“Tức nước vỡ bờ” con dâu lấy mạng mẹ chồng bằng 33 nhát dao
Trong một khoảnh khắc “tức nước vỡ bờ”, người con dâu vốn ngoan ngoãn, cam chịu đã biến thành một kẻ giết người tàn bạo.
Người con dâu vốn được tiếng thảo hiền, nhẫn nhịn đã ra tay giết mẹ chồng một cách dã man
Vào khoảng 15h ngày 9/6/2006, Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn xảy ra một vụ trọng án, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Thoan (sinh năm 1930) với nhiều vết thương trên người đã chết tại chỗ.
đối với Bích bây giờ, song sắt nhà giam và tuổi thanh xuân trôi đi lặng lẽ không phải là sự trừng phạt lớn nhất, mà chính là sự đau khổ của những người xung quanh.
Ở đó, nạn nhân nằm giữa vũng máu, não bị dập do vật cứng đập vào, ngoài ra trên người còn bị nhiều vết đâm sắc, có thể do vật sắc nhọn đâm vào. Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy, nạn nhân tổng cộng bị 33 vết đâm, trong đó có 2 vết vào đầu được cho là nguyên nhân gây tử vong.
Sau 90 ngày kể từ khi vụ án xảy ra, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, cơ quan điều tra đã bắt đầu có cơ sở củng cố nghi vấn: người gây nên cái chết thảm thương đối với bà Thoan chính là con dâu của bà, đối tượng Nguyễn Thị Bích (SN 1983, ở Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La).
Đến ngày 1/10, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Sơn La đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Bích về tội Giết người. Lúc đó, Bích mới 23 tuổi. Trước những chứng cứ khá thuyết phục, Bích đã phải nhanh chóng nhận tội bằng một bản tường trình.
Bích vốn chỉ học hết lớp 9. Nhà có mấy chị em gái, ít ruộng nương nên lúc rỗi việc cô xin bố mẹ đi học nghề thợ may. 17 tuổi cô đã có chân trong xưởng may nhỏ ở tiểu khu. Làm công nhân đi sớm, về khuya, nhà máy lại toàn nữ nên 19 tuổi mà cô chưa có chàng trai nào để đi chơi Tết cùng. Với cô, ở tuổi ấy gần như “ế” bởi các bạn cô học hết lớp 9 là họ chuẩn bị lấy chồng.
Tròn 20 thì Bích lấy chồng. Với cô, đó là số phận, bởi hai người sống cùng tiểu khu, có nghe tên bố mẹ của nhau nhưng chưa bao giờ giáp mặt. Tình yêu của họ được coi là “sét đánh” bởi sau 3 tháng quen nhau, người yêu Bích đòi cưới.
Mẹ chồng Bích đã phản đối cuộc hôn nhân này. Bà cho rằng Bích đã già, lừa con trai bà vì gần 20 mà chưa ai cưới hỏi. Cộng thêm việc nhà em toàn chị em gái nên bà sợ cô con dâu này cũng sẽ chỉ sinh toàn vịt trời.
Nước mắt của người phụ nữ đã mất tất cả trong cuộc đời.
Video đang HOT
Theo lời khai của Bích thì những bi kịch gia đình xảy đến khi mẹ chồng ngày càng cay nghiệt. ngoài việc bắt con dâu phải làm việc quần quật ở ngoài đồng, bà còn thường xuyên chửi bới, đay nghiến con dâu, có lúc còn lôi cả bố mẹ Bích ra mà chì chiết tội không biết dạy con.
Tất cả những lần bị mẹ chồng mắng, Bích không dám hé nửa lời. Khi Bích sinh cô con gái cũng là lúc bà Thoan khẳng định ý nghĩ của mình đúng về việc con dâu sẽ giống mẹ, chỉ đẻ toàn “vịt”. Bà không tiếc lời mắng mỏ con dâu. 3 năm làm dâu là 3 năm cô ngậm đắng cay, không dám cãi mẹ nửa lời.
Nỗi uất ức ấy cứ lớn dần trong cô con dâu trẻ và cái ngày nó bung phát ra ngoài cũng đến, đó là ngày 9/6, khi Bích vừa xuồng bếp thì bị mẹ chồng tiếp tục vô cớ gây sự.
