Tục săn người bạch tạng ghê rợn ở Tanzania
Việc là người bạch tạng giống như mang án tử ở Tanzania. Kể từ năm 2006, 71 người không có sắc tố ở da, tóc hoặc mắt đã bị giết chết tại đây. Thêm 29 nạn nhân khác đã bị tấn công.
Căn bệnh về gen trên được tin là sinh ra ở Tanzania. Hiện nay, ở quốc gia Đông Phi này, trung bình cứ 1.400 dân thì có 1 người bị bệnh bạch tạng trong khi tỉ lệ này trên toàn thế giới là 1 trên 20.000 người. Điều đáng nói là những quan điểm sai lầm về bệnh bạch tạng ăn sâu bám rễ ở Tanzania. Một số cư dân địa phương tin rằng, người bạch tạng là những con ma bất tử. Số khác lại cáo buộc, họ được sinh ra trong những gia đình bị nguyền rủa. Đáng sợ hơn, các thầy phù thủy muốn cắt trộm chân tay của họ để chế những liều thuốc ma thuật, hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và chữa bệnh.
Một “bộ nguyên liệu” bạch tạng hoàn chỉnh, bao gồm tai, lưỡi, mũi, bộ phận sinh dục và cả 4 chi, có thể bán được tới 75.000USD. Do đó, rất nhiều người trong số 17.000 bệnh nhân bạch tạng của Tanzania đã và đang được chính quyền che chở. Trong bức ảnh này, Bestida Salvatory đang đoàn tụ với cô con gái 17 tuổi của mình – Angel – ở Trung tâm bảo trợ Kabanga. Angel, hiện bị ung thư da, đã buộc phải bỏ nhà ra đi cách đây 4 năm sau khi cha ruột của em dẫn một nhóm người tấn công chính con gái mình. Đi cùng với mẹ đến thăm Angel còn có cậu em trai Ezekiel, 1 tuổi.
Trong một phòng ngủ tập thể đông đúc tại Trung tâm bảo trợ Kabanga, những đứa trẻ bạch tạng cùng chia sẻ giây phút yên bình bên nhau
Là trường nội trú cho người bạch tạng thuộc đủ lứa tuổi, cơ sở này được bao bọc trong những bức tường dày nhằm bảo vệ họ trước sự dòm ngó của các thợ săn người và thầy phù thủy. Tại đây, những người bạch tạng được an toàn về mặt thể chất, nhưng chẳng có mấy kế hoạch dài hạn cho tương lai của họ.
Zawia Kassim, 12 tuổi, học sinh trường Tiểu học Kabanga, ước mơ trở thành giáo viên một ngày nào đó. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị bệnh bạch tạng hiện đang đối mặt với tương lai mù mịt
Ngoài trường tiểu học, gần như chẳng có cơ sở giáo dục nào dành cho những trẻ bị bệnh bạch tạng. Và ở một số cộng đồng, các em bị coi là bị trì độn và thường không được khuyến khích đi học. Những trẻ bị bệnh được tới trường lại thường học dốt do thị lực kém – một căn bệnh đi kèm hội chứng bạch tạng, khiến việc đọc chữ trở nên khó khăn. Rất nhiều đứa trẻ bạch tạng lớn lên bị mù chữ và phải làm các công việc đầy tớ.
Video đang HOT
Maajabu Boaz, 20 tuổi, đang mang theo dao phòng thân ở bên ngoài nhà của mình tại làng Nengo, Tanzania
Maajabu đã từ chối rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để tới một nơi an toàn hơn. Mặc dù trẻ bị bạch tạng trong làng đã bị tấn công, nhưng lời đồn về sự dữ dằn của Maajabu đã giúp bảo vệ anh cho tới hiện tại.
Theo Hội chữ thập đỏ và Hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, ít nhất 10.000 người bạch tạng ở Đông Phi đã bị đẩy vào tình cảnh vô gia cư hoặc phải trốn chạy. Các thầy phù thủy đã kiếm được hàng chục ngàn USD từ việc bán các liều thuốc ma thuật hoặc những món đồ khác được làm từ xương, tóc và da của người bạch tạng.
Các tiểu thường bày bán “thuốc ma thuật” trong chợ Mgusu
Ở Tanzania, nơi thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 442USD, một tay hoặc chân của người bạch tạng có thể có giá tới 2.000USD. Từ khi cảnh sát bắt đầu ra tay bảo vệ người bạch tạng, các thương nhân phàn nàn rằng giá của các phương thuốc ma thuật đã trở nên vô cùng đắt đỏ.
Angel Salvatory đang mua vải tại chợ trong làng Kabanga
Ngoài nguy cơ bị săn bắt ngoài đường, những người bạch tạng Tanzania cũng phải bảo vệ bản thân trước ánh nắng Mặt trời. Họ rất dễ bị sạm nắng và ung thư da – nguyên nhân cướp đi sinh mạng của khoảng 98% số người bạch tạng ở quốc gia này.
