Tục thay quần áo mới cho người chết rùng rợn ở Indonesia
Nghi lễ Ma’nene là một tập tục an táng cổ xưa của người Toraja, Indonesia. Nghi lễ truyền thống này khiến cho khách du lịch vừa tò mò vừa thấy rùng rợn.
Nghi lễ thay quần áo mới cho người chết diễn ra tại một khu chôn cất trong hang động ở Toraja, thuộc phía Nam đảo Salawesi, Indonesia. Với sự có mặt của đông đảo người thân trong gia đình người đã khuất, dân làng và đặc biệt có rất nhiều du khách ghé lại tham dự, quan sát nghi lễ.
Nghi lễ diễn ra trong 5 ngày. Vào ngày thứ 5, thi thể người đã khuất được đưa ra khỏi khu vực đã chôn cất để người nhà tiến hành làm lễ “thay quần áo”. Trên các phiến đá của hang động, người ta làm các lỗ rộng và sâu để đặt quan tài người đã khuất. Có đến hàng chục ô trên mỗi tảng đá.
Người xem nghi lễ vây kín quanh hang động, nơi lưu giữ những ngôi mộ đá. Có những ngôi mộ đã tồn tại hàng trăm năm.
Sau khi được đưa ra khỏi khu vực chôn cất. Mọi người làm lễ cầu nguyện, mong người đã khuất ban phước lành. Sau đó, người nhà vây quanh quan tài và trò chuyện với người đã khuất một cách thân thiết, như thể họ chưa từng rời xa khỏi cõi đời này.
Video đang HOT
Thi thể được đưa ra khỏi quan tài để tiến hành nghi lễ chính – thay quần áo mới. Người phụ nữ này được chôn cất cách đây 30 năm, nhưng không hề bị mục rữa, phần tóc và quần áo gần như vẫn nguyên vẹn.
Người nhà đã hoàn tất nghi lễ, người phụ nữ được thay bộ trang phục mới. Cứ 3 năm một lần, người trong bộ tộc Toraja sẽ tổ chức nghi lễ Ma’nene. Họ tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.
Nghi lễ Ma’nene khởi nguồn từ ngôi làng Baruppu từ hơn một thế kỷ trước. Theo truyền thuyết của người Toraja, thợ săn tên Pong Rumasek đã tìm thấy một xác chết bị mục rữa trong rừng. Anh này đã lau chùi và tắm rửa sạch sẽ cho xác chết đó và lấy quần áo của mình phủ lên trước khi đem đi chôn cất. Kể từ đó, Pong Rumasek luôn gặp may mắn và trở nên giàu có.
Người dân Torajans cũng coi nghi lễ này như dịp đoàn tụ người thân và thắt chặt mối quan hệ anh em họ hàng trong gia đình. Lễ Ma’nene kết thúc với một bữa tiệc quây quần của những người trong mỗi gia đình.
Theo The Culture Trip
Đám đông giận dữ giết gần 300 con cá sấu để trả thù cho hàng xóm
Nhà chức trách Indonesia ngày 15-7 cho biết đám đông tức giận đã giết gần 300 con cá sấu tại tỉnh Papua sau khi một con cá sấu tấn công đến chết một người đàn ông địa phương.
Đám đông tức giận đã giết chết gần 300 con cá sấu sau khi hàng xóm của họ bị một con cá sấu giết chết - Ảnh: REUTERS
Cảnh sát và các quan chức bảo tồn động vật nói rằng nạn nhân xấu số đã rơi bên trong hàng rào của một trại nuôi cá sấu khi đang hái cỏ cho vật nuôi của mình.
Theo AFP, con cá sấu đã cắn vào chân nạn nhân Sugito (48 tuổi) trước khi dùng đuôi tấn công và gây ra vết thương chết người cho ông này.
Cuộc trả thù xảy ra sau đám tang của ông Sugito. Những người thân của nạn nhân và các cư dân địa phương đã tức giận vì trại nuôi cá sấu lại ở quá gần khu dân cư. Họ biểu tình tại đồn cảnh sát địa phương.
Người đứng đầu cơ quan bảo tồn địa phương là Bassar Manulang đã nói với đám đông đang giận dữ rằng trang trại đồng ý bồi thường cho gia đình của ông Sugito. "Chúng tôi đã thỏa thuận với gia đình của nạn nhân và gửi lời chia buồn đến họ" - ông Manulang cho biết thêm.
Tuy nhiên, đám đông lên đến hàng trăm người đã không hài lòng với cách giải quyết này và kéo đến trại cá sấu cùng với dao, rựa và xẻng. Tại đây, họ đã giết chết 292 con cá sấu từ những con còn nhỏ chỉ dài khoảng 10 cm đến những con trưởng thành dài 2 mét.
Lực lượng cảnh sát và các quan chức thuộc cơ quan bảo tồn địa phương dù đông hơn song vẫn không thể ngăn cản cuộc tấn công.
Chính quyền Papua thông báo họ đang điều tra và có thể đưa ra các cáo buộc hình sự đối với những người đã tham gia vào cuộc tấn công.
"Cho đến nay chúng tôi vẫn đang thẩm vấn các nhân chứng" - cảnh sát trưởng quận Sorong của tỉnh Papua là ông Sidan Sutrahna cho biết.
Quần đảo Indonesia là nhà của nhiều loài động vật hoang dã, bao gồm nhiều loài cá sấu và chúng thường tấn công và giết người.
Hồi tháng 3, các nhà chức trách tại đảo Borneo đã buộc phải bắn chết một con cá sấu dài 6 mét sau khi nó ăn thịt một công nhân trồng cọ địa phương.
Các đây 2 năm, một con cá sấu đã giết chết một du khách người Nga tại địa điểm lặn nổi tiếng Raja Ampat nằm ở phía đông Indonesia.
ANH THƯ
Theo tuoitre.vn
Người phụ nữ bất ngờ xuất hiện trên bờ sau hơn một năm bị sóng cuốn trôi Câu chuyện của cô Nining Sunarsih, 52 tuổi, đang gây bão trên truyền thông Indonesia sau khi bị sóng cuốn trôi nhưng hơn một năm sau, cô lại bị sóng đánh dạt vào bờ và vẫn mặc nguyên quần áo cũ. Nining Sunarsih bị sóng cuốn trôi từ hơn một năm rưỡi trước Hơn một năm rưỡi trước, cô Nining đang đi nghỉ...