Không còn làm chủ được bản thân, thấy con dao trên bếp, Bích lấy xuống và đâm vào người mẹ chồng. Sau đó, khi bà Thoan ngã xuống sàn nhà, chưa nguôi nỗi bức xúc dồn nén suốt 3 năm, Bích đưa tay lấy chiếc chày gỗ đập nhiều nhát vào người bà Thoan.
Ngày ra tòa, chồng con cô không đến dự. Sau hai năm trong trại, Bích nhận được đơn xin ly hôn và biết chồng đã lấy vợ khác. Cô chỉ biết khóc ròng rã và cầu mong cho chồng và con gái thơ dại của mình được bình yên, hạnh phúc.
Theo xahoi
Mẹ chồng mê tín: Con dâu có chồng cõi âm
Nghe thầy bói bảo con dâu đi tắm sông, bị vong "bắt" làm vợ, bà Lan vừa tin, vừa sợ. Từ chuyện gia đình hay có chuyện lục đục, bản thân thường xuyên đau ốm nên bà Lan càng tin lời thầy bói. Bà thường buông lời rẻ rúng khiến nàng dâu căm tức, ra tay hạ độc mẹ chồng rồi bỏ xứ, trốn lệnh truy nã. Hơn 20 năm qua, tấm lưới pháp luật cuối cùng vẫn giăng bủa lên cô con dâu mang số phận cay nghiệt.
Nồi cơm trộn thuốc diệt ruồi
Một buổi chiều tháng 7/1988, anh Lê Văn Ba - một thanh niên trú thôn 4, xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - nghe tiếng kêu cứu yếu ớt phát ra từ căn nhà nhỏ của hàng xóm là bà Lê Thị Lan. Anh Ba chạy vào thì thấy bà Lan ôm bụng quằn quại, bát cơm ăn dở vung vãi dưới nền đất. Biết có chuyện chẳng lành, anh vội gọi thêm mấy người nữa đưa bà Lan đến Bệnh viện Hội An cấp cứu. Nhưng đến 21 giờ cùng ngày, bà Lan đã trút hơi thở cuối cùng. Trong lúc hấp hối, bà cầm chặt tay người cháu trai là anh Nhị, ứa nước mắt: "Vợ thằng Pháp giết cô rồi". Kết quả giám định pháp y cho thấy, bà Lan chết là do ngộ độc thuốc.
Trước một vụ việc có tính chất hình sự, lực lượng công an lập tức vào cuộc. Kết quả kiểm nghiệm mẫu cơm trong chiếc bát bà Lan ăn dở và mẫu cơm còn trong nồi, cơ quan chức năng phát hiện trong đó có lẫn một loại hóa chất diệt côn trùng có độc tính mạnh. Như vậy, nghi án bà Lan bị đầu độc là có cơ sở. Thông tin thu thập được cho thấy, Nguyễn Thị Ngọc - con dâu bà Lan là nghi can số 1. Khi đó Ngọc mới 21 tuổi. Cô gái thôn quê quen cảnh chân lấm tay bùn này kết hôn với con trai bà Lan là anh Đỗ Pháp được 1 năm và đang mang thai đứa con đầu lòng.
Là người cùng làng cùng xóm, bà Lan cũng biết khá rõ về Ngọc và không ngăn cản hay phàn nàn gì khi anh Pháp muốn cưới Ngọc làm vợ. Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà, bà Lan và con dâu bắt đầu có những mâu thuẫn âm ỉ, nhất là những lúc khó khăn, túng quẫn hoặc bà Lan đau ốm, trở nên khó tính. Những xung đột này bùng lên quyết liệt hơn bởi gã thầy bói phán bừa...
