcuhia) đầu mùa mưa 2017.
Liên tiếp 5 đời sống nhờ cá, ông Đầy kể: “Cá hồi trước nhiều vô kể. Ba tôi đi một chuyến về, chúng tôi ngồi phân loại, lớp đem ra chợ bán tươi, lớp xẻ làm khô cả tuần không hết. Cá nhiều tới mức mình bơi xuồng, cá bị động nhảy lên khoang xuồng”. Ông Đầy cho biết tới giờ ông vẫn không quên cảm giác sung sướng sau những lần bắt được cá tra dầu, cá hô, cá đuối nặng đến hai ba trăm ký. Còn mỗi khi nước lũ đổ về, cá sửu, cá trèn, đặc biệt là cá linh gần như đặc nước…
Đội nắng, gần cả ngày lênh đênh theo ghe của dân làm nghề cá, chúng tôi nghe các lý giải vì sao Biển Hồ nhiều cá. Cụ thể là do đây là hồ tự nhiên, không giống với hồ nào trên thế giới do lưu lượng thay đổi theo mùa, rất thuận lợi cho đàn cá sinh sôi, nảy nở và lớn nhanh.
Những năm lũ lớn, phù sa và nhiều chất dinh dưỡng cùng với cá lớn, cá bột và ấu trùng được tuồn về đây. Các chất dinh dưỡng với phù sa bồi đắp cho động, thực vật nổi để nuôi ấu trùng, bồi đắp cho cây cối bụi rậm để sinh hoa quả làm thức ăn cho cá.
Nhờ những nguyên nhân cơ bản đó mà Biển Hồ nhiều cá. Còn Campuchia nhờ Biển Hồ mà được lượng cá đánh bình quân theo đầu người mỗi năm là 25 kg/người – cao gấp khoảng 20 lần lượng trung bình thế giới. Nghề cá (phần lớn tụ họp quanh Biển Hồ) từng tạo ra 10-12% GDP của đất nước Chùa Tháp. Gần nửa dân quốc gia này tùy thuộc vào các nguồn lợi quanh Biển Hồ…
Đứng cạnh chợ cá nằm trên bờ Biển Hồ, một chuyên gia còn kể cho tôi được biết thêm rằng Mê Kông là sông có sản lượng cá đứng thứ hai thế giới, chỉ sau sông Amazone với khoảng 1.200 loài (hiện có 781 loài được định danh, trong đó ĐBSCL có 486 loài).
Riêng hạ lưu vực sông Mê Kông khoảng 2,1 triệu tấn, tương đương 20% tổng sản lượng cá nước ngọt thế giới, đó là chưa tính nguồn cá biển phụ thuộc vào dinh dưỡng do phù sa Mê Kông tạo ra hàng năm.
Các quốc gia hạ lưu vực Mê Kông (Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) có mức tiêu thụ cá nước ngọt bình quân đầu người cao nhất thế giới, trong đó, như vừa kể, đứng đầu là Campuchia do quốc gia này được “trời ban” Biển Hồ – được xem như “túi cá” của thế giới.
Chỉ còn trong chuyện kể (!)
Những điều cơ bản về cá tại Biển Hồ và cả sông Mê Kông sẽ không còn đúng trong một vài năm gần đây. Băn khoăn trước thực tế cá ở Biển Hồ sụt giảm nghiêm trọng song hầu hết người dân ở đây và cả dân ĐBSCL cũng ít có thông tin đầy đủ về nguyên nhân, mà chỉ biết chung chung dạng “ít nước thì ít cá”.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Ủy hội Mê Kông quốc tế (MRC), cũng giống như dưới “dòng mẹ” Mê Kông, đàn cá ở Biển Hồ di chuyển tùy theo mùa nước. Vùng Đông Bắc Biển Hồ (giữa Kratie và Kompong Cham) là nơi tập trung phần lớn các hố sâu (có hố sâu tới 40 mét) của sông Mê Kông.
Chính nhờ những hố sâu lý tưởng này mà “cá trắng” (chiếm đến 35% sản lượng đánh bắt ở hạ lưu Mê Kông) sống được qua mùa kiệt; chờ đến đầu lũ để đẻ trứng rồi trở về những nơi có nhiều thức ăn như Biển Hồ.
Cá tra dầu “khủng” (nặng 86 kg) được cho là có nguồn gốc từ Biển Hồ từng được ngành nông nghiệp An Giang đưa về trại giống để dưỡng, sau đó trả về tự nhiên.
Sự di chuyển có khi đến hàng trăm cây số đó của đàn cá giờ đang bị cản trở bởi chỉ riêng hạ lưu Mê Kông tiếp tục mọc lên ít nhất 11 đập thủy điện. ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, nguyên Trưởng nhóm tư vấn về đánh giá môi trường chiến lược hệ thống đập dòng chính hạ nguồn Mê Kông cho rằng chỉ riêng đập Don Sahong (Lào) thôi cũng đã là “nút thắt cổ chai” luồng di cư của cá.