Tại Trung tâm bảo trợ Kabanga, Lightness Philbert đang cõng bé Jessica, 3 tháng tuổi
Đứa trẻ được mẹ mang tới sau khi bị dân làng đe dọa làm tổn thương. Các anh trai của Jessica đã phải rời bỏ nhà tới sống ở trung tâm sau khi người chị cả bị tấn công ngay tại nhà của họ. Cha của bé đã bị thương trong khi bảo vệ con mình.
Bệnh bạch tạng đã chia rẽ nhiều gia đình ở Tanzania. Một số trẻ bị bạch tạng, như Lightness, tới một trung tâm bảo vệ nào đó và sẽ không bao giờ được gặp lại cha mẹ nữa. Số khác lại chỉ có mẹ nuôi dưỡng do bị cha bỏ rơi với cái cớ vợ của mình đã ăn nằm với người đàn ông da trắng. Vì vậy, một số người bạch tạng chọn kết hôn với người cùng mắc bệnh, thấu hiểu hoàn cảnh của họ rõ nhất. Tuy nhiên, cả cha và mẹ bị bạch tạng làm tăng nguy cơ con sinh ra cũng bị bạch tạng.
Ferista Daudi (phải) vui đùa tung tăng quanh khu Trung tâm bảo trợ Kabanga. Cô bé 2 tuổi này đã phải rời bỏ làng của mình sau khi một thầy phù thủy giết chết mẹ của em để đánh cắp các bộ phận cơ thể
Bị hãm hiếp là một nỗi kinh hoàng khác đối với những người bị bệnh bạch tạng ở Tanzania. Các bé gái, thường ở vùng tây bắc xa xôi của đất nước, đã bị những gã đàn ông đồi bại, vốn tin rằng làm “chuyện ấy” với người bạch tạng có thể chữa bệnh AIDS, tấn công tình dục. Hiện người ta vẫn chưa biết chính xác số nạn nhân vì định kiến xã hội ngăn cản nhiều bé gái tố cáo việc bị hiếp dâm. Khoảng 1,4 triệu người Tanzania hiện nhiễm virus HIV và cuối cùng có thể phát triển thành bệnh AIDS.
Jessica nằm im trong vòng tay mẹ – cô Helen – người vừa ghé thăm Trung tâm bảo trợ Kabanga
Ba trong số 9 đứa con của Helen mắc chứng bạch tạng. Người mẹ đau khổ kể: “Người dân trong làng của tôi nói, bọn trẻ không phải là người bình thường, chúng giống như quỷ dữ”. Bất chấp nỗ lực của chính phủ Tanzania nhằm nâng cao nhận thức của người dân và chấm dứt tình trạng bắt giết, người bạch tạng vẫn được coi là món hàng có giá trên thị trường chợ đen. Cuộc săn tìm họ đã lan rộng khắp lục địa đen tới Burundi, Kenya và Swaziland.
Theo 24h
Tìm thấy khủng long cổ xưa nhất trái đất
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long được cho là cổ xưa nhất trái đất, với kích thước chỉ cỡ một con chó săn Labrador.
Hình phục dựng loài khủng long Nyasasaurus parringtoni
Các nhà khoa học đưa ra kết luận trên sau khi phân tích mẫu hóa thạch khủng long được tìm thấy ở Tanzania vào những năm 1930.
Loài khủng long này được đặt tên là Nyasasaurus parringtoni. Qua phân tích hóa thạch xương khuỷu tay và 6 đốt xương sống tìm thấy, giới khoa học dự đoán chúng sống khoảng từ 240-245 triệu năm trước.
Vào khoảng thời gian này, các lục địa của hành tinh vẫn còn dính với nhau tạo thành một vùng đất khổng lồ gọi là siêu lục địa Pangaea. Khu vực Tanzania có thể là cực nam của Pangaea - khi đó bao gồm châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực và châu Úc.
Các nhà khoa học cho rằng khủng long Nyasasaurus parringtoni có thể đứng thẳng, dài từ 2-3 m, đuôi và cổ rất dài, vùng hông rộng khoảng 1 m và nặng khoảng 20-60 kg.
Trưởng nhóm nghiên cứu Sterling Nesbitt - một tiến sĩ sinh vật học thuộc Đại học Washington - cho biết: "Nếu như Nyasasaurus parringtoni không phải là loài khủng long cổ xưa nhất thì nó cũng là họ hàng gần nhất với khủng long từng được tìm thấy".
Với phát hiện được công bố trên tờ Biology Letters hôm 5-12 thì loài khủng long xuất hiện sớm hơn 10-15 triệu năm so với các giả thiết trước đây. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chứng minh khủng long không sở hữu hình thể khổng lồ ngay từ đầu mà khá nhỏ bé. Theo thời gian, chúng tiến hóa và vươn lên nắm địa vị thống trị lục địa.
Theo người lao động
Phát hiện loài khủng long cổ xưa nhất? Xương hóa thạch được khai quật bởi các nhà cổ sinh vật học Anh tại Tanzania, thuộc địa xưa của Anh, trong thập niên 1930 có thể thuộc về loài khủng long cổ xưa nhất từng được biết đến từ trước đến nay, AFP dẫn báo cáo của các nhà khoa học ngày 5.12 cho biết. Bộ xương có thể thuộc về loài...