Một ngày đầu xuân năm 1988, chị gái anh Pháp (có chồng ở cùng thôn) rủ bà nội của Ngọc đi xem bói ở chợ Chùa bên xã Duy An. Nhân tiện, hai người nhờ "thầy" xem giúp cho vợ chồng anh Pháp một quẻ về "gia sự" và hỏi Ngọc sẽ sinh con trai hay con gái. Gã thầy bói nghe hỏi liền phán: Ngọc đi tắm sông bị bà tổ cô quở phạt, bắt mang thai với một người cõi âm tên là P.N. Như vậy, Ngọc có 2 người chồng, một người cõi âm, một người cõi dương - tức là anh Pháp. Do ghen tuông với anh Pháp nên "người chồng cõi âm" quậy phá khiến gia đình nghèo khó không ngóc lên nổi, người trong nhà thì đau ốm liên miên. Ngọc mà ở trong nhà, có ngày bà Lan và con trai sẽ gặp đại nạn.
Nghe con thuật lại, bà Lan tỏ ra lo lắng. Bà tin lời thầy bói, cho rằng cô con dâu đã mang lại sự đen đủi cho mình và con trai. Từ đó, bà Lan ghét Ngọc ra mặt và liên tục cãi vã to tiếng với con dâu. Bức xúc, Ngọc nhiều lần đòi anh Pháp phải dọn ra ăn ở riêng. Nhưng vì không nỡ để mẹ già đơn chiếc một mình, anh Pháp nhất quyết không đồng ý. Quan hệ giữa hai vợ chồng ngày càng trở nên căng thẳng. Do nóng tính, anh Pháp đã vài lần đánh vợ. Bất mãn, Ngọc viết đơn xin ly hôn và bỏ về nhà cha mẹ ruột.
Dù vợ đang bụng mang dạ chửa, nhưng từ khi Ngọc bỏ đi, anh Pháp và mẹ không hề quan tâm, thăm hỏi. Ngọc buồn tủi vì cảm thấy bị hắt hủi và rất căm giận mẹ chồng.
Đầu độc để... hàn gắn tình cảm (?!)
Khi Cơ quan Công an triệu tập lấy lời khai, Nguyễn Thị Ngọc quanh co chối tội, nhưng sau đó phải thừa nhận là đã bỏ thuốc độc vào nồi cơm của mẹ chồng...
Ngày 10/7/1988, Ngọc đến nhà bà Võ Thị Lương ở thôn 4 Duy Vinh để mua 2 gói thuốc diệt ruồi mang về nhà cha mẹ ruột đổ chung vào một túi nylon chờ cơ hội để thực hiện ý đồ tội lỗi.
Biết anh Pháp lên núi xa đãi vàng chưa về và bà Lan ở nhà một mình, chiều 18/7/1988, Ngọc lẻn về nhà chồng. Lúc này, bà Lan vừa nấu cơm chiều xong. Ngọc lẻn vào bếp, đổ gói thuốc diệt ruồi vào nồi cơm rồi đi về nhà cha mẹ ruột. Khi bước ra cổng, Ngọc tình cờ giáp mặt với người hàng xóm, và người này trở thành nhân chứng giúp vạch rõ tội lỗi của Ngọc.
Mắt kém do bị lòa, bà Lan không hề thấy Ngọc vào nhà, cũng không phát hiện cơm trong nồi đã xới lẫn thuốc độc. Nên khi người hàng xóm ra về, bà Lan lấy cơm, chan canh ăn. Đang ăn giữa chừng, thuốc độc ngấm khiến bà Lan bị ngộ độc, đau thắt bao tử nên gọi hàng xóm kêu cứu. Trước khi qua đời tại bệnh viện, bà Lan trăng trối rằng cô con dâu đã sát hại mình.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đã bắt giữ Nguyễn Thị Ngọc. Sau đó, TAND tỉnh đã mở phiên sơ thẩm, xét xử Nguyễn Thị Ngọc về tội "giết người". Lúc này, Ngọc vừa sinh con gái.
