Tục mai táng người chết kì lạ của người J’rai
Khu nhà mả của làng Plei Trang, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, Gia Lai, ra đời từ năm 1980, đến nay đã có hơn 200 người về “sống” chung. Điều đặc biệt là hơn 200 người chết đó chỉ được chôn trong 14 ngôi mộ với những phương thức mai táng rất kì lạ…
Người J’rai ở Gia Lai có nhiều quan niệm đặc biệt về thế giới người chết: Người chết có cuộc sống riêng tồn tại như lúc còn sống; sống chung nhà thì chết sẽ chung mồ… Vì vậy họ có những phong tục mai táng người chết khá kỳ lạ.
Kiểu chôn chung kỳ lạ
Khu nhà mả của làng Plei Trang chỉ rộng vài mét với 14 ngôi mộ nhưng có đến hơn 200 người quá cố nằm trong đó
Theo ông Rahlan Djel, trưởng thôn làng Plei Trang, mỗi ngôi mộ được đào sâu khoảng 2 mét, rồi chôn những người chết trong làng cho đến khi ngôi mộ này đầy xác người chết mới có ngôi mộ khác.
Trước đây, để lo hậu sự cho bản thân và gia đình, những người đàn ông khỏe mạnh khi còn trẻ tuổi đã phải vào tận rừng sâu tìm những cây gỗ tốt và to nhất, mang về nhà và đẽo thành chiếc quan tài để dưới gầm nhà sàn, chờ đến khi có người chết sẽ đặt vào quan tài, rồi mang ra khu nhà mả để chôn.
Họ đào huyệt sâu khoảng 2 mét, đặt quan tài xuống đất rồi lấp lại. Khi có người tiếp theo trong làng chết, họ lại đào ngôi mộ này lên để chôn người mới chết vào trong quan tài. Nếu xác của người chôn trước da thịt đã thối rữa, chỉ còn xương, họ sẽ dồn tất cả xương cốt lại một chỗ (người lớn tuổi sẽ được để xương cốt lên đầu quan tài, người ít tuổi hơn sẽ được gạt xuống phần cuối cùng của quan tài), rồi đặt xác người mới chết vào trong.
Nếu thời gian hai người chết quá gần nhau, xác của người chết trước vẫn còn da thịt, người trong làng sẽ cắt bỏ hết da thịt của người nằm trong quan tài để lên mặt đất cho chim Cờ reng á (kền kền) ăn, rồi dồn xương lại đặt người mới chết vào trong quan tài. Với cách này, họ tin rằng chim cờ reng á là loài chim của trời, khi ăn xong “thức ăn” của làng thì cả làng sẽ gặp may mắn…
Một thân cây gỗ quý được dành sẵn dưới gầm nhà sàn để làm quan tài lo hậu sự cho người chết.
Cứ như vậy, họ chôn chung những người chết trong làng cho đến khi chiếc quan tài đó đầy xương cốt thì sẽ làm lễ bỏ mả. Và một chiếc mả tập thể mới sẽ xuất hiện khi lại có người trong làng qua đời.
Video đang HOT
Không chỉ chôn tập thể với quan niệm “sống cùng nhà, cùng làng, chết cũng sẽ được chôn cùng mồ”, người J’rai còn tin rằng người chết vẫn có cuộc sống riêng của họ không khác gì người còn sống. Chính vì vậy, họ sẽ chia tài sản cho người đã khuất để cho họ làm ăn ở thế giới mới của mình: “Mỗi người sẽ được chia hai chiếc ghè Yàng, đàn ông sẽ có nỏ, gùi… đàn bà có khung cửi…”, ông Rahlan Djel cho biết.
Những chiếc ghè Yàng của người sống chia cho người chết…
… cả bát ăn cơm và gùi.
Với người J’rai, lễ Bâng thi được tổ chức to không khác gì Tết Nguyên đán của người Kinh, diễn ra hàng tháng. “Bâng” có nghĩa là ăn, “thi” là thi thố.
Mỗi tháng người dân nơi đây đều tổ chức lễ Bâng thi tại khu nhà mả, tùy theo từng làng chọn ngày. Vào ngày này, tất cả người dân trong làng sẽ tập trung tại khu nhà mả của làng; mỗi gia đình mang theo một ghè rượu. Tùy từng gia cảnh, nhà nào giàu góp heo, dê, bò,… nhà nghèo góp gà, gạo… Nhà nào góp nhiều nhất, con vật to và giá trị nhất, nhà đó sẽ được cả làng trọng vọng.
Tiếp đó là cuộc thi nấu ăn, ai nấu ngon nhất sẽ được già làng công nhận và cũng được làng trọng vọng hơn những người khác.
Sau khi những cuộc thi kết thúc, cả làng sẽ tập trung bên những ngôi mộ ăn uống no say và ngủ lại cho đến sáng hôm sau rồi ai lại về nhà nấy, lên rẫy làm việc cật lực để chuẩn bị cho lễ Bâng thi tháng sau.
Ông Djel cho biết thêm: “Sau khi người chết tròn một tháng thì sẽ diễn ra lễ Bâng thi. Lễ Bâng thi của làng mình được tổ chức vào chủ nhật hàng tháng, hộ gia đình nào giàu có sẽ mang một ghè rượu và một con heo, nhà nào nghèo sẽ mang một con gà và một ghè rượu, cho đến khi làm lễ bỏ mả mới thôi. Bâng thi của làng mình kéo dài từ năm 1980 đến nay vẫn chưa hết”.