Theo chuyên gia này, cá ở lưu vực Mê Kong được phân thành 2 loại. Cá đen là loại cá ít phải di cư xa hằng năm, thường chỉ từ đồng ngập lũ tới các kênh, mương, ao hồ cạnh đó. Còn cá trắng là loài phải di cư lên các chi lưu xa phía thượng nguồn để sinh sản, do vậy chúng rất nhạy cảm với tác động của đập thủy điện.
Vẫn theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, đập Don Sahong nằm ở Siphan Don cách biên giới Lào – Campuchia chỉ 2 km. Do địa hình phức tạp nên dòng chính sông Mê Kông tại đây chia thành 17 phân lưu, trong đó dòng Hou Sahong là đường di cư chính của cá ở hạ nguồn (thuộc lãnh thổ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) do chỉ có một số ghềnh nhỏ, không có thác và dòng chảy đủ lớn.
Không phải chỉ một lượng cá lớn (khoảng 205 loài) đi qua, đây cũng là nơi sinh sống tập trung của những cá thể cá heo nước ngọt Irrawady cuối cùng trên dòng Mê Kông.
Các chuyên gia thật sự lo ngại khi cá tại Biển Hồ có thể giảm đến 30% do những thay đổi về điều kiện sống sau khi hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông tiếp tục “mọc” lên thời gian tới.
Theo Thái Bình (Công an nhân dân)
9 địa điểm không thể bỏ qua khi đến Campuchia
Nếu bạn và gia đình đang có kế hoạch du lịch đến Campuchia vào mùa hè này, đừng bỏ qua những điểm đến thú vị dưới đây:
1. Du thuyền trên sông Mêkong
Đặc biệt vào lúc mặt trời lặn, hẳn khung cảnh này sẽ khắc ghi mãi trong tâm trí bạn. Du thuyền dọc theo dòng sông qua Phnom Penh để thưởng thức phong cảnh, màu sắc khi mặt trời dần lặn xuống sau Cung điện Hoàng Gia và Tháp Bạc.
Cảnh hoàng hôn trên sông Mekong đẹp mê hồn
2. Pre Rup
Ngôi đền Khmer cổ với biểu tượng hình chóp ở giữa được xem là nhà của các Thần trong quan niệm của vũ trụ học Hindu.
Đền Pre Rup
3. Banteay Srei
Ngôi đền hoa hồng xinh đẹp này được trang hoàng tỷ mỷ, công phu nhất trong số tất cả những công trình kỷ niệm của Angkor.
Banteay Srei
4. Kbal Spean
Nghệ thuật điêu khắc cực kỳ tinh xảo tại những nơi thiêng liêng trong khu rừng rậm ở vùng núi Kulen, đó chính là Kbal Apean.
Thác nước hùng vĩ của Kbal Spean
5. Angkor Wat
Là tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc Khmer, 5 ngọn tháp hình lõi ngô nằm nhấp nhô cùng những bức phù điêu tinh xảo là một trong những khung cảnh, điểm đến ấn tượng nhất của Campuchia - và của châu Á.
Angkor Wat - di sản văn hóa thế giới
Campuchia hiện nay là điểm đến quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ rất thích cách "du lịch bụi" đến Campuchia, và thực sự hoàn toàn không hề khó để làm một chuyến đi như thế đến đất nước của những chùa chiền, của đền Angkor.
6. Angkor Thom
Hiếm ai đến Campuchia mà bỏ qua địa danh này, đủ biết Angkor Thom nổi tiếng đến thế nào. Đây là một thành phố được bao quanh rộng rãi, để vào trong thành phải đi qua cánh cổng khổng lồ được trang trí bằng những khuôn mặt đá lớn.
South Gate, Angkor Thom
7. Bonn Om Tuk
Campuchia rực rỡ trong lễ hội nước
Đây là lễ hội nước hàng năm của Phnom Penh, được tổ chức trong 3 ngày có các cuộc đua thuyền diễn ra rất sôi động và quyết liệt trên sông Tonle Sap.
8. Royal Palae và Silver Pagoda
Cung điện hoàng gia Campuchia với lối kiến trúc độc đáo
Tọa lạc ngay giữa trái tim của thủ đô, Cung điện Hoàng gia và chùa Bạc là "nơi ở" của các bức họa thần thoại, cổ tích và những bức tượng quý giá, trong đó có bức tượng Đức Phật màu lục bảo nổi tiếng.
9. Công viên quốc gia Ream
Là một trong những công viên quốc gia đẹp nhất Campuchia, khung cảnh hoang dã với dòng sông và hàng cây đước hai bên và bờ vịnh tách biệt, ẩn dật.
Theo BĐT Gia Đình VN
10 điểm du lịch nên đến vào mùa thu ở Đông Nam Á Thiên nhiên hùng vĩ, thành thị sầm uất, các lễ hội sôi động là những lý do vịnh Hạ Long, Biển Hồ, Luang Phabang... được nhiều người chọn làm điểm đến mùa thu ở Đông Nam Á. Bali (Indonesia): Mùa thu, thiên đường du lịch này đón khách với những bãi biển thơ mộng, hàng trăm ngôi chùa cổ kính và nền ẩm...