Nhận định nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo nông nổi, có một phần nguyên nhân do cách hành xử của anh Pháp và chính nạn nhân Lê Thị Lan, đồng thời Ngọc mới sinh con nhỏ, Tòa sơ thẩm đã xử bị cáo Nguyễn Thị Ngọc 5 năm tù về tội "giết người", nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 1/1/1989, người thân bà Lan có đơn kháng cáo lên TAND tối cao, đề nghị Tòa phúc thẩm xét xử lại theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo Ngọc. Vị chánh án chủ trì buổi xét xử bác bỏ lý do mà Nguyễn Thị Ngọc biện hộ và đanh thép lên án: Chỉ vì những xung đột trong cuộc sống mà Ngọc đã cố ý tước đi sinh mạng của mẹ chồng đã già yếu bệnh tật. Hành vi của bị cáo không những vi phạm pháp luật mà còn trái với truyền thống đạo đức, gây căm phẫn bất bình trong dư luận. Án sơ thẩm xử phạt Nguyễn Thị Ngọc 5 năm tù cho hưởng án treo là quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, do đó cần tăng mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thị Ngọc.
Tòa phúc thẩm tuyên phạt Nguyễn Thị Ngọc 8 năm tù về tội giết người, dưới mức quy định của khung hình phạt và cho bị can được tạm hoãn thi hành án do đang nuôi con nhỏ. Lợi dụng chính sách nhân đạo này, năm 1990 Ngọc đã để con cho bà ngoại và bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan Công an đã ra quyết định truy nã Nguyễn Thị Ngọc trên toàn quốc...
Thượng úy Lê Minh Vân bên hồ sơ đối tượng bị truy nã.
Gặp kẻ bị tầm nã mà không thể bắt
Lần giở hồ sơ truy nã đối tượng Nguyễn Thị Ngọc, Đại tá Trần Anh Quân - Trưởng phòng Cảnh sát truy nã Công an Quảng Nam cho biết: Nguyễn Thị Ngọc là 1 trong 4 đối tượng bỏ trốn lâu nhất trong số 79 đối tượng truy nã bị bắt giữ, vận động ra đầu thú trong năm nay. Việc truy lùng đối tượng này khiến lực lượng công an tốn khá nhiều công sức. Sau hơn 20 năm, hung thủ vụ án giết người năm nào có thể nghĩ pháp luật không thể lần tìm ra. Tuy nhiên, các chiến sĩ công an vẫn miệt mài lần tìm dấu vết tội phạm.
Cuối năm 2010, Phòng Cảnh sát truy nã Công an Quảng Nam được thành lập. Tiếp nhận hàng trăm hồ sơ truy nã từ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh chuyển sang, CBCS đơn vị nghiên cứu kỹ từng hồ sơ.
Tháng 7/2012, khi được Thượng úy Lê Minh Vân - một trinh sát dày dạn kinh nghiệm cho xem tấm ảnh đối tượng truy nã Nguyễn Thị Ngọc, anh H., một người dân ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) khẳng định gần 20 năm trước, anh có gặp Ngọc tại quận Gò Vấp, TP HCM và yêu mến cô gái này. Nhưng cô gái lấy tên là Sương, quê ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó, nghe nói Ngọc đến với một người thợ cơ khí. Anh H. không hề biết gì về quá khứ trước đó của Ngọc. Vài năm sau, anh H. về quê, không biết Ngọc giờ ở nơi đâu. Câu chuyện anh H. kể lại cũng góp thêm những thông tin quý về Nguyễn Thị Ngọc. Trong những lần đi bắt tội phạm ở TP HCM, các trinh sát lại nghe ngóng, tìm kiếm nhưng đối tượng vẫn như bóng chim tăm cá...
Lúc này, B., cô con gái của Nguyễn Thị Ngọc với anh Đỗ Pháp đã lớn, có chồng con ở xã Quế Minh, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Trinh sát được biết mấy năm trước, B. từng vào TP HCM ở nhà cậu ruột ở quận Gò Vấp và làm công nhân may. Thượng úy Vân nhận định trong thời gian này, B. có thể đã gặp mẹ ruột. Gặp mặt hỏi B. trực tiếp sợ "bứt dây động rừng", anh nhiều lần tìm cách dò hỏi, thông qua một vài người bạn của B., nhưng lần nào B. cũng trả lời chưa bao giờ gặp lại mẹ.