Phong tục làm lễ Bâng thi của người J’rai theo kiểu “làm cả tháng ăn một ngày” để tưởng nhớ đến người đã khuất khiến đời sống kinh tế của người dân nơi đây đã nghèo lại thêm kiệt quệ.
“Năm 2001 mẹ mình mất, năm 2004 bố vợ mình lại mất tiếp, đều chôn chung một chỗ. Kinh tế nhà mình nghèo khổ hơn, những năm đó mình liên tục làm rẫy bán lúa để mua heo, gà, rượu làm lễ Bâng thi hàng tháng, không có tiền mình còn phải đi vay nợ nữa. Mình làm khổ cực như con trâu đi cày mà vẫn khổ cực, thấy vậy nên mấy năm nay mình không tham gia Bâng thi nữa nên nhà mình mới đỡ hơn.
Mình cũng thấy tổ chức ăn uống ở nhà mả cũng không tốt, rất mất vệ sinh vì ăn cạnh chỗ chôn người chết vi khuẩn và mùi hôi thối bốc lên sẽ không tốt cho sức khỏe” - một người dân J’rai “dũng cảm” bỏ lễ Bâng thi chia sẻ.
Theo Dân Trí
Lạ kỳ những 'nhà ma" mọc sau một đêm
Hầu hết những căn nhà "ma" này không có người ở, được người dân ở thôn 1, xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam dựng lên bằng "công nghệ" siêu nhanh.
Dọc theo tuyến đường Đông Trường Sơn, đoạn tiếp giáp với tuyến đường ĐT 616, chạy dọc theo sông Nước Vin khoảng hơn 300 m, bỗng dưng mọc lên hơn 100 ngôi nhà nằm san sát nhau hai bên đường. Trông những ngôi nhà này giống như một khu đô thị miền rừng, nhưng được mọc lên chỉ sau một đêm.
Hơn 100 ngôi nhà "ma" như thế này dựng lên để chờ đền bù
Hỏi chuyện, người dân ở đây cho biết, họ nghe thông tin tuyến đường Đông Trường Sơn đang chuẩn bị mở ngang qua đây nên tranh thủ xây dựng những căn nhà "ma" này, để chờ đền bù giải tỏa.
Ông Hồ Văn A., một người dân tộc Cadong cho biết, bà con ở đây đã thi nhau dựng những căn nhà như thế. Nhiều gia đình bán trâu, bán bò, thậm chí đi vay nguồn vốn xóa đói giảm nghèo để đầu tư dựng nhà.
Riêng gia đình ông A. dựng được 3 căn nhà. Mỗi căn nhà như vậy theo ông chỉ tốn nguồn kinh phí đầu tư từ 300 đến 500 nghìn đồng. Những căn nhà này được xây dựng bằng những vật liệu "siêu rẻ" được lấy từ rừng, đó là tranh tre, nứa và những tấm tôn mục nát nhặt nhạnh từ đâu đó.
Trẻ em cũng bỏ học tranh thủ dựng nhà "ma" chờ đền bù
Theo tính toán của người dân, nếu tuyến đường mở qua đây, được áp giá đền bù cả nhà và đất, thấp nhất cũng được 2-3 triệu đồng mỗi nhà.
Để kịp "tiến độ" dựng nhà "chạy đền bù", nhiều gia đình đã huy động cả trẻ con phải nghỉ học để dựng nhà.
Do nhà dựng bằng vật liệu "siêu rẻ" và thi công với tốc độ "siêu nhanh", nên một số nhà "ma" đã bị hư hỏng và tốc mái do mưa gió trong những ngày qua.
Theo phong tục của người Cadong, việc làm nhà dọc theo sông suối và triền núi cheo leo là điều cấm kỵ. Thế nhưng, những hộ dân người Cadong "cấp tiến" này đã bất chấp điều cấm kỵ, vẫn làm nhà để chờ đền bù.
Ngoài làm nhà, nhiều hộ dân còn tranh thủ trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như cau, và cây ăn quả khác trên diện tích dọc theo tuyến đường.
Tranh thủ trồng thêm cây để chờ đền bù giải tỏa khi tuyến đường đi ngang qua
Một cán bộ lãnh đạo của UBND huyện nam Trà My cho biết, việc người dân xây dựng những căn nhà "ma" như thế này không phải họ tự ý làm mà có sự móc ngoặc "tay trong tay ngoài" với cán bộ đền bù giải tỏa hoặc sự lôi kéo của một số đối tượng nào đó.
Điều đáng quan tâm, là người dân ào ạt dựng nhà để chờ đền bù giải tỏa, nhưng chính quyền địa phương thì làm ngơ hoặc không hề hay biết.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cho biết, sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng.
Theo Vietnamnet
Ly kỳ hai ngôi nhà ma ở Hà Nội Đã có những chuyện kể về các oan hồn trong những ngôi nhà bỏ hoang. Rất nhiều người quả quyết nói rằng họ đã tận mắt chứng kiến "người cõi âm" hiện về. Căn nhà ma số 138 ở phố Hàng Trống, Hà Nội Đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ và huyền bí về căn nhà này. Những câu chuyện về...