Kiên trì tìm kiếm, lần theo các mối quan hệ của B., Thượng úy Vân nắm được thông tin trong thời gian ở TP HCM, có vài lần B. nhờ bạn chở đến nhà người quen ở một con hẻm đường Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh và ở lại qua đêm. Với sự hỗ trợ của Công an phường 24, tổ công tác Phòng Cảnh sát truy nã Công an Quảng Nam đã tra cứu hàng trăm hồ sơ nhập khẩu và tạm trú, cuối cùng xác định đối tượng nghi vấn có đăng ký tạm trú KT3 mang tên Trần Thị Sương, trú hẻm 128 Bạch Đằng. Kiểm tra, đối chiếu cho thấy người này đúng là Nguyễn Thị Ngọc. Lúc này Ngọc đang sống với người chồng thứ 2, có một con gái 17 tuổi và một con trai 8 tuổi.
Khi tổ công tác do Thượng tá Lê Tự Pháo - Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã vừa xuất hiện tại nhà và cất giọng Quảng đặc sệt, Nguyễn Thị Ngọc buột miệng: "Tôi biết rồi cũng có ngày hôm nay". Đến lúc này, chồng và 2 con của Ngọc mới ngẩn người ra khi biết quá khứ lỗi lầm của Ngọc.
Ngọc run run trả lời các câu hỏi của điều tra viên và bày tỏ sự ăn năn về tội lỗi gây ra. Ngọc khai trước khi gặp người chồng hiện tại, Ngọc phải đi bán vé số dạo để kiếm sống. Trong quá trình trốn chạy, điều khiến Ngọc đau khổ nhất là nỗi nhớ con. Khi B. khôn lớn, Ngọc đã tìm cách liên lạc với B., gọi B. đến nhà chơi nhưng không dám thể hiện thân phận là mẹ của B. trước mặt chồng. Ngọc cũng vô cùng ray rứt là khi mẹ ruột mất, Ngọc cũng không thể về quê chịu tang. Khi tội ác bị phơi bày, Ngọc lại thêm nỗi sợ là không biết sẽ đối mặt thế nào với người nhà anh Đỗ Pháp...
Tuy nhiên, đã xảy ra một tình huống mà tổ công tác của Phòng Cảnh sát truy nã Công an Quảng Nam chưa từng gặp. Đó là đối tượng bị tầm nã Nguyễn Thị Ngọc là một bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Mỗi tuần, Ngọc phải vào bệnh viện chạy thận nhân tạo để lọc máu 3 lần, sức khỏe rất kém. Sau khi kiểm tra hồ sơ, làm việc với bệnh viện nơi Ngọc đang điều trị, tổ công tác xác định việc bắt giữ, di lý về Quảng Nam có thể gây nguy hiểm đến tính mạng kẻ bị tầm nã. Trước tình thế đó lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam chỉ đạo tạm thời không bắt giữ Nguyễn Thị Ngọc, giao đối tượng cho gia đình quản lý và nhờ chính quyền địa phương giám sát.
Hồ sơ đối tượng Nguyễn Thị Ngọc được bàn giao cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Quảng Nam. Chiều 29/10/2012, Đại tá Nguyễn Thế Nghiệp - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Quảng Nam cho biết, sau khi kiểm tra hồ sơ, đơn vị đã làm việc với Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam để đề nghị hoãn thi hành án đối với bị can Nguyễn Thị Ngọc.
Có thể Ngọc sẽ thoát việc thi hành mức án 8 năm tù được tuyên trước đó. Nhưng sự cắn rứt lương tâm trong bao năm trời lẩn trốn và sự hành hạ của căn bệnh hiểm nghèo cũng đã là một bản án không kém phần cay nghiệt cho tội lỗi mà Ngọc đã từng gây ra cái chết oan nghiệt với mẹ chồng.
Theo 24h
Bí ẩn vụ thảm sát gia đình, hiếp dâm con trai chấn động miền Tây Kỳ 6 Trong cả hai lần bị đưa ra xét xử, nghi can chính của vụ án Joseph Kallinger chỉ chăm chăm ngồi đọc Kinh thánh khiến cả phòng xử xôn xao. Ảnh minh họa Mọi sự chú ý lúc này đều đổ dồn về phía luật sư bào chữa cho bị cáo, nghi can chính của vụ án là Joseph Kallinger. Những người bào...